TP.HCM tái khởi động 22 dự án giao thông trọng điểm
Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM sẽ khởi động trở lại 22 dự án giao thông trọng điểm và đặt mục tiêu cho nhiều dự án hoàn thành trong năm 2021.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông), cho biết sau khi TP ban hành bảy tiêu chí hoạt động của công trình giao thông, đơn vị đã cùng các tư vấn, nhà thầu rà soát các dự án.
Theo đó, sau ngày 1-10, Ban giao thông sẽ lần lượt khởi động và đẩy nhanh tiến độ 45 gói thầu thuộc 25 dự án giao thông (DAGT) trọng điểm trên địa bàn TP (trong đó tái khởi động 22 dự án tạm ngưng thi công do dịch và ba dự án thi công xuyên suốt).
Tập trung ổn định và đẩy nhanh tiến độ các dự án
Theo Ban giao thông, có 40 gói thầu thuộc 22 DAGT trọng điểm đã phải tạm dừng thi công trong thời gian giãn cách. Sau khi rà soát các tiêu chí an toàn phòng chống dịch COVID-19, 40 gói thầu này sẽ được thi công trở lại trong những ngày tới.
Điển hình cho các dự án thuộc nhóm giao thông đường bộ được thi công trở lại gồm: Xây dựng mới cầu Bưng, cầu Hang Ngoài, cầu Kênh B nhánh 2 (huyện Bình Chánh); nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (đoạn từ giáp cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương); sửa chữa và nâng cấp đường Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9); xây dựng tuyến đường gom thuộc đường dẫn cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Đối với các DAGT đường thủy, Ban giao thông sẽ cho thi công trở lại các dự án cấp bách như chống sạt lở bán đảo Thanh Đa – đoạn 2 (sông Sài Gòn, khu vực khách sạn Sài Gòn Domaine); chống sạt lở bán đảo Thanh Đa – đoạn 3 (Bình Quới, Cây Bàng, Rạch Chùa); xây dựng kè chống sạt lở sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500 m.
Video đang HOT
Dự án nâng cấp đường Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9) sẽ khởi động lại trong tháng 10. Ảnh: THU TRINH
Ban giao thông cho biết trong suốt thời gian giãn cách, ban vừa thi công vừa chống dịch tại năm gói thầu thuộc ba DAGT trọng điểm. Đó là các dự án cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới (trên đường xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức); đầu tư hạ tầng kỹ thuật chín lô đất (thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức); hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7).
Ông Lương Minh Phúc thông tin thêm, trong tháng 10, ban sẽ tập trung giải quyết các khó khăn để đưa các dự án đi vào ổn định và đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành mục tiêu đề ra.
“Hiện nay lực lượng lao động tại các công trường đang thiếu, ban đang tính toán để có kế hoạch đưa lực lượng lao động từ các tỉnh về lại TP.HCM. Ngoài ra, công tác vận chuyển vật tư, nguyên liệu, bê tông, cấu kiện đúc sẵn… phục vụ các công trình cũng phải đảm bảo từ các tỉnh đến TP.HCM. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các công trường thi công sẽ được ban chú trọng” – ông Phúc nói.
Phấn đấu hoàn thành nhiều dự án trong năm 2021
Giám đốc Ban giao thông chia sẻ: “Tình hình dịch và yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tiến độ nhiều dự án. Tuy nhiên, Ban giao thông vẫn quyết tâm thực hiện những mục tiêu đề ra từ đầu năm 2021. Hiện nay có thể một số dự án sẽ hơi chậm so với kế hoạch nhưng trên tinh thần ban sẽ nỗ lực vừa thúc đẩy tiến độ thi công vừa chống dịch”.
Ông Phúc cho hay Ban giao thông cùng với các đơn vị tư vấn, nhà thầu sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công và dự kiến phấn đấu hoàn thành chín gói thầu, dự án trước ngày 31-12-2021. Điển hình như dự án nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen; gói thầu cầu vượt số 3 dự án xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới; gói thầu XL1, XL2 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật chín lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm; một số hạng mục dự án xây dựng mới cầu Hang Ngoài.
Đặc biệt, hai gói thầu, dự án lớn sẽ hoàn thành trước tết Nguyên đán 2022 như nhánh 1 dự án xây dựng mới cầu Bưng và sửa chữa, nâng cấp đường tỉnh lộ 9 (Đặng Thúc Vịnh).
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho biết theo yêu cầu chung của TP.HCM, các công trình ở nơi an toàn (những khu vực vùng xanh) sẽ đủ điều kiện được thi công trở lại. Quá trình thi công phải đảm bảo tuyệt đối các biện pháp phòng chống dịch. Địa phương cũng đã chuẩn bị các kịch bản ứng phó tại các công trình trên địa bàn khi có phát sinh liên quan COVID-19.
“Việc tái khởi động một số công trình trước mắt sẽ tạo đà cho việc triển khai các hoạt động khác sau ngày 1-10. Các công trình thi công trở lại ngoài giúp đẩy nhanh tiến độ cũng góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19″ – ông Tùng nhận định.
TP.HCM: Còn nhiều vướng mắc khi đầu tư các dự án giao thông trọng điểm
Vốn, giải phóng mặt bằng và thủ tục vẫn là những vướng mắc kéo chậm tiến độ đầu tư hàng loạt dự án giao thông trọng điểm mà chính quyền TP.HCM cần nhanh chóng, quyết liệt tháo gỡ.
Trong cuộc họp về duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 (ngày 8/3) Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đầu tư 15 dự án trọng điểm, cấp bách.
Đó là các dự án: Công trình kết nối đồng bộ tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 tại khu vực nhà ga Bến Thành; Đoạn 4 - Vành đai 2: từ Quốc lộ 1A đến Nguyễn Văn Linh; Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu); Hoàn chỉnh trục đường Bắc - Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm); Hoàn thiện đoạn tuyến vành đai phía Đông từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy; Tuyến vành đai phía Đông từ nút giao Mỹ Thủy đến nút giao Nguyễn Duy Trinh - Vành đai 2; Cầu Thủ Thiêm 4; Cầu Cần Giờ; Đường trên cao Tuyến số 1: Từ nút giao Cộng Hòa đến đường Ngô Tất Tố; Đường trên cao Tuyến số 5: Đoạn Nút giao trạm 2 - An Sương; Cụm cảng trung chuyển - ICD (phường Long Bình, TP.Thủ Đức); Bến xe Miền Tây mới; Xây dựng bến xe hàng; Cầu Bình Quới; Cầu Bình Quới - Rạch Chiếc.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM không thể thực hiện đúng tiến trình đầu tư do gặp nhiều vướng mắc về vốn, mặt bằng và thủ tục chuẩn bị đầu tư. Nút giao Ngã tư An Sương, mốt số ít dự án được đầu tư hoàn chỉnh năm vừa qua. Ảnh: Lê Toàn.
Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các dự án, Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND TP.HCM giao vốn để thực hiện công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án trên trong năm 2021 và 6 chương trình đầu tư công theo đề xuất trước đó.
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải TP.HCM thì các dự án trọng điểm, cấp bách trên đang gặp những khó khăn lớn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. Có thể kể ra như dự án Vành đai 2 (đoạn 3), dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội, Xây dựng cầu vượt Bến xe Miền Đông mới trên Xa lộ Hà Nội, cầu Thủ Thiêm 2, đường Vành đai 2 - đoạn 3 (từ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa), 4 tuyến đường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án đường Lương Định Của, đường Nguyễn Văn Hưởng, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng Doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa, Cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, bến xe buýt Hóc Môn, bến xe buýt Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, điểm đầu mối trung chuyển hành khách xe buýt tại xã Phú Xuân,...
Một khó khăn nữa là không ít dự án phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch 1/2000, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo như dự án đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định,...cũng làm chậm tiến trình thực hiện đầu tư.
Trước những vướng mắc trên, Sở Giao thông vận tải kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình dự án trọng điểm, cấp bách thuộc lĩnh vực giao thông. Cụ thể, UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện quyết liệt bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thi công, hoàn thành công trình, đảm bảo tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án.
Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần hướng dẫn các chủ đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư, thời gian thực hiện các dự án giao thông, dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm rút nghằn thời gian chuẩn bị đầu tư như dự án xây dựng Nút giao Mỹ Thủy, TP. Thủ Đức, đường Dương Quảng Hàm.
Thêm một khó khăn lớn nữa hiện TP.HCM đang phải đối mặt là thiếu quỹ đất để thanh toán cho các dự án giao thông đầu tư theo hình thức PPP khiến các dự án này đình trệ.
Thi công trở lại từ 1-10, nhiều dự án giao thông trọng điểm chạy đua về đích 22 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM bắt đầu khởi động trở lại sau thời gian giãn cách. Chủ đầu tư và nhà thầu cho biết sẽ tăng tốc thi công, đưa một số gói thầu, dự án về đích cuối năm 2021. Nhiều công trình giao thông trọng điểm thi công trở lại giai đoạn sau 1-10 - Ảnh: VĂN...