TPHCM tập trung tháo gỡ loạt vấn đề trong ngày đầu cách ly theo Chỉ thị 16
TPHCM đang gặp khó trong việc vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm từ các tỉnh, thành để cung cấp cho người dân.
Chính quyền thành phố đang tập trung tháo gỡ những vấn đề này sau ngày đầu cách ly xã hội.
Trong ngày đầu tiên TPHCM cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, lượng người đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đông đúc trong thời gian ngắn buổi sáng và nhanh chóng bình ổn trở lại.
Các phương tiện lưu thông bên trong thành phố đã giảm so với những ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện tượng ùn ứ vẫn diễn ra tại khu vực đường cao tốc, cửa ngõ với các tỉnh, thành.
Đó là những nhận định của lãnh đạo các sở, ngành tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM chiều 7/9.
Những đoàn xe kẹt dài nhiều cây số trên quốc lộ
Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Nguyễn Quang Phương miêu tả hiện tượng ách tắc là “không thể hình dung được”, “lực bất tòng tâm”… Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung ứng hàng hóa, đảm bảo nhu cầu cho người dân trong đợt cách ly xã hội.
“Đêm qua, có những lúc các đoàn xe chở hàng hóa, nhu yếu phẩm kẹt hàng km trên quốc lộ. Chúng tôi không thể hình dung được tình cảnh này trước đó. Việc cung ứng hàng hóa cho TPHCM từ các tỉnh, thành bị ảnh hưởng lớn trong giai đoạn khó khăn”, ông Nguyễn Nguyên Phương chia sẻ.
Phó Giám đốc Sở Công Thương chia sẻ, dù đã lên các kịch bản trước cho việc biến động giá cả, thị trường trong thời điểm giãn cách xã hội, Sở này vẫn lực bất tòng tâm trước tình huống trên.
Video đang HOT
Lý giải về hiện tượng hàng hóa thiết yếu tăng giá mạnh trước thời điểm TPHCM giãn cách xã hội, ông Phương cho rằng, nguyên nhân liên quan gồm việc điều chỉnh giá xăng dầu, đóng cửa chợ đầu mối, thay đổi phương thức vận chuyển dẫn đến chi phí sản phẩm tăng.
Ngoài ra, do thời gian kiểm dịch tăng lên cũng khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, giá cả một số mặt hàng tại TPHCM tăng mạnh trước thời điểm cách ly xã hội có nhiều nguyên nhân.
Với việc nhu cầu tích trữ của người dân tăng cao, sức mua lớn dồn lên hệ thống phân phối tại các chợ khiến tiểu thương đẩy giá trong thời điểm khách đông mà hàng thiếu. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trong một số thời điểm nhất định và nhanh chóng được xử lý, bình ổn.
“Thanh tra Sở cùng các phòng chức năng sẽ tăng cường đi thực tế và phối hợp Cục Quản lý thị trường tập trung rà soát các chợ truyền thống, xử phạt nghiêm các trường hợp lợi dụng khó khăn của dịch bệnh để đẩy giá”, lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM nhấn mạnh.
Để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân, trong trường hợp các khu chợ bị đóng cửa, Sở Công Thương đã yêu cầu các địa phương tìm ngay mặt bằng gần đó để tổ chức các điểm bán hàng lưu động. Việc cung cấp hàng hóa được thực hiện theo phương thức tổng hợp nhu cầu của người dân để mang tới những mặt hàng phù hợp, đúng giá.
Nhiều xe tải phải quay đầu trên cao tốc
Tại buổi họp báo, đại diện Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, số liệu của hệ thống giám sát ngày 9/7 cho thấy, lượng phương tiện tại các tuyến đường chính trên địa bàn đã giảm khoảng 15%. Xe chở hàng hóa ra vào các cảng cũng giảm 10% so với những ngày trước.
“Một số thời điểm, cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây ùn tắc khoảng 2 km, nhiều xe phải quay đầu khiến giao thông ùn ứ. Nguyên nhân có thể do người dân chưa chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định mới”, đại diện Sở GTVT TPHCM thông tin.
Các cửa ngõ cao tốc tại TPHCM kẹt hàng km tại nhiều thời điểm trong ngày đầu cách ly xã hội (Ảnh: Nguyễn Quang).
Bên cạnh đó, Sở đã làm việc với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ cùng các bộ, ngành về việc tạo điều kiện cho các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu của thành phố. Thời gian qua, một số phương tiện chở hàng hóa từ các tỉnh, thành miền Tây về TPHCM bị giữ lại tại các tỉnh, do yêu cầu mới về giấy xét nghiệm.
Để tháo gỡ khó khăn này, Sở GTVT TPHCM đã báo cáo với Bộ GTVT, Bộ Y tế về các phương án như thay đổi thời hạn quy định đối với giấy xét nghiệm, tạo luồng vận chuyển thông thoáng hàng hóa về TPHCM.
“UBND TPHCM đã có văn bản gửi các tỉnh, thành đề nghị phối hợp hỗ trợ tạo luồng xanh cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu. Hy vọng thời gian tới, phương án mới sẽ khiến hàng hóa chuyển về thành phố thuận lợi, đáp ứng nhu cầu người dân trong thời gian cách ly xã hội”, Sở GTVT cho hay.
Ngoài ra, ngành giao thông thành phố cũng lưu ý thêm, giấy nhận diện không phải là điều kiện bắt buộc cho toàn bộ phương tiện trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16. Giấy nhận diện này được sở cung cấp cho các doanh nghiệp có lượng hàng hóa lớn, xe chuyên chở công nhân, chuyên gia.
Từ 0h ngày 9/7, TPHCM đã áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn địa bàn. Theo quyết định của UBND thành phố, biện pháp này sẽ được duy trì trong 15 ngày tới.
“Cả hệ thống chính trị và người dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của dịch Covid-19, việc kiểm soát dịch bệnh đứng trước nhiều thách thức. Để nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid-19, TPHCM xác định cần làm quyết liệt hơn và xem đây là cuộc chiến thật sự. Thành phố sẽ hy sinh lợi ích ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn, nâng cao thêm một mức trong công tác phòng, chống dịch Covid-19″, Chủ tịch UBND TPHCM công bố.
Quảng Bình: Tiêu hủy gần 2 tấn thực phẩm đông lạnh không đảm bảo vệ sinh
Sáng 28/5, thông tin từ Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình, cơ quan này vừa phối hợp tổ chức tiêu hủy gần 2 tấn thực phẩm được tịch thu do không đảm bảo chất lượng vệ anh an toàn.
Theo đó, chiều 26/5, tại bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch (Quảng Bình), Cục QLTT Quảng Bình đã chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan gồm: Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, tiến hành tiêu hủy tang vật, hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu.
Hà Tĩnh: Tiêu hủy hơn 5 tấn nội tạng động vật đã bốc mùi hôi thối
Hội đồng tiêu hủy tỉnh Quảng Bình đã lập phương án tiêu hủy bằng phương pháp đào hố, rải vôi bột xuống đáy hố và trên bề mặt bao chứa sản phẩm động vật, phun thuốc sát trùng, sau đó lấp đất đầm chặt.
Số thực phẩm tiêu hủy gồm: 750kg đùi gà góc 1/4 đông lạnh xuất xứ Hàn Quốc, 1.141,648kg thịt lợn đông lạnh các loại xuất xứ Nga và 40,94kg thịt ba chỉ bò đông lạnh xuất xứ Canada do Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình phát hiện và bắt giữ.
Việc tiêu hủy tang vật và xử lý toàn bộ số thực phẩm được thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Xây dựng "bản đồ chung sống an toàn với Covid-19" tại các nhà máy, cơ sở sản xuất Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chiều 12/5, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá... Chiều 12/5, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT/BCT về việc thực hiện các...