TP.HCM thu phí đậu xe ô tô cao nhất 170.000 đồng
Những ô tô dừng, đỗ lâu sẽ phải đóng phí cao hơn. Cụ thể, mức phí cao nhất 170.000 đồng/ô tô trong 5 giờ đầu tiên.
Sáng 16/3, tại kỳ họp thứ 7 – kỳ họp bất thường HĐND TP.HCM khóa IX, các đại biểu đã thông qua tờ trình của UBND về điều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.
Đại biểu biểu quyết về mức phí mới, áp dụng cho ô tô đậu lòng đường
Cụ thể, từ đầu tháng 6 năm nay, TP.HCM cho phép tăng mức thu phí đối với xe ô tô dưới 9 chỗ và xe tải có tải trọng dưới 1,5 tấn với mức giá giờ đầu tiên là 20.000 – 25.000 đồng tùy theo khu vực và lũy tiến theo giờ đậu.
Mức phí đối với xe ô tô từ 10 chỗ đến 16 chỗ và xe tải có tổng tải trọng trên 1,5 tấn và dưới 2,5 tấn là 25.000 – 30.000 đồng tùy theo khu vực và lũy tiến theo giờ đỗ xe.
Khung giờ đỗ xe từ 6 giờ sáng đến 24 giờ, không thu phí các trường hợp đỗ xe ngoài khung giờ này. Những ô tô dừng, đỗ lâu sẽ phải đóng phí cao hơn. Cụ thể, mức phí cao nhất 170.000 đồng/ô tô trong 5 giờ đầu tiên.
Đối tượng nộp phí là tất cả tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện xe ô tô có sử dụng ứng dụng công nghệ thông minh trong việc quản lý đỗ xe và thu phí.
Về hình thức thanh toán, người đỗ xe có thể thanh toán qua nhắn tin trừ tiền trong tài khoản điện thoại, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ thanh toán nội địa hoặc nạp tiền qua trụ thu tiền tự động.
Mức phí ô tô đậu lòng đường mới cao nhất 170.000 nghìn đồng
Mức thu phí dừng đỗ ô tô dưới lòng đường, vỉa hè như trên cao hơn 20%-25% so với giá giữ xe của các bãi giữ xe tại các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng trên địa bàn TP.
Video đang HOT
Ngoài ra tại kỳ họp này, các đại biểu HĐND. TP còn thông qua, Nghị quyết về điều chỉnh mức tăng thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn; áp dụng mức thu phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp tại cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 5m3/ngày đêm, áp dụng mức thu phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm (theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ – CP).
Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải từ 5m3/ngày đêm trở lên sẽ áp dụng thêm hệ số K về lưu lượng; trong đó cách tính hệ số K là lưu lượng xả thải (m3/ngày đêm) chia cho 5.
Đối với các cơ sở không có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được xác định dựa trên kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc được tính bằng 80% lượng nước sử dụng hoặc thông tin trong một số giấy tờ liên quan. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.
Theo Văn Bình (VNN)
TPHCM tăng phí môi trường, doanh nghiệp "than" cách tính không công bằng
TPHCM mở rộng đối tượng thu phí nước thải công nghiệp và tăng phí, dự kiến thu 60 tỷ đồng mỗi năm (năm 2017 thu 8 tỷ đồng). Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng: Việc đánh đồng chất lượng nguồn xả thải và áp dụng hệ số để tính phí là không công bằng, doanh nghiệp không đủ tiền đóng phí.
Tăng phí, thu 60 tỷ đồng mỗi năm
Ngày 1/3, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TPHCM tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo đề án "điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố".
Đề án tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là một trong 21 nội dung,đề án của UBND TPHCM triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM
Tại hội nghị, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TP cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có gần 2.800 cơ sở sản xuất (thuộc 16 nhóm) đang nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (tổng lưu lượng khoảng 143.430m3/ngày đêm). Năm 2017, thành phố thu được 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các cơ sở y tế có phát sinh nước thải y tế (523 cơ sở, thải hơn 22.260m3/ngày đêm) và cơ sở xử lý chất thải rắn (thải hơn 7.880m3/ngày đêm) lại không thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các cơ sở này có lưu lượng phát sinh nước thải lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng không nộp phí là không công bằng.
PGS.TS Phạm Thành Hổ cho rằng cách tính phí của đề án là cào bằng, tính phí theo lượng nước tiêu thụ là không hợp lý
Do đó, dự thảo đề án đề xuất bổ sung 2 nhóm đối tượng này vào danh sách thu phí nước thải công nghiệp. Ngoài ra, đề án cũng đề xuất tăng cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo hướng thu tăng phí nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp phí và tác động đến hành vi giảm xả nước thải ô nhiễm.
Cụ thể, đối với các cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 5m3/ngày đêm thì nộp mức phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm. Các cơ sở có tổng lượng nước thải từ 5m3/ngày đêm trở lên thì sẽ áp dụng thêm hệ số K về lưu lượng xả thải (K = lưu lượng xả thải/ngày đêm chia cho 5). Đặc biệt, mức phí được tính tăng theo tỷ lệ thuận với hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
Dự kiến, với cách tính phí mới và số cơ sở, doanh nghiệp đóng phí là 3.310 thì mỗi năm thành phố thu về 60 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Mức thu không công bằng, doanh nghiệp lo thiếu tiền đóng phí
Phản biện lại nội dung đề xuất trong dự thảo, đại biểu Tống Hữu Châu - Hội đồng tư vấn khoa học kỹ thuật và môi trường TPHCM - cho rằng cần xem xét lại việc đưa cơ sở y tế, khám chữa bệnh vào diện đóng phí.
Theo ông, trước đây thành phố yêu cầu các bệnh viện lớn xây dựng hệ thống xử lý rồi. Vì vậy, thành phố nên có chủ trương bắt buộc các cơ sở y tế (nếu chưa có hệ thống xử lý nước thải) phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải trong quý 3 hoặc cuối năm 2018. "Trường hợp không xây dựng thì phải đóng cửa", ông Châu đề nghị.
Ông Trần Thanh Hồng cho rằng dự thảo đề án không cẩn thận, tính toán phù hợp sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp
Trong khi đó, PGS.TS Phạm Thành Hổ - ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM (nguyên chủ nhiệm khoa Sinh học ĐH Tổng hợp TPHCM) - cho biết: "Cách tính phí của mình là cào bằng, cứ lấy khối lượng nước mà tính, chứ không tính cái nào độc hại nặng, chất nào nguy hiểm. Mấy cơ sở dệt nhuộm, bắt buộc phải xử lý trước khi thải ra môi trường chứ không phải tính phí theo lượng nước tiêu thụ. Không thể cào bằng như thế".
Theo TS Hổ, đề án đánh giá từng loại chất thải, phân biệt rõ ràng, những loại chất rất độc không được ra môi trường mà xử lý ngay trong cơ sở.
TS Trương Minh Huy Vũ nhấn mạnh rằng dự thảo đề án không nhằm tăng nguồn thu mà điều chỉnh hành vi xả thải
Đồng quan điểm, TS Trương Minh Huy Vũ - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Đại học KHXHNV TPHCM băn khoăn về số lượng cơ sở nằm trong diện "nháy nháy" phải nộp phí xả thải. Theo ông, cần xác định rõ các đối tượng cụ thể và đưa ra mức phí phù hợp cho từng loại đối tượng. Cách thức tổ chức thu để đảm bảo minh bạch nguồn phí, lộ trình thực hiện.
"Dự thảo khi thực hiện không nhằm mục đích tăng thêm nguồn thu mà nhằm điều chỉnh hành vi, ý thức từng cá nhân, đơn vị doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường thành phố", TS Vũ nhấn mạnh.
Vể phía doanh nghiệp, ông Vũ Anh Minh - đại diện công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) - cho rằng, đối với cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có hệ thống mà nước thải đầu ra không đạt chuẩn đều bị áp dụng chung khung mức độ ô nhiễm của ngành đặc thù là không công bằng.
GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn cho rằng nên tính phí dựa trên mức độ gây ô nhiễm chứ không tính theo lưu lượng nước xả thải
Thống nhất ý kiến của ông Minh, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn cho rằng không nên đánh đồng hệ số K và nên xem mức độ ô nhiễm để đánh giá. Một nơi có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn với một nơi có hệ thống nhưng xả thải không đạt tiêu chuẩn nếu đóng phí giống nhau thì không công bằng.
"Phải tính mức độ nguy hiểm ẩn trong hệ số K. Những đơn vị nào hàm lượng nước xả thải ra ít nhưng gây ô nhiễm nhiều thì lúc đó phải tính trên mức ô nhiễm chứ không phải tính theo hàm lượng nước", ông Sơn nói.
Còn bà Lê Bích Loan (Ban quản lý Khu công nghệ cao TP) cho rằng nói thu phí để doanh nghiệp tiết kiệm nước là không thuyết phục mà cần phải khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tiết kiệm nước. Nếu tính theo hệ số K thì doanh nghiệp đóng thêm gần 1,6 tỷ/ năm, gấp 150 lần hiện nay là rất cao. "Doanh nghiệp lấy tiền đâu mà nộp", bà Loan nói.
Bà Lê Bích Loan cho rằng với cách tính phí mới thì doanh nghiệp không có tiền đóng phí
Ông Trần Thanh Hồng (đại diện KCX Tân Thuận), cho rằng làm dự thảo đề án cần dẫn chứng số liệu cụ thể, rõ ràng và không đánh đồng như nhau. Còn dự thảo đề án này, không cẩn thận sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đường lên Yên Tử kẹt cứng, du khách thêu tranh chờ thông đường Ùn tắc giao thông kéo dài khiến nhiều ô tô xếp thành hàng dài nối đuôi nhau trên đường Yên Tử. Nhiều du khách đã phải xuống xe ô tô cuốc bộ lên chùa Yên Tử. 8h sáng 25/2, đường lên Yên Tử bắt đầu ùn tắc kéo dài Sáng 25/2 (tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch), Hội xuân Yên Tử 2018...