TP.HCM : Sương mù dày đặc, người dân ra đường bịt kín như ninja
Liên tục những ngày qua, khói từ các vụ cháy rừng ở Indonesia theo gió sang cùng với lượng khí thải tại chỗ lớn khiến không khí ở TP.HCM ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân ra đường phải bịt khẩu trang kín mít, người già, trẻ con bị ho, sổ mũi, khó thở… tăng nhiều.
Từ cuối tuần qua đến hôm nay (23/9), bầu trời TP.HCM lúc nào cũng âm u, mù mịt. Nhiều người ngỡ Sài Gòn vào thu, tuy nhiên, mùa thu này không bình thường mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Đến trưa nay, thời điểm mặt trời lên cao nhất trong ngày, bầu trời TP.HCM dù đã quang đãng hơn nhưng vẫn còn bao phủ bởi lớp khí bụi dày đặc. Theo thông tin từ ứng dụng cung cấp các thông tin liên quan đến ô nhiễm không khí AirVisual, mức độ ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ở mức nguy hiểm cho nhóm người nhạy cảm với thời tiết.
Cụ thể, AirVisual thông tin, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày 20/9 tại TP.HCM đo được cao nhất là 175 tại khu Thảo Điền, Q.2. Còn tại trung tâm Quận 1 là 174 và khu vực Nguyễn Hữu Cảnh (Quận Bình Thạnh) đạt mốc 166. Ô nhiễm không khí với nồng độ bụi siêu vi PM2.5 ở mức 102.7 g/m.
Đến sáng ngày 23/9, chỉ số AQI đã giảm xuống mức 86. Tuy nhiên, chỉ số này dự báo sẽ lại tăng lên mức 101 – 150 vào nửa đêm nay và sáng sớm ngày mai. Tình trạng này dự báo sẽ còn kéo dài trong vài ngày tới.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tình hình thời tiết tại TP.HCM mấy ngày qua diễn biến thất thường với mưa nhiều, độ ẩm tăng cao. Lý do là có sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới. Thời tiết hiện nay kết hợp khói, bụi sẽ tạo ra sương mù. Ngoài ra, do độ ẩm tăng cao khiến lớp bụi mù dễ tích tụ và lâu tan.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng, cho rằng nhiều người thấy trời mát, sương mù lãng mạn, đẹp nên không mang khẩu trang, kính. Thực tế, sương mù tại đô thị rất độc, bởi lẫn trong những đám sương là lượng lớn chất thải. Do đó khi ra đường, người dân nên mang khẩu trang, kính để bảo vệ mắt và đường hô hấp.
Thời tiết âm u, mù mịt cũng khiến người già, trẻ con dễ bị viêm họng, ho, sổ mũi. Chị U.Phương, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM cho biết, từ giữa tuần trước, con gái chị đi học về bỗng dưng bị sốt cao, rồi nửa đêm bắt đầu ho, khó thở, phải đi khám, uống thuốc nhiều ngày qua đến nay vẫn chưa đỡ.
Một số hình ảnh Dân Việt ghi lại được trong ngày 23/9 tại TP.HCM:
Tòa nhà Landmark 81 – tòa nhà cao nhất TP.HCM chìm trong sương mù.
Video đang HOT
Nhìn xa xa, nhiều người cho rằng, Sài Gòn trông giống thành phố mộng mơ Đà Lạt. Tuy nhiên, khói mù ở TP.HCM tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Theo bảng phân cấp AQI của Mỹ, chỉ số AQI từ 150 đến 200, mọi người có thể bắt gặp một số vấn đề về sức khỏe, người nhạy cảm có thể gặp tác động nghiêm trọng hơn.
Trung tâm TP.HCM nhìn từ phía quận 4.
Tại một số điểm, các tòa nhà gần như không còn nhìn thấy được dù đứng khá gần, tầm nhìn rất hạn chế. Các chuyên gia khuyến cáo người đi đường cẩn thận tay lái trong tiết trời mù dày đặc như hiện tại.
Nhiều tòa nhà cao tầng chìm trong sương mờ. Dù đã gần 10h sáng, các phố phường Sài Gòn vẫn còn như mới sớm tinh mơ ở một miền quê vùng núi cao. Tiết trời cũng se lạnh hơn nên người ra đường mặc thêm áo khoác.
Nhiều người tìm mua các loại khẩu trang y tế, hy vọng chống được lớp bụi mịn nguy hiểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khẩu trang thông thường không thể lọc được bụi mịn mà chỉ một số loại khẩu trang chuyên dụng mới có chức năng này. Tuy nhiên, khẩu trang lọc bụi mịn thường có giá khá cao, người bình dân khó tiếp cận.
Trên các trang mạng xã hội những ngày qua cũng có nhiều thông tin cảnh báo sương mù xuất hiện ở TP.HCM là do ô nhiễm không khí, kêu gọi người dân hạn chế ra đường. Nếu có việc phải ra ngoài, người dân cần mang khẩu trang, đeo kính để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc hít khói bụi khiến người già, trẻ em dễ gặp một số vấn đề sức khỏe như bệnh hô hấp, tim mạch. Bác sĩ Nguyễn Như Vinh – chuyên khoa Lao & Bệnh phổi, giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy gây ra hoặc làm nặng thêm một số bệnh ở con người. Khi các chất độc trong không khí ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, miệng, da và niêm mạc.
Cũng theo bác sỹ Vinh, không khí ô nhiễm làm gia tăng bệnh nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng ở trẻ em. Một số nghiên cứu còn cho thấy ô nhiễm không khí có thể gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và mất cảm giác khỏe mạnh. Môi trường sống có nhiều khói bụi hay có mùi khó chịu sẽ làm người tiếp xúc dễ cáu gắt, giảm hành vi giúp đỡ người khác.
Theo danviet
Vì sao không khí ở Thảo Điền ô nhiễm nhất TP.HCM?
Theo chuyên gia, ô nhiễm không khí ở Thảo Điền không phải từ hoạt động của khu vực này gây ra mà từ nơi khác thổi đến, có thể là từ ngã tư Hàng Xanh.
Sáng 23/9, người dân TP.HCM nhìn về phía xa vẫn còn thấy màu bàng bạc như sương mù. Kiểu thời tiết này đã kéo dài từ cuối tuần trước khiến người dân liên tưởng đến hiện tượng "mù khô" từng xuất hiện vào đầu năm 2018 khiến nhiều người cảm thấy khó thở, chảy nước mắt khi đi ngoài đường.
Lúc 10h, website Airvisual.com ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở một số nơi tại TP.HCM như: Thảo Điền (quận 2) là 152, phường 22 (quận Bình Thạnh) là 138. So với ngày 22/9, chỉ số này đã giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Chất lượng không khí một số nơi ở TP.HCM ở mức xấu. Ảnh: AirVisual.
Bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết màu trắng đục mà người dân nhìn thấy là hiện tượng mù. Tuy nhiên, hiện tượng mù ở đô thị khác với sương mù ở các vùng núi về khả năng gây hại.
Nếu như sương mù ở vùng núi chỉ đơn thuần là các giọt nước ngưng tụ thì ở đô thị lại có thêm các loại khói bụi ô nhiễm ẩn trong không khí. Càng về trưa, mức độ ô nhiễm càng cao do tia bức xạ chiếu thẳng vào các hạt bụi bay lơ lửng ở tầng thấp.
Chuyên gia thời tiết cho rằng nguyên nhân chính khiến cho Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn có hiện tượng này là do không khí bị ô nhiễm. Nguồn phát thải ra không khí ở các đô thị rất đa dạng, từ hoạt động giao thông cho đến công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt hàng ngày của cư dân.
"Chất lượng không khí ở Hà Nội thuộc nhóm xấu nhất thế giới, TP.HCM dù đỡ hơn nhưng vẫn tác động xấu đến nhóm người nhạy cảm như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai", bà Lan thông tin.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm chìm trong lớp mù màu trắng đục. Ảnh: Quỳnh Danh.
Nhiều người dân cảm thấy khó hiểu khi khu vực Thảo Điền, Thủ Thiêm có nhiều cây xanh, ít công trình nhà cửa và hoạt động giao thông nhưng chất lượng không khí vẫn xấu.
Giải đáp thắc mắc này, bà Lan cho biết không khí không đứng yên một chỗ mà liên tục di chuyển theo hướng gió. Do vậy, ô nhiễm không khí ở Thảo Điền không phải từ hoạt động của khu vực này gây ra mà từ nơi khác thổi đến, có thể là từ ngã tư Hàng Xanh.
Trong 3 ngày qua, nhiều thành phố khu vực Nam Bộ như Rạch Giá (Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, Bến Tre có chỉ số không khí cao bất thường.
Một số chuyên gia môi trường cho rằng sự bất thường này có liên quan đến cháy rừng ở Indonesia bởi từ trước đến nay không khí ở khu vực Nam Bộ được đánh giá là sạch.
Lãnh đạo 2 quốc gia là Malaysia và Singapore cho rằng cháy rừng ở Indonesia là nguyên nhân gây ô nhiễm một số thành phố của họ.
Chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan cho rằng cháy rừng ở Indonesia cách xa Việt Nam nên khó có thể là nguyên nhân chính khiến không khí khu vực Nam Bộ và TP.HCM bị ô nhiễm.
Cụ thể, ngày 18/9 xảy ra cháy rừng, theo hướng gió Tây Nam thổi ngược lên thì sau 2 ngày có thể tác động đến Nam Bộ. Nhưng sau đó, gió Đông Bắc thổi xuống từ ngày 21/9 đẩy ngược chất ô nhiễm ra phía biển nên khả năng tác động không lớn.
Theo New zing.vn
Bão số 3 mạnh thêm, giật cấp 12 hướng vào Quảng Ninh - Nam Định Bão số 3 đã tăng cấp độ, mạnh hơn khi di chuyển gần về phía vịnh Bắc Bộ và hướng vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ tối nay (31/7), bão số 3 đang cách đảo Hải Nam khoảng 160km về phía Đông. Sức gió...