TPHCM thành lập trung tâm quản lý giao thông công cộng đầu tiên của cả nước
TPHCM là địa phương đầu tiên thành lập mô hình thống nhất một đầu mối quản lý giao thông công cộng như các thành phố hiện đại trên thế giới. Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP sẽ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh, xe taxi, buýt đường thủy…
Ngày 26/1, Sở Giao thông vận tải TPHCM đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm quản lý giao thông công cộng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.
Ông Bùi Xuân Cường – Giám đốc Sở GTVT TPHCM – cho biết, hệ thống vận tải hành khách công cộng trong tương lai của thành phố sẽ có quy mô lớn hơn hiện nay, cac phương thưc như metro, tramway, monorail, BRT (xe buýt nhanh), xe buýt, taxi các tuyến xe điện, buýt đường sông…
TPHCM mới đưa vào khai thác trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành với nhiều tính năng hiện đại, thân thiện môi trường
Trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2022), hệ thống giao thông công cộng thành phố tiếp tục phát triển và bắt đầu tiếp nhận các mô hình dịch vụ mới (xe buýt nhanh, tuyến metro số 1), Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ đảm nhận công tác quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh, xe taxi, buýt đường thủy…
Từ năm 2023, khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản hoàn thiện theo quy hoạch, tuyến số 1 được khai thác, giao thông công cộng thành phố sẽ đảm nhận từ 20%-30% nhu cầu đi lại của người dân.
“Khi đó, Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ được nâng cấp và trực thuộc UBND TPHCM, bổ sung chức năng nhiệm vụ, trở thành một cơ quan quản lý nhà nước thống nhất một đầu mối quản lý giao thông công cộng, phù hợp với mô hình quản lý giao thông công cộng của các thành phố hiện đại trên thế giới”, ông Cường nói.
Năm 2017 đánh dấu cột mốc quan trọng khi số người sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng so với năm 2016, đồng thời chấm dứt chuỗi nhiều năm liền sụt giảm lượng hành khách.
Video đang HOT
Quốc Anh
Theo Dantri
Vụ sập cầu Long Kiển: Nối nhịp cầu trước Tết Nguyên đán
Sáng 20/1, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM Bùi Xuân Cường chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với UBND huyện Nhà Bè khẩn trương nối nhịp cầu Long Kiển để phục vụ người dân đi lại dịp Tết Nguyên đán 2018.
Ông Bùi Xuân Cường cho biết trước mắt sẽ khắc phục sự cố sập cầu Long Kiển để phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán. Người dân sẽ tiếp tục sử dụng cầu cũ trong thời gian chờ cầu mới thay thế. Cầu cũ có thể sử dụng trong 2 năm nữa.
Cầu Long Kiển xuống cấp chỉ cho xe có tải trọng dưới 3,5 tấn lưu thông. Tuy nhiên, tài xế cho xe có tải trọng 15 tấn qua cầu khiến cầu sập đêm 19/1
Sở GTVT TPHCM đã có kế hoạch xây dựng cầu Long Kiển với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, dự án đã được UBND TP phê duyệt. UBND huyện Nhà Bè đang tích cực triển khai công tác giả phóng mặt bằng để xây cầu mới trong năm 2018.
Cầu Long Kiển nằm trên đường Lê Văn Lương (nối xã Phước Kiểng với xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) là tuyến đường kết nối với tỉnh Long An.
Đây là một trong 4 cây cầu sắt đã xuống cấp từ lâu, việc lưu thông khá khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm. Trước khi xảy ra sự cố sập cầu đêm 19/1, cầu chỉ cho phép cho có tải trọng 3,5 tấn trở xuống chạy qua.
Cầu Long Kiển cũng nằm trên tuyến giao thông thủy của TPHCM, cách đây 3 năm một chiếc xà lan va vào cầu gây hư hỏng nặng.
Hiện trường cầu Long Kiển bị sập đêm 19/1 (ảnh Đình Thảo)
Tình trạng mất an toàn khi lưu thông qua 4 cây cầu sắt đã được cảnh báo từ lâu, tuy nhiên việc thay thế bằng cầu mới vẫn ì ạch trong thời gian vừa qua.
Tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017 của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, người dân huyện Nhà Bè bức xúc, phản ánh tình trạng chậm triển khai xây dựng cầu trên đường Lê Văn Lương. Vấn đề đã được đề cập nhiều lần nhưng chưa được giải quyết tới nơi tới chốn.
Cử tri Nguyễn Văn Ngọc (xã Phước Kiểng) phản ánh, từ năm 2000 đã có kế hoạch làm cầu Long Kiển nhưng cho đến nay vẫn chưa biết khi nào triển khai. Giá đền bù giải tỏa cũng đã 17 năm nên không còn phù hợp, ông Ngọc đề nghị xem xét lại giá cả và ngành chức năng trả lời khi nào làm cầu cho người dân yên tâm.
Trong khi đó, Cử tri Huỳnh Văn Mẫm (xã Nhơn Đức) bức xúc: "2 xã (Phước Kiểng - Nhơn Đức) còn 4 cầu sắt quá yếu, cầu có từ thời Pháp tới giờ. Người dân rất lo khi đi qua cầu, nhất là lúc kẹt xe. Nhiều phụ nữ sợ rơi xuống sông bất cứ lúc nào".
Ông Nguyễn Văn Lưu - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết 4 cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương đều có kế hoạch xây mới. Cầu Rạch Đĩa, Long Kiển sẽ được khởi công sau 6 tháng giải phóng mặt bằng (tức đầu quý III/2018). Trong khi đó, cầu Rạch Tôm, Rạch Dơi đang hoàn chỉnh thiết kế và quý 2/2018 sẽ lập dự án. Ngoài ra, đường Lê Văn Lương cũng sẽ nâng cấp trong năm 2018.
Cấm lưu thông qua cầu Long Kiển để khắc phục sự cố
Lộ trình thay thế:
- Hướng từ tỉnh Long An đi Quận 7:
Lộ trình lưu thông các loại phương tiện: đường Lê Văn Lương - đường Nguyễn Bình - đường Nguyễn Hữu Thọ - đường Phạm Hữu Lầu - đường Lê Văn Lương.
Lộ trình lưu thông xe 2 bánh: đường Lê Văn Lương - đường Nguyễn Bình - đường Đào Sư Tích - đường Lê Văn Lương.
Hướng từ Quận 7 đi tỉnh Long An:
Lộ trình lưu thông các loại phương tiện: đường Lê Văn Lương - đường Phạm Hữu Lầu - đường Nguyễn Hữu Thọ - đường Nguyễn Bình - đường Lê Văn Lương.
Lộ trình lưu thông xe 2 bánh: đường Lê Văn Lương - đường Đào Sư Tích - đường Nguyễn Bình - đường Lê Văn Lương.
Sở GTVT cũng lưu ý người điều khiển phương tiện khi lưu thông phải chấp hành theo quy định của hệ thống tín hiệu giao thông và người điều tiết giao thông trên đường.
Quốc Anh
TheoDantri
Vụ sập cầu ở Sài Gòn: Sẽ đề nghị khởi tố tài xế nếu cố tình chở quá tải Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết nếu Công an điều tra có dấu hiệu tài xế cố tình chở quá tải lưu thông qua cầu Long Kiển gây sập cầu sẽ đề nghị khởi tố để tăng tính răn đe. Tại buổi họp báo về sự cố sập cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè) chiều 20/1, ông Bùi Xuân Cường - Giám...