TP.HCM tập trung chống ngập
Ngày 24.9, chủ trì cuộc họp kinh tế – xã hội từ tháng 1 – 9.2015 trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân yêu cầu các sở ngành chức năng, quận, huyện tăng cường giải pháp, tập trung nhiệm vụ chống ngập, ùn tắc giao thông…
Ảnh minh họa
Theo ông Quân, lãnh đạo TP luôn nỗ lực giải quyết việc xóa ngập, giảm ngập nhưng kết quả còn hạn chế. Việc ngập nước, kẹt xe trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể thoát nước, chống ngập úng trên địa bàn TP.HCM mà Chính phủ đã phê duyệt, TP tiếp tục triển khai chương trình chống ngập và xem đây là 1 trong 7 chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Cũng tại cuộc họp, ông Quân cho biết tính từ đầu năm đến nay, TP thu hút vốn đầu tư đạt kết quả khả quan, trong đó vốn của các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại TP lên đến khoảng 1,5 tỉ USD.
Video đang HOT
Cũng vào ngày 24.9, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo nội dung kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín tại cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện các Quy hoạch thoát nước và chống ngập úng TP. Theo đó, lãnh đạo TP yêu cầu các sở – ngành, đơn vị có liên quan phải tập trung, nâng cao trách nhiệm và chủ động hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, sớm triển khai thi công đưa dự án vào khai thác sử dụng. Cụ thể: đối với Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư, UBND TP giao Sở Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trình UBND TP phê duyệt trước ngày 7.10.2015. Về Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm và xây dựng hệ thống cống thu gom cho 4 nhà máy xử lý nước thải, ông Tín giao Sở Kế hoạch – Đầu tư báo cáo và đề xuất UBND TP trong tháng 9.2015.
Tân Phú – Đình Mười
Theo Thanhnien
Thủ tướng yêu cầu TP HCM giải quyết ngập nước
Tốn hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng việc chống ngập vẫn chưa hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu TP HCM phải giải quyết tình trạng này trong 5 năm tới, trước hết là tập trung khắc phục ở khu trung tâm.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TP HCM là đầu tàu về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, tập trung đông dân cư của cả nước. Tuy nhiên, do cốt nền thấp, kết cấu hạ tầng thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu nên nơi này thường xuyên bị ngập khi mưa lớn, triều cường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Thủ tướng yêu cầu TP HCM phải giảm ngập ở khu vực trung tâm trong 5 năm tới. Ảnh: An Nhơn.
Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên mưa lớn, triều cường cao xảy ra thường xuyên hơn, nguy cơ ngập tại TP HCM sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, thành phố phải tập trung giảm ngập, tạo chuyển biến rõ rệt trong 5 năm tới, trước hết là ở khu trung tâm.
TP HCM được yêu cầu phải quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ và xây dựng các hồ điều hòa, vùng chứa nước; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh rạch để tiêu thoát nước nhanh khi mưa lớn. Đồng thời, tăng cường quản lý, hạn chế việc khai thác nước ngầm tránh nguy cơ sụt lún.
Thủ tướng đồng ý bổ sung các cống Phú Định và Cây Khô vào Quy hoạch thủy lợi chống ngập để kiểm soát triều, phát huy hiệu quả đối với vùng Nam Sài Gòn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao phối hợp với UBND TP, UBND tỉnh Long An nghiên cứu, bổ sung giải pháp chống ngập.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao các Bộ, ngành và UBND TP phối hợp, tập trung giải quyết nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án thoát nước và chống ngập...
Theo thống kê những năm qua, TP HCM đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để nạo vét, cải tạo, nâng cấp gần 2.600 km cống thoát nước, 60 km kênh rạch, củng cố đê bao, bờ bao, xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè, triển khai xây dựng một số Nhà máy xử lý nước thải, hồ điều hòa, góp phần giảm 62 điểm ngập úng (từ 95 còn 33 điểm ngập).
Tuy nhiên, việc thực hiện các quy hoạch còn rất chậm do thiếu nguồn vốn đầu tư, vướng mắc trong giải tỏa mặt bằng nên tình trạng ngập do triều chậm khắc phục (mới cải tạo được 43% hệ thống cống thoát nước, 12% kênh rạch, xây dựng được 1 trong 10 cống kiểm soát triều).
Từ năm 2013 đỉnh triều cường tại Phú An đã đạt mức lịch sử 1,68 m, năm 2011 đến 2014 đã xuất hiện 76 lần đỉnh triều cao trên 1,5 m, trong khi 63,5% diện tích thành phố có cao độ dưới 1,5 m nên tần suất ngập úng khi triều cường tăng nhanh.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM cần 100.000 tỷ đồng để chống ngập Trong 5 năm tới thành phố xây nhiều công trình thoát nước, cống kiểm soát triều, hồ ngầm điều tiết... nhưng các chuyên gia cho đây là phương án "cấp cứu tạm thời". Trong kế hoạch chống ngập trên khu vực rộng 550 km2, giai đoạn 2016-2020, TP HCM tiếp tục thực hiện Quy hoạch 752 và 1547 Thủ tướng đã phê duyệt...