TPHCM: Tiêm đủ 2 mũi vắc xin, nếu mắc Covid-19 bệnh có trở nặng?
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện nay thành phố chưa thống kê trường hợp tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 vẫn nhiễm bệnh và tử vong.
Trên thế giới, trong số người nhiễm có 10% bệnh nặng và tử vong.
Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 của TPHCM diễn ra chiều 12/9, ông Nguyễn Văn Hữu Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã giải đáp thắc mắc: Nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, liệu có nhiễm bệnh và tử vong?
Vắc xin là biện pháp bền vững để chống dịch Covid-19.
Theo ông Châu, khi tiêm vắc xin mũi 1, cơ thể có kháng thể bảo vệ, ngăn chặn khả năng nhiễm bệnh và khi tiêm mũi 2 sẽ tạo đầy đủ kháng thể hơn, bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng.
Video đang HOT
Lý giải việc “không bị bệnh nặng”, ông cho rằng tất cả vắc xin đều bảo vệ cơ thể nhưng không bao giờ đạt tỷ lệ 100% chống nhiễm bệnh. “Tỷ lệ chống nhiễm bệnh dao động từ 70-80%, nghĩa là có 20% trường hợp sau khi tiêm vắc xin xong vẫn nhiễm bệnh” – ông Châu thông tin.
Dẫn chứng từ các thống kê trên thế giới, bác sĩ Châu phân tích: 90% số người tiêm vắc xin mũi 2 không bị bệnh nặng. Nếu bị nhiễm, thì thường không cần điều trị hồi sức tích cực, không cần thở oxy cao áp. Tuy nhiên, 10% còn lại vẫn có thể bệnh nặng và thậm chí tử vong.
“Lý do tử vong thì nhiều, trong đó có việc không phải kháng thể nào cũng bảo vệ cơ thể”, ông Châu lý giải thêm.
Trở lại với tình hình tại TPHCM, Phó Giám đốc Sở Y tế thông tin: Đến nay, thành phố chưa thống kê nên chưa thể công bố tỷ lệ người tiêm vắc xin mũi 2 không nhiễm bệnh hay bệnh nặng.
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Tiêm đủ 2 mũi vắc xin, mắc COVID-19 có tử vong không?
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng khi đã tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, cơ thể sẽ được bảo vệ, nếu nhiễm bệnh sẽ nhẹ, không cần thở oxy.
Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ 10% bệnh nặng và tử vong vì nhiều lý do.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Ảnh: ĐAN THUẦN
Tại buổi họp báo thông tin tình hình COVID-19 ngày 12-9, Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sau khi tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 thì cơ thể sẽ có kháng thể bảo vệ, ngăn chặn khả năng bệnh nặng.
Khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì trong cơ thể có kháng thể đầy đủ hơn, không bị nhiễm bệnh, không bị bệnh nặng.
Bác sĩ Châu cho rằng nói "không" ở đây là nói theo cách dân gian, còn về mặt khoa học tất cả các vắc xin đều có một tỉ lệ bảo vệ nhất định và tỉ lệ này không bao giờ đạt 100%. Tỉ lệ bảo vệ của tất cả các vắc xin hiệu quả hiện nay được Bộ y tế công nhận giao động từ 70-80%.
Như vậy vẫn có 20% sau khi tiêm vắc xin COVID-19 xong vẫn bị nhiễm, riêng chủng Delta có hiện tượng xuyên phá hệ thống miễn dịch nên vắc xin, hệ thống kháng thể của cơ thể không ngăn chặn hoàn toàn được.
Hiện chủng Delta là chủng làm cho rất nhiều người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn bị nhiễm bệnh.
Khi nhiễm bệnh, 90% người đã tiêm 2 mũi vắc xin sẽ được bảo vệ, nhiễm bệnh nhẹ, không cần thở oxy. Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ 10% bệnh nặng và tử vong.
Có nhiều lý do, trong đó không phải trường hợp nào kháng thể cũng có thể bảo vệ được cơ thể trước tác động của virus, với người người lớn tuổi tỉ lệ bảo vệ có thể thấp hơn, khoảng 80-85%.
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19
Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19 . Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.
Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.
Vỡ đại tràng do thụt rửa bằng vòi xịt toilet Cụ bà 82 tuổi, đi ngoài khó nên dùng vòi toilet xịt trực tiếp vào hậu môn, sau đó đau âm ỉ bụng trái rồi đau lan khắp ổ bụng. Các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108, ngày 6/9 thông tin người bệnh có tiền sử táo bón. Người nhà cho biết bà dùng vòi xịt toilet áp lực cao để xịt...