TP.HCM thành lập tổ chuyên gia tư vấn điều trị COVID-19
Ngày 17-8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết đã có quyết định thành lập Tổ chuyên gia tư vấn điều trị COVID-19, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh đang kiểm tra tình trạng sức khỏe của các ca F0 – Ảnh: THU HIẾN
Tổ chuyên gia có nhiệm vụ tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và Sở Y tế trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc và điều trị cho người mắc COVID-19 theo từng giai đoạn, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong.
Đồng thời, tham mưu trong việc xây dựng mô hình phòng chống dịch COVID-19 trong từng giai đoạn cụ thể.
Ngoài ra, Tổ chuyên gia tư vấn còn tổ chức hội chẩn, tư vấn từ xa và huấn luyện về cách sử dụng trang thiết bị, các phương pháp hỗ trợ hô hấp trong điều trị COVID-19 ở các tầng điều trị (đặc biệt là bệnh viện tầng 3); tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc cho người mắc COVID-19 tại nhà.
Tổ chuyên gia gồm 19 thành viên:
1. Ông Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y tế, tổ trưởng.
2. Ông Trần Diệp Tuấn, chủ tịch hội đồng trường Đại học Y dược TP.HCM, tổ phó.
3. Bà Phạm Thị Ngọc Thảo, phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, tổ phó.
4. Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tổ phó.
5. Ông Nguyễn Thanh Hiệp, hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thành viên.
6. Ông Hồ Thượng Dũng, phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, thành viên.
Video đang HOT
7. Ông Bạch Văn Cam, nguyên chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu TP, thành viên.
8. Ông Nguyễn Anh Dũng, giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thành viên.
9. Ông Trương Quang Định, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, thành viên.
10. Ông Nguyễn Hữu Lân, giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành viên.
11. Ông Trần Vĩnh Hưng, giám đốc Bệnh viện Bình Dân, thành viên.
12. Ông Trần Văn Khanh, giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành viên.
13. Ông Trần Văn Sóng, phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, thành viên.
14. Ông Trần Ngọc Hải, phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, thành viên.
15. Ông Nguyễn Duy Long, giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, thành viên.
16. Ông Huỳnh Nghĩa, phó trưởng khoa y, Đại học Y dược TP.HCM, thành viên.
17. Ông Phùng Nguyễn Thế Nguyên, chủ nhiệm bộ môn nhi, Đại học Y dược TP.HCM, thành viên.
18. Ông Đặng Thanh Tuấn, trưởng phòng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 1, thành viên.
19. Ông Bùi Nguyễn Thành Long, phó trưởng phòng phòng nghiệp vụ, Sở Y tế, thư ký.
Trước đó, ngày 16-8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng ký quyết định thành lập Trung tâm điều phối, đầu tư cơ sở vật chất cho các giường bệnh tại hệ thống cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP.
Trung tâm điều phối giường bệnh có nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi, điều phối giường bệnh, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất cho các giường bệnh tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP.
TP.HCM nâng cấp hệ thống điều trị COVID-19 lên 5 tầng
Để ứng phó với số ca F0 liên tục tăng cao, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định nâng cấp hệ thống điều trị COVID-19 lên 5 tầng so với 4 tầng trước đây, với tầng 1 là cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 tại địa bàn quận huyện.
Các bác sĩ cấp cứu cho một bệnh nhân F0 không có triệu chứng đột nhiên chuyển bệnh nặng - Ảnh: Bác sĩ TỐNG HỒ TỨ PHƯƠNG
Sở Y tế TP.HCM ngày 22-7 có văn bản điều chỉnh kế hoạch thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 trong tình hình dịch bệnh bùng phát lan rộng trên địa bàn.
Theo Sở Y tế, số ca F0 tiếp tục tăng cao, tương ứng số ca nặng, nguy kịch và tử vong tiếp tục tăng. Tính đến hết ngày 21-7, hơn 35.000 trường hợp F0 với 2.106 người bệnh cần hỗ trợ hô hấp và 382 ca tử vong.
Do đó, Sở Y tế điều chỉnh kế hoạch thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 theo hệ thống 5 tầng điều trị, cụ thể như sau:
Tầng 1 là cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 tại địa bàn quận, huyện và TP Thủ Đức. F0 không có triệu chứng, không bệnh nền chưa được điều trị ổn định, không béo phì được cách ly tập trung tại các cơ sở trên địa bàn quận, huyện.
Các cơ sở này sẽ được bổ sung các trang thiết bị cơ bản như: bình oxy, dụng cụ để thở, máy đo nồng độ oxy trong máu, máy thở đơn giản... và có nhiệm vụ sàng lọc F0 không có triệu chứng với kết quả xét nghiệm đủ điều kiện để đưa về giám sát y tế tại nhà hoặc nơi lưu trú theo quy định. Bên cạnh đó, chăm sóc và điều trị ban đầu các F0 có triệu chứng nhẹ. Xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện.
Dự kiến tầng 1 sẽ thu dung khoảng 50% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 2 là bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19, có nhiệm vụ tiếp nhận F0 mới được phát hiện trong cộng đồng, được sàng lọc do có triệu chứng và điều trị các bệnh lý nền kèm theo chuyển đến từ tầng 1. Bên cạnh đó, xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện.
Các bệnh viện này sẽ được bổ sung nguồn oxy lỏng với dụng cụ, trang thiết bị thở oxy, máy thở đơn giản, máy đo nồng độ oxy máu... Dự kiến sẽ thu dung khoảng 27% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 3 là bệnh viện điều trị COVID-19 cho các trường hợp có triệu chứng là những bệnh viện đa khoa hạng 2, được chuyển đổi công năng trở thành bệnh viện điều trị COVID-19 chuyên tiếp nhận, điều trị các trường hợp có triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng.
Tầng 3 sẽ được bổ sung thêm các trang thiết bị, dụng cụ thuốc như bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 nhưng với cơ số thuốc điều trị nhiều loại hơn cho nhiều loại bệnh lý nền đi kèm.
Tầng 3 có nhiệm vụ điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng trung bình và nặng, có hoặc không kèm nhiều bệnh lý nền; hồi sức cấp cứu một số trường hợp chuyển biến nặng, xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện.
Dự kiến tầng 3 sẽ thu dung khoảng 10% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 4 là bệnh viện điều trị COVID-19 có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa, là những bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng 1 được chuyển đổi công năng trở thành bệnh viện điều trị COVID-19 có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa.
Để thực hiện chức năng này, ngoài việc cần thêm các trang thiết bị như tầng 3, tầng 4 cần được bổ sung máy thở chức năng cao, máy lọc máu liên tục; đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc cho điều trị người bệnh có triệu chứng nặng theo phác đồ của Bộ Y tế.
Tầng 4 chịu trách nhiệm điều trị các trường hợp mắc COVID-19 nặng do bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm và hồi sức các trường hợp nặng. Dự kiến tầng 4 sẽ thu dung khoảng 8% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 5 là bệnh viện hồi sức COVID-19. Đây là những bệnh viện được trang bị đầy đủ các phương tiện hồi sức hiện đại, có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp COVID-19 nguy kịch; đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc cho điều trị người bệnh có triệu chứng nặng và nguy kịch theo phác đồ của Bộ Y tế.
Dự kiến tầng 5 sẽ thu dung khoảng 5% trong tổng số trường hợp F0.
Sở Y tế đề nghị tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có để chuyển đổi công năng thành các cơ sở chuyên tiếp nhận và điều trị COVID-19, kể cả trưng dụng các bệnh viện tư nhân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã nâng cấp hệ thống điều trị COVID-19 của thành phố lên 4 tầng điều trị, thay vì 3 tầng điều trị như trước đây.
Mô hình 4 tầng điều trị COVID-19 trước đây của Sở Y tế TP.HCM
TP.HCM: Đưa F0 không triệu chứng ra khỏi các bệnh viện điều trị COVID-19 Hàng ngày, các F0 không có triệu chứng tại bệnh viện điều trị COVID-19 sẽ được bốc ra khỏi bệnh viện, nếu bệnh ổn định sẽ chuyển về các bệnh viện dã chiến. Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 1 túc trực theo dõi bệnh nhân - Ảnh: Bác sĩ NGUYỄN THÀNH TÂM Đó là...