TP.HCM: Tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải
Ngày 23-9, tổ chuyên đề thuộc Thanh tra giao thông, Sở GTVT TP đã mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn TP.
Theo đó, thanh tra sở tiến hành kiểm tra các hành vi vi phạm như dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách và các điều kiện an toàn khi tham gia vận tải hành khách. Đợt cao điểm được triển khai từ ngày 23-9 đến hết tháng 10.
Trong đợt kiểm tra này, tổ chuyên đề đảm nhiệm kiểm tra, xử lý các tuyến đường thuộc địa bàn các quận 1, 5, 10. Cụ thể là ở một số tuyến đường như Nguyễn Thái Bình, Lê Thị Hồng Gấm, Võ Văn Kiệt, Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Thanh, Ba Tháng Hai…
Trong ngày đầu ra quân, tổ chuyên đề đã lập biên bản với 14 trường hợp. Ảnh: ĐÀO TRANG
Ông Phạm Lê Lâm, Phó đội trưởng Đội tham mưu, Thanh tra Sở GTVT, cho biết sau đợt dịch COVID-19, hoạt động giao thông vận tải bắt đầu quay trở lại. Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn TP ổn định, Thanh tra giao thông đã thành lập tổ chuyên đề để kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.
“Sở dĩ thanh tra sở lựa chọn các tuyến đường trên để tiến hành kiểm tra do đây là những tuyến đường có lượng phương tiện vận tải lớn, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải và có nhiều hành vi vi phạm” – ông Lâm cho biết.
Video đang HOT
Trong ngày đầu ra quân, tổ chuyên đề đã lập biên bản và xử lý 14 vụ với số tiền phạt hơn 20 triệu đồng.
Doanh nghiệp thất vọng vì gói hỗ trợ COVID-19 không giúp được nhiều
Trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh lao động do không đảm bảo được dòng tiền.
Tuy nhiên, theo khảo sát, các doanh nghiêp không còn hào hứng đưa ra các kiến nghị về giải pháp hỗ trợ như trước. Thậm chí, đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi.
Đồng loạt cắt giảm lao động vì...bí tiền
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa tiến hành khảo sát ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 đến cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả cho thấy tác động dịch bệnh lần này đặc biệt lớn.
Theo Ban IV, có 20% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, đã phải dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể và chỉ 2% tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tình hình hiện nay và 6 tháng tới là không có khách hàng/đơn hàng/hợp đồng. Trong khi việc đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn (chiếm 72%) cũng như trả tiền vay ngân hàng cả gốc và lãi (chiếm 53%) là những gánh nặng lớn tiếp theo đè lên doanh nghiệp.
Theo khảo sát, ngành du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các doanh nghiệp, đại lý tour, bán vé... sa thải phần lớn lao động
Theo kết quả khảo sát, có tới 76% doanh nghiệp cho biết hiện không cân đối được thu chi, trong đó hơn một nửa doanh nghiệp có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ 7% doanh nghiệp trả lời có dòng tiền đáp ứng trên 75% chi phí.
Ban IV cho rằng, trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần hai, số lượng doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động kinh doanh trong các tháng tiếp theo của năm 2020 sẽ tăng mạnh. Đồng thời, nếu số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không cơ cấu lại được hoạt động sản xuất, kinh doanh và bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài thì dự báo số lượng doanh nghiệp chờ giải thể có thể tăng cao tương ứng khoảng 40% vào các tháng cuối năm và đầu năm tới.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này cũng khiến hơn 47% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải cắt giảm lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp cắt giảm trên 50% lao động chiếm tới 1/3 số doanh nghiệp trả lời. Ngành du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các doanh nghiệp siêu nhỏ/nhỏ làm dịch vụ đại lý tour, bán vé thì phần lớn sa thải 100% lao động. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sa thải khoảng 80% còn con số của những doanh nghiệp du lịch lớn trung bình ở khoảng 40 - 50%.
Thất vọng vì chính sách hỗ trợ chậm trễ
Trước tình hình trên, hầu hết các doanh nghiệp và hiệp hội đều đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, thực hiện các gói chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 6 - 12 tháng tới.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội dành cho người lao động, và cắt giảm mạnh các quy trình, thủ tục hành chính và các điều kiện bất hợp lý, đẩy mạnh trực tuyến quá trình này để doanh nghiệp và người lao động tiếp cận chính sách thuận lợi hơn.
Ban IV cho biết, một vấn đề hết sức đáng lưu tâm là đã có sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp và hiệp hội về hiệu quả của các chính sách đã ban hành cũng như hướng đề nghị các chính sách mới.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự thất vọng vì kiến nghị chính sách hỗ trợ nhiều lần mà gần như không có thay đổi
Doanh nghiệp cho biết còn khó tiếp cận các chính sách bởi nhiều điều kiện chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi. "Họ không còn hào hứng đưa ra giải pháp, kiến nghị cho Chính phủ và thậm chí đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì "kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi". Đây cũng là một phần hệ luỵ của việc nhiều doanh nghiệp đang chịu thiệt hại nặng bởi dịch. Đứng trước áp lực về dòng tiền, về sự bất định tương lai khiến góc nhìn của doanh nghiệp có xu hướng tiêu cực hơn", Ban IV chỉ rõ.
Ban IV đề xuất chính sách Chính phủ trong gói hỗ trợ tới đây cần hướng tới việc củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp. Quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp làm ưu tiên hàng đầu.
Thay vì các chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp đã kiệt quệ và đổ vỡ thì nên hướng tới những chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để cân đối, sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu nhằm duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Hà Nội: Tăng cường cắt tỉa, thay thế cây sâu mục Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Công văn số 7785/SXD-HT về tăng cường công tác cắt tỉa cây xanh, thay thế cây sâu mục, gia cố cọc chống để phòng ngừa, hạn chế tình trạng cây gãy đổ sau mưa giông, gió lốc trên địa bàn Thành phố. Ảnh minh họa Để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho...