TP.HCM tái cấp vốn vận hành Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Liên quan đến siêu dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM, lãnh đạo Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có kế hoạch và đang hoàn thiện báo cáo UBND TP trong việc thực hiện kết luận mới nhất ngày 12.11.
Sáng 13.11, trao đổi nhanh qua điện thoại với phóng viên Dân Việt, đại diện lãnh đạo Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết: “Trung tâm chống ngập đã nhận chỉ đạo của UBND TP. Hiện trung tâm đang lập kế hoạch, dự kiến thời gian hoàn thiện báo cáo gửi UBND TP để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ”.
Còn đại diện Công ty Trung Nam chia sẻ, với dự án này, Công ty Trung Nam đã thực hiện được 70% khối lượng công việc. Là đơn vị thực hiện dự án, công ty mong mỏi UBND TP, các ban ngành… quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ vướng mắc để công ty tiếp tục được triển khai xây dựng dự án.
Trước đó, như đã đưa tin, đứng trước những vướng mắc, khó khăn của Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng bị “đắp chiếu” trong thời gian dài, TP.HCM đã có văn bản “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ.
Trong công văn hỏa tốc của Văn phòng Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ngày 4.10 nêu rõ: “UBND TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư và hiệu quả của dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng. Do đó, việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền thành phố. Đề nghị Chủ tịch UBND TP tập trung chỉ đạo, giải quyết các vấn đề liên quan để dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí”.
Tháng 10.2018, trong báo cáo gửi UBND TP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cũng kiến nghị sớm khởi động lại Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) 10.000 tỷ đồng. Công trình bị ngừng thi công gần 6 tháng qua đã ảnh hưởng đến các hạng mục dưới nước, tăng nguy cơ gây xói lở bờ sông, đáy sông, ảnh hưởng đến an toàn giao thông thủy và chất lượng công trình…
TP.HCM cần sớm giải quyết vấn đề tái cấp vốn, tạo điều kiện cho dự án tái khởi động.
Video đang HOT
Đến ngày 12.11, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã có kết luận chỉ đạo về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án này. Để giải quyết vấn đề tái cấp vốn, tạo điều kiện cho dự án tái khởi động, UBND TP.HCM chủ trương giao các đơn vị trực thuộc UBND thành phố làm việc với Ngân hàng Nhà nước và BIDV trong thời gian sớm nhất.
Theo Danviet
Dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP.HCM thay thép Nhật Bản thành thép Trung Quốc
Qua kiểm tra các cống Cây Khô, Phú Xuân, Mương Chuối... của dự án ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM (do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam - Trung Nam Group) làm chủ đầu tư, đội Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng phát hiện dự án có nhiều thay đổi so với thiết kế ban đầu.
Trong văn bản gửi lên thường trực UBND TP.HCM và Trung tâm chống ngập nước, ông Fernando Requena (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt, thuộc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng) cho biết gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công cống kiểm soát triều Phú Xuân và Cây Khô theo thiết kế sử dụng vật liệu chế tạo hai cửa van là thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) và thép S355 (tiêu chuẩn Châu Âu).
Tuy nhiên, thực tế kiểm tra từ thành viên Liên doanh tư vấn giám sát hợp đồng, tại hai cống ngăn triều này, Trung Nam Group thi công sử dụng vật tư thép Q345B (tiêu chuẩn Trung Quốc).
Thép Trung Quốc được chủ đầu tư sử dụng làm van tại một số cống chống ngập dự án 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Trung Nam Group
Sự việc phát hiện từ trước và Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư tuân thủ đúng hợp đồng đã ký. Chủ đầu tư muốn thay đổi vật liệu phải có báo cáo và được sự chấp thuận, phê duyệt từ UBND TP.HCM.
Theo ông Fernando Requena, chủ đầu tư áp dụng tiêu chuẩn thép Trung Quốc làm van cống ngăn triều đều không có trong danh mục tiêu chuẩn được phê duyệt của UBND TP.HCM.
Theo hợp đồng, thép chế tạo cửa van phải là loại S355 sản xuất từ các nước tiên tiến thuộc nhóm G7 nhưng thực tế, Trung Nam Group đang dùng vật tư xuất xứ Trung Quốc, không tuân thủ quy định hợp đồng thi công.
Ngoài ra, ở gói thầu thi công xây dựng cống kiểm soát triều Mương Chuối, chủ đầu tư cũng thay đổi lớn giữa bản vẽ thiết kế và thực tế thi công tại công trường trong hồ sơ đề nghị thanh toán. Việc thay đổi trên chưa được UBND TP phê duyệt.
Chênh lệch tới 267 tỷ đồng
Lý giải sự thay đổi, Trung Nam Group cho biết đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP đồng ý, thống nhất sử dụng thép Q345B của Trung Quốc có tiêu chuẩn tương tự vật tư thép theo quy định của các nước G7 để thay đổi.
Tuy nhiên, ông Fernando Requena cho rằng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không đủ thẩm quyền ký quyết định. Theo luật Xây dựng, việc thay đổi vật tư phải được người quyết định đầu tư xem xét, là UBND TP.HCM.
Đặc biệt, Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng cũng chỉ ra việc Trung Nam Group mua thép Trung Quốc nhưng giá không hề rẻ. Giá thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) hiện khoảng 70.000 đồng/kg, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại phê chuẩn cho Trung Nam Group mua thép Trung Quốc loại SUS 323L giá 140.000 đồng/kg.
Việc chấp thuận này làm giá thép đội hơn gấp đôi, từ 247 tỷ lên 514 tỷ đồng.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM hiện đạt 72% khối lượng công trình. Ảnh: Trung Nam Group
Đại diện Trung Nam Group cho biết việc thay đổi thép không gỉ SUS 323L của Trung Quốc thay thép SUS 304 của G7 là vì cửa van cống chìm hoàn toàn trong nước. Thép SUS 304 có tính cơ hóa thấp nên đơn vị sử dụng thép Trung Quốc nhằm tối ưu trong thiết kế bản vẽ thi công.
"Qua kiểm tra, Liên danh tư vấn hợp đồng nhận định chưa đủ cơ sở để giải ngân cho gói thầu cơ khí cửa van cống kiểm soát triều Phú Xuân và Cây Khô lên UBND TP.HCM", ông Fernando Requena cho biết.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ chính thức dừng hoạt động vào tháng 4, do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Sài Gòn đã dừng giải ngân cho dự án và UBND TP.HCM chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân để thực hiện thủ tục tái cấp vốn.
Theo Zing
TPHCM lúng túng khi xử lý ngập cho "con đường đau khổ"? Trong lúc Trung tâm chống ngập TPHCM đã ký hợp đồng thuê máy bơm "siêu khủng" chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh trong vòng 7 năm thì Sở Giao thông vận tải bất ngờ kiến nghị chính quyền thành phố cho ứng trước 100 tỷ đồng để sửa con đường này ngay trong năm 2018. Người bơm nước, người nâng đường Sở...