TP.HCM thông báo khẩn tìm người đến 3 quán ăn ở Xóm Chiếu
UBND phường 14, quận 4, TP.HCM vừa phát thông báo khẩn tìm người đến quán phá lấu, súp cua, vịt lộn tại hẻm 200 Xóm Chiếu do liên quan ca mắc COVID-19.
Ngày 21/5, UBND phường 14, quận 4, TP.HCM đề nghị những người từng đến các địa điểm gồm quán phá lấu cô Oanh, địa chỉ C200/48 Xóm Chiếu, phường 14 và quán súp cua Hằng, quán vịt lộn Phượng, cùng địa chỉ C200/18 Xóm Chiếu hôm 18/5, lập tức liên hệ khu cách ly cộng đồng, địa chỉ tại 209/43 Tôn Thất Thuyết phường 3, quận 4 đế được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19.
Hình minh họa.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.HCM sáng nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu dừng các sự kiện, nghi lễ tôn giáo quá 30 người; không tập trung quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Phố đi bộ, khu vui chơi, giải trí, công viên… cũng được yêu cầu hạn chế tập trung đông người.
Video đang HOT
Trong ngày 20/5, TP.HCM ghi nhận 3 trường hợp mắc COVID-19 mới trong cộng đồng là BN4780, BN4781, BN4782. Hiện, số trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại thành phố là 276, trong đó 257 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 19 đang điều trị.
5 món ăn vặt xế chiều ở Sài Gòn
Vào buổi chiều muộn, du khách có thể thưởng thức bột chiên, phá lấu, súp cua, ốc các loại và bánh tráng trộn.
Bột chiên
Bắt nguồn từ món ăn của người Tiều, Trung Quốc, bột chiên trở thành đồ vặt yêu thích của người dân Sài Gòn. Nguyên liệu gồm bột gạo, trứng, hành lá và tóp mỡ. Bột thường được chiên trên chiếc chảo lớn, để ngoài mặt giòn nhưng vẫn giữ độ mềm bên trong. Khi thưởng thức, bột chiên bùi ngậy và dễ ăn, bạn có thể cho thêm nước tương, ăn kèm gỏi đu đủ.
Bột chiên được bán với giá khoảng 20.000 - 30.000 đồng một suất. Địa chỉ gợi ý là quán Kim Ngọc, đường Nguyễn Thiện Thuật và quán Đạt Tần trên đường Võ Văn Thành. Ảnh: Phong Vinh.
Bánh tráng trộn
Một bịch bánh tráng trộn cần nhiều nguyên liệu như bánh tráng xé nhỏ, trứng cút, khô bò, xoài thái sợi, rau răm, đậu phộng và gia vị gồm mỡ hành, sa tế, sốt me. Sau khi trộn đều, bánh tráng dần mềm ra, ngấm vị chua, cay, mặn, ngọt. Món ăn này thường được bán ở các vỉa hè với giá 20.000 - 30.000 đồng. Địa chỉ gợi ý là các quán ở đường Nguyễn Thượng Hiền. Ảnh: Teaholic Houston.
Ốc
Chưa ăn ốc thì chưa phải đến Sài Gòn. Đây là món ăn vặt của người dân thành phố vào các buổi chiều, tối. Gọi chung tên gọi là ốc nhưng các quán đều có nhiều món khác nhau. Bạn có thể thưởng thức sò điệp nướng phô mai, ốc xào me, ốc huyết, ghẹ rang me, ghẹ rang muối ớt...
Một số địa chỉ gợi ý là quán ốc mắm sữa, đường Bùi Hữu Nghĩa, quán ốc mầm non đường An Dương Vương, phố ẩm thực Vĩnh Khánh hoặc các quán ở quận Tân Bình, quận 4 và quận 8. Ảnh: Linh Lê.
Súp cua
Trong những ngày gần đây, Sài Gòn trở lạnh với tiết trời mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, món súp cua nóng hổi sẽ là gợi ý thích hợp. Với nguyên liệu chính là thịt cua, món súp còn có thể thêm trứng cút, trứng gà bắc thảo, ngô ngọt, nấm tuyết, bong bóng cá, óc heo, chân gà tùy theo các điểm bán. Khi ăn, thực khách có thể rắc thêm hạt tiêu để món ăn đậm đà hơn.
Súp được bán với giá 20.000 - 40.000 đồng. Các địa chỉ gợi ý là quán cô Lan, đường Lương Nhữ Học; quán cô Bông, chợ Thiếc và gánh súp ở nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Marryderoux.
Phá lấu
Là món ăn gốc Hoa, phá lấu được làm từ thịt bò và nội tạng như gan, lá lách, dạ dày. Trước khi nấu, nguyên liệu sẽ được sơ chế sạch sẽ. Món ăn khiến nhiều người liên tưởng đến thắng cố ở miền bắc nhưng vị dễ ăn hơn do có cốt dừa và chấm với mắm chua cay. Phá lấu chia thành nướng, luộc, có thể ăn kèm bánh mì, mì gói. Món ăn này được bán với giá 20.000 đồng. Bạn có thể thưởng thức ở quán Cô Oanh, đường Xóm Chiếu, mở muộn tới 23 giờ hay phá lấu dì Nũi đường Tôn Đản. Ảnh: Phong Vinh.
Món ăn vặt cho bạn nhâm nhi sau giờ làm Sau tuần làm việc căng thẳng, bạn có thể tự thưởng cho bản thân bằng loạt món ăn chơi như bánh tráng trộn, gỏi khô bò, súp cua... Vào giờ tan tầm, nhiều người ở TP.HCM có thói quen la cà hàng quán, thưởng thức ẩm thực đường phố cùng hội bạn. Trong mùa dịch, thay vì tụ tập nơi đông người, bạn...