Tp.HCM tái khởi động dự án ngàn tỉ đồng nối Bình Chánh vào khu trung tâm
Mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Tp.HCM có tờ trình gửi UBND TP đề xuất phương thức đầu tư dự án cầu đường Bình Tiên theo hình thức PPP – hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).
Đây là dự á kết nối quận Bình Chánh với quận 6, quận 8 được Sở GTVT Tp.HCM đề xuất tái triển khai sau 4 năm trì hoãn.
Lộ trình tuyến đường xuất phát từ điểm giao nhau giữa đường Bình Tiên với đường Phạm Văn Chí (quận 6); điểm cuối tại đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) với tổng chiều hơn 3,2km, rộng từ 30-40m.
Tuyến đường băng qua đường Võ Văn Kiệt, kênh Tàu Hủ, đường Cây Sung, kênh Đôi, đường Tạ Quang Bửu và tiếp tục đi theo hướng của đường 21 khu dân cư Bình Hưng và kết nối vào đường Nguyễn Văn Linh. Đây là dự án thuộc danh mục công trình giao thông đường bộ ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030 của TP.
Hiện giao thông kết nối từ quận 6, trung tâm TP với khu đô thị Nam Sài Gòn, quận 8, huyện Bình Chánh… chủ yếu đi qua cầu: Nguyễn Văn Cừ, Chữ Y, Nguyễn Tri Phương và cầu Nhị Thiên Đường. Tuy nhiên, hệ thống cầu đường khu vực này đã quá tải nên thường xuyên ùn tắc, đặc biệt vào các giờ cao điểm.
Tuyến đường mới không chỉ giải quyết tình trạng ùn tắc, mà còn tăng cường liên kết vùng giữa Tp.HCM với các tỉnh ĐBSCL qua tuyến quốc lộ 50 (đang triển khai mở rộng), đường Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 1, cao tốc Bến Lức – Long Thành, vành đai 3 Tp.HCM.
Được biết, dự án xây dựng cầu, đường Bình Tiên được phê duyệt đầu tư theo hình thức BT vào năm 2011 với tổng mức đầu tư 2.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn trong bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư nên dự án chưa được triển khai.
Năm 2016, Tp.HCM kiến nghị Thủ tướng tách dự án này thành 2 thành phần độc lập: đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến Tạ Quang Bửu dài 1,4 km, kinh phí 1.853 tỉ đồng và đoạn từ Tạ Quang Bửu đến Nguyễn Văn Linh, dài 1,8 km, kinh phí hơn 750 tỉ.
Video đang HOT
Dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư và đơn vị thực hiện tự bố trí vốn cho cả phần giải phóng mặt bằng.
Năm 2018, khi Trung ương chủ trương dừng dự án BT, thành phố cũng cho dừng các công trình theo phương thức này này để rà soát.
Mới đây, lãnh đạo TP.HCM đã giao các sở ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án khác để đầu tư.
Loạt dự án hạ tầng tỷ đô đang hoàn thiện: "Đòn bẩy thép" cho bất động sản khu Đông sôi động
Vài năm gần đây, diện mạo đô thị của phía Đông Hà Nội liên tục "thay da đổi thịt" với tốc độ chóng mặt.
Sức bật mạnh mẽ từ những "đòn bẩy thép" trong quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đang từng bước đưa phía Đông trở thành trung tâm mới của Hà Nội, thu hút đông đảo cộng đồng cư dân văn minh quốc tế đến sinh sống và làm việc.
Sở hữu lợi thế quỹ đất dồi dào, địa hình cao ráo, hạ tầng quy hoạch rõ ràng, vị trí liền kề các quận trung tâm nội đô Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, phía Đông Hà Nội có đầy đủ lợi thế để trở thành khu vực năng động, sầm uất mới. Theo quy hoạch, khoảng cách với khu trung tâm sẽ ngày càng trở nên thuận tiện hơn với kế hoạch xây dựng những cây cầu mới cùng các tuyến đường nối vào các trục cao tốc lớn.
Dồn dập cầu mới bắc qua sông tạo trục kết nối thông suốt cho khu Đông
Ngoài các cây cầu hiện hữu như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Thăng Long, Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong tương lai gần. Trong đó, khu Đông sẽ có 4 cây cầu nghìn tỷ: cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở.
Cụ thể, Cầu Ngọc Hồi nối đường vành đai 3.5 (Hoàng Mai) với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Gia Lâm) có tổng mức đầu tư 4.881 tỷ, quy mô 6 làn xe chạy, chiều dài 13,8km. Cầu Mễ Sở nối đường vành đai 4 (Thường Tín) với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Gia Lâm) cũng có tổng mức đầu tư dự kiến 4.881 tỷ, chiều dài 13,8km.
Đặc biệt, mới đây thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo với tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Theo đó, cây cầu này có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm); điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, Long Biên).
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành được 60%.
Ngoài 3 cây cầu trên, Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công từ năm 2020 hiện đã đạt hơn 62% tiến độ, dự kiến có thể khánh thành vào quý 3 năm sau. Đây là cây cầu nằm song song cầu Vĩnh Tuy 1, trị giá khoảng 2.538 tỷ đồng, nối điểm đầu từ đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) với điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).
Có thể nói, những cây cầu mới bắc qua sông Hồng được ví như những "đòn bẩy thép" giúp thị trường bất động sản phía Đông bứt phá bạnh mẽ. Khi đi vào hoạt động, những cây cầu này cùng với các cây cầu hiện hữu khác sẽ giúp thu hẹp khoảng cách địa lý cũng như sự phát triển giữa 2 bên bờ sông.
Trục xương sống vành đai 4 và 3,5 kết nối toàn bộ khu Đông và trung tâm
Hà Nội đang mở rộng không gian về phía Đông, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của thành phố thời gian tới là thực hiện dự án đường vành đai 4. Dự kiến, công trình có tổng kinh phí hơn 85 nghìn tỷ đồng, đoạn qua địa phận Hà Nội dài 58,2 km; Hưng Yên dài 19,3 km; Bắc Ninh dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km.
Sau khi hoàn thành, đường vành đai 4 sẽ tạo cú hích để đô thị hiện hữu tiến xa hơn nữa về phía Đông, kéo theo đó là dòng di dân từ nội đô sang ngày càng mạnh mẽ. Theo quy hoạch, tới năm 2050, chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 có quy mô dân số khoảng 1,7 triệu người. Đây cũng sẽ là khu vực có chức năng dịch vụ, thương mại và tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí...
Vành đai 4 trục nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Cùng với vành đai 4, đường vành đai 3,5 dài hơn 45 Km cũng sẽ hoàn thành hơn 4/5 khối lượng vào năm 2025. Sau khi hoàn thành, tuyến đường vành đai này sẽ kết nối toàn bộ khu trung tâm mới của phía Tây Hà Nội và phía Đông, tạo thành trục phát triển Đông Tây thông suốt, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế hai khu vực này.
Trục đường xương cá kết nối hướng tâm
Hiện nay, hàng loạt tuyến đường bộ trọng điểm, được đầu tư hàng nghìn tỉ đồng ở phía Đông thủ đô cũng đã hòa vào mạng lưới giao thông quốc gia, như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 5A, nút giao Cổ Linh...
Các tuyến "đường xương cá" cũng không ngừng được nâng cấp, làm mới như đường Lý Thánh Tông, tuyến Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị hay đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi, đường đô thị song hành với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng... tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.
Trục xương cá hướng tâm ồ ạt hình thành.
Nhờ hạ tầng "thay da, đổi thịt", hàng chục cây cầu bắc qua sông Hồng kết hợp với các công trình trọng điểm đường vành đai 4, vành đai 3,5, khoảng cách giữa khu vực phía Đông với các khu vực khác của vùng Hà Nội tiếp tục được rút ngắn lại.
Trong khoảng 3 năm qua, phía Đông Hà Nội đã chứng kiến cuộc dịch chuyển lớn của người dân, khi chỉ riêng khu đô thị Vinhomes Ocean Park hiện đã có hơn 45.000 dân sinh sống. Sắp tới, Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire cũng của chủ đầu tư này đi vào vận hành cũng sẽ đón hàng vạn cư dân. Không chỉ nổi bật với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ bậc nhất Thủ đô, không gian sống đầy đủ tiện ích từ trường học, TTTM, sân chơi, công viên... chính là nền tảng góp phần tạo nên diện mạo hiện đại mới cho phía Đông, thúc đẩy hành trình "Đông tiến" của cư dân Thủ đô ngày càng tấp nập.
Tưởng niệm 107 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Nhân kỷ niệm 107 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2022), ngày 1/7 tỉnh Hưng Yên và nhân dân địa phương đã tổ chức dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, dâng hương tại nhà tưởng niệm ở quê nhà xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ. Các đại biểu dâng hương tại khu tưởng...