TP.HCM thí điểm chống ngập bằng máy bơm ‘thông minh’
Lãnh đạo TP.HCM đã đồng ý để công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung thí điểm chống ngập bằng phương án gắn máy bơm ly tâm vào cống thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Chiều 28/10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa chủ trì cuộc họp cùng với các sở ngành của thành phố để nghe Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung (Ninh Bình) báo cáo về nội dung thực hiện thí điểm chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh).
Trình bày với lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch Công ty Quang Trung cho biết giải pháp chống ngập chỉ cần đưa máy bơm ly tâm đặt tại một số vị trí mà không cần vớt rác, đào đường lắp cống mới.
Hệ thống có một số ưu điểm như dòng chảy qua hệ thống bơm tăng 10-20 lần so với tự nhiên.
Ông Cường cũng thông tin doanh nghiệp sẽ tự ứng vốn đầu tư cho dự án với nguyên tắc thành công mới được thanh toán tiền, còn không doanh nghiệp sẽ chịu chi phí.
Video đang HOT
Dự toán ban đầu công ty thực hiện dự án khoảng 12 tỷ đồng và sẽ ký quỹ 2 tỷ đồng.
Hệ thống chống ngập của công ty trên thiết kế bằng máy bơm ly tâm có thể hút nước với công suất 96.000 m3 mỗi giờ, hoạt động bằng dầu hoặc điện.
Máy bơm hút nước từ chỗ thấp lên chỗ cao, gắn trực tiếp vào cống thoát nước có sẵn của thành phố.
Về chi phí thực hiện, công ty trên cho biết lắp máy bơm ly tâm chỉ tốn khoảng 10% so với các dự án chống ngập và công tác duy tu.
Cũng tại buổi họp, nhiều chuyên gia chống ngập tại TP.HCM góp ý doanh nghiệp cần tính toán kỹ về giải pháp kỹ thuật, bởi khu vực này nền đất yếu, thường xuyên lún sụt nên khi lực hút quá lớn sẽ kéo theo hiện tượng lún, nứt, sụp cống…
Kết luận buổi làm việc, ông Lê Văn Khoa đồng ý phương án để doanh nghiệp này thực hiện thí điểm tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Ngoài ra ông còn chỉ đạo các sở Giao thông, Khoa học công nghệ và Trung tâm chống ngập thành phố phối hợp hướng dẫn công ty hoàn thiện các thủ tục còn lại cũng như phản biện các yếu tố kỹ thuật cần thiết.
Vị Phó chủ tịch cũng gợi ý công ty Quang Trung có thể tham gia các gói kích cầu của thành phố để có ưu đãi về lãi suất khi vay tiền thực hiện dự án.
Theo Zing News
GS Đức đưa ra ý tưởng chống ngập cho TP.HCM
GS-TS Boris Lehmann (Đức) đưa ra ý tưởng sử dụng mô hình kết hợp để dự báo thời tiết, sau đó dùng mạng lưới để đo đạc mực nước. Từ đó, sẽ có thể mở rộng lưu vực sông để nước thoát nhanh.
Tình hình ngập úng tại TP.HCM hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng
Ngày 23.9, Trường ĐH Việt Đức tổ chức hội thảo tập hợp các ý kiến của các học giả trong lĩnh vực lũ lụt đô thị, nhằm mở ra hướng đi mới cho những nghiên cứu về ứng phó với ngập úng.
Phát biểu tại hội thảo, TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết, tình hình lũ lụt tại TP là do: đô thị hóa, cường độ mưa, nước biển dâng, sụt lún đất và lũ thượng nguồn. Các báo cáo đánh giá tính bền vững trong các kế hoạch kiểm soát lũ lụt trong đô thị hiện có và giải thích lý do tại sao việc kiểm soát lũ lụt vẫn chưa được như mong đợi. Đó là do những trở ngại về mặt kỹ thuật chưa phù hợp thực tế, vấn đề đồng thuận của người dân cũng nhưng các thể chế chưa thật sự thuyết phục người dân.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó phòng Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM nhận xét, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở TP.HCM và những tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến lũ lụt ở khu vực đô thị ngày càng nghiêm trọng.
"Với mục tiêu nhằm góp phần làm giảm bớt các vấn đề ngập úng cho TP, tăng cường không gian xanh đô thị, xây dựng một mô hình đầu tư thực tế và khả thi, vừa qua Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc cũng đã tổ chức chương trình "Thích ứng với biến đổi khí hậu". Chương trình đã nghiên cứu mô hình công viên đa chức năng, kết hợp chức năng hồ điều tiết, tăng diện tích không gian mở và nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân", ông Tuấn cho biết.
GS-TS Boris Lehmann, Giám đốc Viện Kỹ thuật thủy lực và tài nguyên nước - ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức) cũng đưa ra các ý tưởng phòng chống ngập lụt. Theo đó, nên sử dụng mô hình kết hợp để dự báo thời tiết, sau đó dùng mạng lưới để đo đạc mực nước. Từ đó, sẽ có thể mở rộng lưu vực sông để nước thoát nhanh.
"Ưu điểm của phương pháp này, là tạo ra những khoảng không gian ở các dòng sông nhằm dự trữ cho việc thoát lũ. Việc đo đạc và những tác động của biện pháp này sẽ giúp cho các công trình xây dựng thích ứng với lũ, cũng như có thể quản lý lũ lụt cấp độ địa phương. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp một số nhược điểm như: cần phải phát triển các khái niệm an toàn trong mô hình kỹ thuật thủy lực", ông Boris Lehmann nhấn mạnh.
Theo Thanh Niên
Kẹt xe TP HCM: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo Trong 10 năm trở lại đây, tình hình giao thông đô thị của TP.HCM và Hà Nội xấu đi rõ rệt. Vấn đề là: chúng ta càng nói, càng bàn trong các phòng họp, tình hình ngoài đường phố càng tiếp tục xấu đi. Dòng xe nối đuôi nhau trên đường Phan Văn Trị đoạn từ Nguyễn Thái Sơn đến Lê Đức Thọ,...