TP.HCM tăng cường hơn 1.200 nhân viên y tế để tiêm vaccine Covid-19
Sở Y tế TP.HCM có công văn hỏa tốc yêu cầu giám đốc các bệnh viện trên địa bàn bổ sung 240 đội tiêm vaccine Covid-19, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ trong ngày 24/6.
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, việc tăng cường này nhằm đảm bảo năng lực tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 của ngành y tế, đúng tiến độ và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe người dân thành phố.
Các bệnh viện được yêu cầu bổ sung nhân sự gồm: Bệnh viện Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Nguyễn Trãi, An Bình, Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, Từ Dũ, Bình Dân, Ung bướu, Chấn thương Chỉnh hình, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt, Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố.
Mỗi đội tiêm có tối thiểu 5 nhân sự có trình độ chuyên môn theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế để thực hiện, gồm một bác sĩ khám sàng lọc, 2 nhân sự tiêm vaccine, một bác sĩ và điều dưỡng phụ trách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm.
Nhân viên y tế Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp tiêm vaccine cho người dân ở quận 8. Ảnh: Duy Hiệu.
Video đang HOT
Ngoài ra, các đơn vị cần cử thêm lực lượng hỗ trợ công tác hành chính (tiếp nhận, cấp giấy xác nhận…). Mỗi đội tiêm mang đầy đủ vật tư và thiết bị y tế phục vụ tiêm chủng.
Nhằm đảm bảo an toàn trong xử trí tình huống cấp cứu do phản ứng sau tiêm vaccine, Sở Y tế TP.HCM huy động Trung tâm Cấp cứu 115 cùng toàn bộ bệnh viện trên địa bàn thành phố tổ chức các kíp cấp cứu cùng phương tiện, xe cứu thương phụ trách tất cả điểm tiêm chủng tại cộng đồng.
Theo chỉ đạo, thành phố tổ chức 22 kíp cấp cứu (mỗi kíp gồm một bác sĩ, 1-2 điều dưỡng, một tài xế) và xe cứu thương thường trực được triển khai tại điểm tiêm. Họ có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ tổ tiêm chủng phụ trách theo dõi phản ứng sau tiêm sau khi xử trí tại chỗ, nếu cần hỗ trợ chuyển viện an toàn.
Ngoài ra, quy trình báo động đỏ của các bệnh viện luôn sẵn sàng khi nhận được tín hiệu. Sở Y tế giao Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ hoạt động cấp cứu cho chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Phải đảm bảo an toàn trên từng mũi tiêm vaccine'
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết chỉ một sai sót từ nhân viên y tế khi không may người được tiêm xảy ra tai biến, sinh mạng của họ có thể bị đe dọa.
Sáng 19/6, tại buổi tập huấn trực tuyến tiêm vaccine Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: "Sau mỗi mũi tiêm là sức khỏe, sự an toàn và đôi khi cả tính mạng của người được tiêm. Do đó, chúng tôi để nghị các y bác sĩ, nhân viên y tế tập trung cao độ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của chuyên gia trong công tác chuẩn bị, tiêm, xử trí sau tiêm và đặc biệt là khi có tai biến xảy ra".
Theo ông, chỉ một sai sót từ nhân viên y tế khi không may người được tiêm xảy ra tai biến, sinh mạng của họ có thể sẽ bị đe dọa. "Bởi vậy, chúng ta cần đảm bảo tiêm mũi nào, an toàn mũi đó", Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Một nhân viên làm việc tại Khu Công nghệ cao ở TP.HCM được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá tiêm chủng vaccine Covid-19 là biện pháp quan trọng, căn cơ, lâu dài nhằm đẩy lùi đại dịch. Đây là sự đầu tư lớn của Đảng, Chính phủ và toàn dân để thực hiện mục tiêu kép.
Từ giữa năm 2020, Bộ Y tễ đã tích cực vào cuộc, đàm phán mua và nhập khẩu, nghiên cứu, tìm mọi cách để đưa vaccine về phục vụ người dân. Tới đây, Việt Nam sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất từ trước đến nay.
"Bên cạnh các điểm tiêm chủng cố định, Bộ Y tế sẽ tổ chức thêm các điểm tiêm lưu động tại nhà máy, xí nghiệp, vùng sâu, vùng xa để đảm bảo tiêm vaccine Covid-19 cho toàn dân", Thứ trưởng Thuấn cho hay.
Trong buổi tập huấn, Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, xác định lại mục tiêu của Việt Nam là phải tiêm cho trên 75% người dân để đạt miễn dịch cộng đồng.
"Việt Nam có hơn 100 triệu dân. Như vậy, để có được miễn dịch cộng đồng, chúng ta sẽ phải hoàn thành tiêm cho khoảng 70-75 triệu dân, mỗi người 2 mũi, tổng số mũi tiêm là 140-150 triệu. Dù số lượng lớn, mỗi mũi tiêm đều phải an toàn", ông Khuê nhấn mạnh.
Cục trưởng cho biết thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức tiêm được khoảng 2 triệu liều vaccine Covid-19. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang đặt ra mục tiêu hoàn thành đủ số mũi tiêm để có miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.
"Số lượng tiêm nhiều, thời gian gấp rút nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn là thách thức rất lớn của ngành y tế. Dù vậy, chúng ta vẫn phải tuyệt đối đảm bảo tiêm nhiều, nhanh nhưng tỷ lệ tử vong, tai biến thật nhỏ, thậm chí không được để xảy ra", PGS Lương Ngọc Khuê nói.
Vị lãnh đạo này cũng khẳng định vaccine Covid-19 là "quả đấm thép" với dịch. Chiến dịch tiêm chủng lần này cũng hoàn toàn khác so với vác đợt tiêm chủng trước đây.
Nữ nhân viên Bệnh viện Đà Nẵng sốc phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19 Nữ nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng đang được hồi sức tích cực, hỗ trợ thở máy do bị sốc phản vệ sau khi tiêm xong mũi vaccine COVID-19. Ngày 10/5, trả lời VTC News , bác sỹ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, nữ nhân viên y tế của bệnh viện sốc phản vệ sau...