TP.HCM thanh tra toàn diện việc trợ giá xe buýt
Ngày 4.8, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3715 điều chỉnh, bổ sung nội dung Quyết định số 2645 ngày 5.6.2015 về thành lập đoàn thanh tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra toàn diện các mặt quản lý đối với việc trợ giá cho hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP.
Ảnh minh họa
Theo đó, bổ sung thêm 17 thành viên là cán bộ các sở ngành tham gia đoàn thanh tra (trước đó chỉ có 9 thành viên); thời kỳ thanh tra từ năm 2012 – 2014.
Video đang HOT
Văn phòng UBND TP.HCM cho biết hằng năm ngân sách TP chi gần 1.500 tỉ đồng để trợ giá xe buýt. Kết quả thanh tra của Sở GTVT trong năm 2014 cho thấy công tác quản lý nguồn vốn trợ giá này còn hời hợt, lỏng lẻo, nhiều sai phạm, kể cả làm hồ sơ quyết toán khống dẫn đến từ năm 2011 – 2014 chưa quyết toán được.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra chỉ mới dừng lại ở việc phát hiện sai phạm mà chưa đánh giá hết những mặt hạn chế, thiếu hiệu quả, thậm chí “bỏ quên” nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Hà Nội đề xuất lập tuyến xe buýt không trợ giá
Để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước dành cho xe buýt trong nội đô và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách mang vác hàng cồng kềnh, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội vừa kiến nghị Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội lập tuyến xe buýt không trợ giá.
Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đưa ra ý tưởng nghiên cứu xây dựng phương án thí điểm tổ chức tuyến xe buýt nội đô không trợ giá với định hướng đơn vị quản lý sẽ tự hạch toán, tự cân đối chi phí. Tuyến xe buýt không trợ giá kết nối các bến xe khách trong nội thành với nhau, hành khách được mang theo hành lý, hàng hóa (miễn cước hành lý xách tay), có khoang chứa hành lý hàng hóa.
Nhiều tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội bị quá tải vào giờ cao điểm
Theo Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội, hành trình các tuyến xe buýt không trợ giá về cơ bản vẫn theo một số tuyến nội đô hiện có, chạy lệch giờ hoặc điều chỉnh chút ít cho phù hợp với hạ tầng hiện có, được sử dụng hạ tầng phục vụ xe buýt nội đô theo quy định của thành phố. Đối tượng tham gia là các hợp tác xã vận tải và các doanh nghiệp vận tải đã có kinh nghiệm quản lý, điều hành vận tải trên địa bàn Hà Nội, ưu tiên kinh tế tập thể.
Để thực hiện ý tưởng này, trước mắt Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội đề nghị các cơ quan thẩm quyền đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh lại quy định về quản lý xe buýt. Sau khi được phép, Hiệp hội sẽ khảo sát, xây dựng đề án trình Sở GTVT Hà Nội, UBND TP Hà Nội xem xét.
Sau khi nhận được đề xuất trên, đại diện Bộ GTVT đã đề nghị Hiệp hội vận tải TP Hà Nội làm việc với Sở GTVT Hà Nội về đề xuất phương án thí điểm tổ chức tuyến xe buýt không trợ giá.
Ngoài ra, Bộ GTVT còn đề nghị Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu đề xuất trên, từ đó báo cáo Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội theo quy định.
Quang Phong
Theo Dantri
Thành phố chi hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, khách vẫn chê xe buýt Ngân sách TP chi hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm để trợ giá cho xe buýt hoạt động nhưng khối lượng hành khách đi xe đang giảm. Theo đại biểu HĐND TP, tài xế phóng nhanh, vượt ẩu; phụ xe quát nạt khách... là những lý do khiến người dân quay lưng với xe buýt. Ngày 25/6, Đoàn đại biểu Hội đồng Nhân...