TP.HCM thiếu hàng ngàn giáo viên
Ngày 10.11, theo thống kê từ Sở GD – ĐT TP.HCM, địa phương này thiếu hàng ngàn giáo viên ở các bậc học.
TP.HCM đang thiếu hàng ngàn giáo viên – B.T
Ngày 10.11, theo thống kê từ Sở GD-ĐT, TP.HCM thiếu hàng ngàn giáo viên ở các bậc học. Cụ thể, tính đến tháng 6.2021, số giáo viên theo định mức quy định cần có ở bậc tiểu học 20.189, ở bậc THCS là 19.364, ở bậc THPT là 9.920.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê tổng hợp thực tế từ các trường cho thấy số giáo viên hiện có ở bậc tiểu học là 18.863, bậc THCS là 17.231, THPT là 8.522. Điều này đồng nghĩa TP.HCM đang thiếu 4.857 giáo viên, trong đó bậc THCS thiếu nhiều nhất, với 2.133 giáo viên.
Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất hỗ trợ việc di chuyển để chuẩn bị cho công tác tuyển dụng giáo viên – B.T
Trước tình trạng thiếu giáo viên nêu trên, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết các quận, huyện ở TP.HCM đã xây dựng phương án giải quyết ở từng bậc học phù hợp với từng đối tượng.
Cụ thể, các địa phương điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, những giáo viên còn độ tuổi công tác, có năng lực và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu thì tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng 2, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu, môn học tích hợp. Đồng thời, các trường nên ưu tiên bố trí đủ cơ sở vật chất ở bậc tiểu học để dạy 2 buổi/ngày (đủ 9 buổi/tuần) theo quy định.
Video đang HOT
Những giáo viên do sức khỏe, độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác không bảo đảm yêu cầu giảng dạy thì nhà trường xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học (thiết bị, thí nghiệm, thư viện…) hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định.
Được biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và việc di chuyển giữa các địa phương còn nhiều hạn chế, Sở GD-ĐT TP.HCM hồi cuối tháng 9 đã phát đi thông báo tạm hoãn kỳ thi tuyển dụng viên chức năm học 2021 – 2022 cho đến khi có thông mới.
Sở GD-ĐT đề nghị ứng viên dự tuyển thường xuyên vào cổng thông tin điện tử của Sở cũng như phòng giáo dục các quận, huyện để xem các thông báo mới nhất liên quan đến kỳ tuyển dụng viên chức năm học 2021 – 2022.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên hôm 6.10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin hiện còn khoảng 26.000 học sinh của thành phố đang ở các địa phương khác.
Ông Hiếu lưu ý nếu các tỉnh thành đã kết nối giao thông với TP.HCM thì phụ huynh có thể tạo điều kiện để học sinh trở lại TP.HCM học tập.
Trong trường hợp những địa phương chưa kết nối giao thông với TP.HCM, học sinh cũng như giáo viên có nhu cầu trở lại thành phố để giảng dạy, học tập thì có thể báo với nhà trường để tập hợp danh sách và gửi về Sở GD-ĐT. Từ đó, Sở GD-ĐT sẽ xin ý kiến UBND TP.HCM, phối hợp với các sở ngành để tạo điều kiện và hỗ trợ việc di chuyển cho học sinh và giáo viên.
Theo ông Hiếu, việc học sinh, thầy cô trở lại TP.HCM và chuẩn bị cho công tác tuyển dụng giáo viên là những công đoạn trong quá trình chuẩn bị khôi phục việc dạy học trực tiếp vào thời gian tới.
Kế hoạch đón học sinh trở lại trường của các địa phương
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại trường học, đồng thời có hướng dẫn tổ chức dạy học trong tình hình mới.
Nhiều địa phương xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Hải Nguyễn
Tại Khánh Hòa, một số địa phương đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh nên từ ngày 4.10 học sinh đã được trở lại trường.
Theo lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), ngày 4.10, học sinh của một số trường đã đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ. Cụ thể gồm các trường: Tiểu học Khánh Phú, Tiểu học Khánh Phú 1, Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Thị trấn Khánh Vĩnh; THCS Cao Văn Bé, THCS Thị trấn Khánh Vĩnh; THPT Lạc Long Quân.
Đối với Trường Tiểu học Khánh Thành (Khánh Vĩnh) và học sinh cấp 2, cấp 3 ở trên địa bàn xã Khánh Thành, dự kiến đến ngày 18.10 sẽ tổ chức dạy học và cho học sinh đi học trở lại. Đối với bậc học mầm non, các trường dự kiến sẽ cho học sinh đến lớp trở lại vào ngày 1.11.
Tại Bình Thuận, 7 huyện gồm Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và huyện Phú Quý sẽ tổ chức dạy học trực tiếp tại trường từ ngày 4.10; riêng huyện Tuy Phong, TP.Phan Thiết và thị xã La Gi vẫn chưa thể đến trường do dịch bệnh còn phức tạp.
Đối với bậc mầm non, từ 11.10, tùy tình hình ở từng địa phương, dự kiến sẽ cho học sinh toàn tỉnh bắt đầu đến trường.
Tại Quảng Ngãi, 6 huyện là "vùng xanh" gồm Lý Sơn, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ và Mộ Đức đã tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 27.9.
Vào ngày 28.9, Sở GDĐT có thông báo tiếp tục cho 6 huyện, thị xã là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng, Nghĩa Hành và TX.Đức Phổ tiến hành tổ chức dạy trực tiếp từ ngày 4.10. Riêng bậc học mầm non dạy học trực tiếp từ ngày 11.10.
Tại Nghệ An , nhiều địa phương đón học sinh mầm non trở lại trường học từ ngày 4.10. Đơn cử, 26 cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, 71 đơn vị trường học mầm non tại huyện Kỳ Sơn đã đón học sinh đi học trở lại.
Tại Đăk Lăk , từ ngày 4.10, địa phương thuộc "vùng xanh", trẻ 5 tuổi trở lên được đến trường học.
Theo đó, huyện Krông Pắc, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) tạm ngưng việc học trực tiếp từ ngày 5.10 đến khi có thông báo mới. Các nhà trường tiếp tục tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến, hướng dẫn học trên truyền hình hoặc bằng các hình thức phù hợp.
Tại Phú Yên , Sở GDĐT đã có hướng dẫn tổ chức dạy học trong tình hình mới.
Theo đó, các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 bao gồm các cơ sở giáo dục sử dụng làm nơi cách ly y tế thì dạy học trực tuyến/linh hoạt.
Các địa phương thực hiện Chỉ thị 15 tổ chức dạy học trực tuyến/linh hoạt là chủ yếu; đồng thời được tổ chức dạy học trực tiếp theo nhóm nhỏ (không quá 20 học sinh) đối với những trường có nhiều học sinh không đảm bảo điều kiện học trực tuyến.
Đối với các địa phương thực hiện Chỉ thị 19 thì tổ chức dạy học trực tiếp 2 buổi/tuần; chia lớp làm hai, một nhóm học thứ 2, thứ 4, nhóm còn lại học thứ 3 và thứ 5. Các buổi còn lại học trực tuyến/linh hoạt.
Tây Ninh chưa thể dạy học trực tiếp. Trước đó, Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch để ngày 11.10 cho giáo viên, học sinh dạy và học trực tiếp, nhưng căn cứ tình hình dịch bệnh, kế hoạch này chưa thể thực hiện.
Ngày 4.10, Sở GDĐT có Công văn số 3340 gửi cơ sở giáo dục trong tỉnh về việc tiếp tục dạy học trực tuyến. Thời gian học trực tiếp sẽ được công bố sau khi tình hình dịch bệnh kiểm soát và được UBND tỉnh đồng ý.
Tỉnh Bến Tre dừng tổ chức học trực tiếp tại trường từ ngày 4.10.
Do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 3.10, Sở GDĐT tỉnh Bến Tre đã có Công văn 2274 về việc dừng dạy học trực tiếp trong tháng 10, năm học 2021-2022.
Trước đó, theo thống kê ngày 27.9 của Bộ GDĐT, cả nước có 25 địa phương cho phép học sinh được đến trường. 13 tỉnh, thành kết hợp cả dạy trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. 25 địa phương áp dụng hình thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình.
Vĩnh Phúc: Tuyển 28 giáo viên THPT theo chính sách thu hút nhân tài Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa công bố kế hoạch tuyển dụng giáo viên THPT theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Ảnh minh họa Nhằm tạo nguồn xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp THPT và giáo viên giảng dạy các môn chuyên tại Trường THPT Chuyên Vĩnh...