TP.HCM thêm một ca nhiễm biến chủng Omicron là cụ bà 82 tuổi từ Mỹ về
Một cụ bà 82 tuổi, mắc nhiều bệnh nền, từ Mỹ về TP.HCM ngày 10-1 cho kết quả test nhanh dương tính.
Sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, sức khỏe cụ dần ổn. Kết quả giải trình tự gene cho thấy cụ nhiễm biến chủng Omicron.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 14-1, TS.BS Lê Mạnh Hùng – phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – cho hay bệnh viện đang điều trị một cụ bà 82 tuổi nhiễm COVID-19 và vừa có kết quả giải trình tự gene nhiễm biến chủng Omicron chiều nay.
Cụ từ Mỹ nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 10-1. Xét nghiệm nhanh tại sân bay cho kết quả cụ bà dương tính và được đưa cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức). Các bác sĩ ghi nhận cụ mắc nhiều bệnh nền, cao tuổi và đã xuất hiện triệu chứng khó thở… Lập tức, cụ bà được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới vào chiều cùng ngày.
TS.BS Hùng cho biết thêm, với ca nhập cảnh, chưa loại trừ nguy cơ nhiễm biến chủng Omicron nên bệnh viện đã cảnh giác cao độ và triển khai quy trình tiếp nhận bệnh nhân rất nghiêm ngặt. Bệnh nhân đưa cách ly, điều trị tại một phòng riêng biệt.
“Với tinh thần cảnh giác cao độ, bệnh viện coi bệnh nhân này như nhiễm biến chủng Omicron để có biện pháp phòng ngừa tích cực nhất. Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cụ bà cũng với tinh thần đây là ca nhiễm Omicron để chủ động hơn”, TS.BS Hùng chia sẻ.
Tại thời điểm nhập viện, TS.BS Hùng cho biết, cụ khó thở, mệt mỏi nhiều, hai chân bị phù, nguy cơ chuyển nặng rất cao. Ghi nhận cụ đã tiêm 2 mũi vắc xin Moderna cách đây 2 tháng. Đến nay (ngày thứ 4 nhập viện), sức khỏe cụ dần ổn định, tiếp xúc tốt hơn, có thể tự chăm sóc và sinh hoạt. Hiện các bác sĩ vẫn tiếp tục điều trị cụ theo phác đồ.
Cũng trong chiều nay, kết quả giải trình tự gene do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện cho kết quả cụ bà nhiễm biến chủng Omicron.
Đây là ca nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron thứ 13 tại TP.HCM và là ca thứ 51 trên cả nước.
Video đang HOT
Với 12 ca nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron tại TP.HCM trước đó đều đã xuất viện. Hầu hết đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Ngành y tế đã xét nghiệm trên 2.000 người ngồi cùng chuyến bay, có tiếp xúc gần với 12 ca nhiễm này, kết quả xét nghiệm tất cả đều âm tính.
Từ ngày 1-1-2022, lực lượng y tế phối hợp các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh đối với tất cả trường hợp nhập cảnh ngay tại sân bay.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính: Lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 chuyển người nhập cảnh đến Bệnh viện dã chiến số 12 cách ly, điều trị.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, các hãng hàng không hướng dẫn người nhập cảnh đến điểm kiểm soát để thực hiện các thủ tục rời khỏi sân bay về nơi lưu trú.
F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội: Đâu phải ai cũng hợp tác với ngành y tế...
Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội những ngày gần đây luôn dẫn đầu cả nước. Một con số không ai mong muốn! Áp lực về giám sát, phân loại, điều trị đè nặng lên nhân viên y tế.
Kỳ 1: Quận "cam" đỏ rực F0
Một tháng trở lại đây, từ khi dịch bùng phát mạnh, phường Trung Phụng, quận Đống Đa (Hà Nội) đã ghi nhận hơn 460 trường hợp F0, trong đó có 158 trường hợp đang được điều trị tại nhà. Theo ghi nhận của PV báo Sức khỏe và Đời sống, các trường hợp điều trị tại nhà được nhân viên y tế phường theo dõi sát sao, người dân thực hiện cách ly nghiêm túc.
Nếu là F0 hãy bình tĩnh
BS Nguyễn Thị Thanh Thúy - Trưởng Trạm Y tế phường Trung Phụng cho biết, việc thực hiện điều trị F0 tại nhà được phường thực hiện theo quy trình chặt chẽ. Khi tiếp nhận thông tin khai báo của người dân, sẽ có hai phương án.
Những trường hợp thực hiện test nhanh hoặc PCR tại các cơ sở y tế có kết quả dương tính sẽ được công nhận là F0, lúc đó sẽ báo sang ủy ban, ủy ban phường sẽ thông báo tới các tổ trưởng tổ cộng đồng để thực hiện đánh giá xem gia đình có đủ các điều kiện thực hiện cách ly tại nhà hay không.
Nếu đủ điều kiện, nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe (những trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như ho sốt, sổ mũi, mất khứu giác..) và điều kiện cách ly, từ đó ra quyết định bệnh nhân được điều trị tại nhà hay không, đồng thời cấp phát thuốc. Tất cả quy trình này được hoàn thành ngay trong ngày.
Lấy mẫu xét nghiệm cho một trường hợp tự xét nghiệm phát hiện dương tính tại phường Thổ Quan.
Với những trường hợp tự test nhanh tại nhà phát hiện dương tính phường sẽ thực hiện lấy mẫu lại. Hàng ngày, phường sẽ lấy mẫu xét nghiệm để khẳng định chính xác F0. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm lại người dân sẽ được hướng dẫn tự cách ly tại nhà không tiếp xúc với người xung quanh.
TP Hà Nội đã triển khai phần mềm quản lý theo dõi F0 tại nhà, giúp nhân viên y tế cơ sở có thể nắm chắc tình hình sức khỏe bệnh nhân mà không cần phải đến nhà trực tiếp.
BS Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc TTYT quận Đống Đa giới thiệu phần mềm quản lý F0 tại nhà của Hà Nội
10 giờ sáng hàng ngày, F0 đang điều trị tại nhà sẽ cập nhật tình hình sức khỏe lên phần mềm theo dõi, nhân viên y tế sẽ đánh giá thang điểm qua phần mềm, qua đó sẽ nắm được những trường hợp nào có dấu hiệu chuyển biến nặng sẽ gọi điện kiểm tra thăm hỏi sức khỏe, thực hiện chuyển đến cơ sở y tế điều trị....
Một gia đình có F0 thực hiện cách ly điều trị tại nhà tại phường Trung Phụng.
Theo chị Thúy, trước đây phải đợi kết quả PCR sau đó mới quyết định điều trị tại nhà hay điều trị tập trung, nhiều khi kết quả 2-3 ngày mới có khiến người dân phải chờ đợi lâu nên bức xúc.
Từ khi công nhận kết quả test nhanh thì quy trình được thực hiện nhanh gọn, việc ra quyết định điều trị tại nhà hay chuyển cách ly điều trị tập trung đều được rút ngắn, tất cả người dân đều rất đồng tình, đồng thời cũng giảm áp lực cho nhân viên y tế cơ sở.
Tại phường Thổ Quan, thuộc địa bàn quận vùng "cam" Đống Đa hiện có 116 trường hợp F0 điều trị tại nhà. Ngoài phầm mềm quản lý F0, nhân viên trạm y tế lưu động sẽ gọi điện đến từng hộ gia đình hỏi thăm tình trạng sức khỏe và ghi chú những trường hợp nào có vấn đề sẽ thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên còn những trường hợp khác sẽ dặn dò khi nào có dấu hiệu chuyển biến nặng phải gọi cho nhân viên y tế thông báo.
Tự tăng liều lượng, đòi phải có kháng virus
BS Nguyễn Thu Hương - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Thổ Quan kể, có một số trường hợp là F0 khi cấp phát thuốc tại nhà nhân viên y tế đã hướng dẫn liều lượng cụ thể, nhưng người dân tự ý dùng tăng liều lượng, sử dụng thuốc vô tội vạ khiến men gan tăng cao phải chuyển viện điều trị.
Hay có trường hợp F0 điều trị tại nhà chỉ được cấp phát túi thuốc nhóm A (vitamin, thuốc hạ sốt...) nhưng khi cấp cho người dân họ bảo thuốc đó tự mua được, đòi phải được cấp thuốc điều trị kháng virus.
Tình hình dịch trên địa bàn rất phức tạp. Quận đã thành lập 21 trạm y tế lưu động trên địa bàn 21 phường để quản lý F0 tại nhà. Số lượng F0 trong ngày quá lớn nên đôi khi có tình trạng quá tải ở khu thu dung, người bệnh phải chờ đợi lâu. Từ khi Đống Đa mở khu thu dung tại KTX Đại học Thủy Lợi không còn tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi
BS Ngyễn Đức Tuấn, Giám đốc TTYT quận Đống Đa, Hà Nội
Có những trường hợp tự mua thuốc điều trị COVID-19 trên mạng dùng, nhân viên y tế phải nhắc nhở thường xuyên để tránh xảy ra những điều không hay với sức khoẻ của họ.
Trước thông tin cho rằng, nhân viên y tế thờ ơ, không thăm hỏi sức khỏe người bệnh, BS Hương cho biết, với số lượng F0 điều trị nhà rất lớn như hiện nay nhân viên y tế không có đủ thời gian để gọi điện cho từng trường hợp một mà chỉ tập trung vào một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, có bệnh nền hay bệnh nhân đang có dấu hiệu chuyển nặng. Do vậy, đề nghị người dân cần chủ động gọi cho nhân viên để thông báo tình trạng sức khỏe.
Để giảm tải cho nhân viên y tế cơ sở, mỗi phường có tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà, hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cấp phát thuốc, theo dõi số lượng người nhiễm trên địa bàn...
Theo quy định, nhân lực của tổ này phải đạt các tiêu chí dưới 40 tuổi, không mang thai, nuôi con bú, sử dụng được thiết bị thông minh và đã tiêm vaccine COVID-19...
Tuy nhiên hiện nay, các tổ trưởng tổ dân phố phần lớn là các bác đã nghỉ hưu, nhiều khi con cháu không cho ra đường vì sợ mang bệnh về nhà do vậy tổ này cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho nhân viên y tế cơ sở.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc COVID-19 được phát hiện trên địa bàn thành phố hơn 1 tuần qua liên tục trên ngưỡng 1.300 người. Hà Nội đã vượt kỷ lục của chính mình về số ca mắc mới trong vòng 24 giờ từ khi dịch bùng phát đến nay với 1.704 trường hợp hôm 21/12 vừa qua.
Hà Nam và Nam Định lên tiếng về việc mua kit test của Việt Á CDC Hà Nam mua kit test của Công ty Việt Á để đơn vị khác dùng, còn CDC Nam Định khẳng định việc mua sắm đều đã được thẩm định, phê duyệt. Sáng 23.12, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho biết, tỉnh Hà Nam đang cho kiểm tra, báo cáo rõ việc mua kit test và các vật tư y...