TP.HCM sẽ trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt đô thị số 5
Ngày 20/4, tại buổi họp thông tin tiến độ các tuyến đường sắt đô thị (tuyến metro), ông Lê Khắc Huỳnh, Phó Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tuyến metro số 5 – giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền-cầu Sài Gòn) đã thu xếp được đầy đủ nguồn vốn đầu tư với tổng mức đầu tư sau khi các nhà tài trợ thẩm tra là 1,563 tỷ Euro, là dự án quan trọng quốc gia (sử dụng vốn đầu tư công trên 10.000 tỷ đồng) nên cần phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Logo đầu máy toa xe tuyến Metro số 1. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Dự án được được vay vốn từ Chính phủ Tây Ban Nha (275 triệu Euro), Ngân hàng Phát triển châu Á (475 triệu Euro), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (150 triệu Euro), Ngân hàng Tái thiết Đức (200 triệu Euro) và 463 triệu Euro vốn đối ứng của Việt Nam.
Đối với tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương), ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố cho biết, dự án đang điều chỉnh thiết kế nền tảng, vốn đầu tư (tổng mức đầu tư được phê duyệt là 1,374 tỷ USD), cũng như tiến độ hoàn thành.
Hiện Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua thiết kế ý tưởng của 9/9 nhà ga ngầm gồm S2-Tao Đàn, S3-Dân Chủ, S4-Hòa Hưng, S5-Lê Thị Riêng, S6- Phạm Văn Hai, S7-Bảy Hiền, S8-Nguyễn Hồng Đào, S9-Bà Quẹo và S10-Phạm Văn Bạch.
Trong khi đó, tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên có tổng mức đầu tư gần 2,9 tỷ USD; việc bàn giao mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã hoàn tất trong cuối tháng 3/2015.
Video đang HOT
Gói thầu 1a “Xây dựng đoạn ngầm từ Nhà ga Bến Thành đến Nhà hát thành phố” dự kiến sẽ khởi công trong quý 2/2015′; còn gói thầu 1b “Xây dựng đoạn ngầm từ Nhà hát thành phố đến ga Ba Son” đã hoàn tất thi công sàn mái khu vực giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi, thi công xong 32/32 panel tường vây phía Nhà hát thành phố và đang thi công 30/52 panel phía chợ Bến Thành.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và nhà thầu lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi các chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực như quan trắc mực nước ngầm, nghiêng tường vây, lún nhà, lún nền, quan trắc nhiệt độ, quan trắc ăn mòn…
Ông Bùi Xuân Cường cho biết thêm dự tính giữa năm 2017, tuyến số 1 sẽ xong phần trên cao, tiến hành lắp thanh ray, vận hành thử trong năm 2018 và sẽ hoàn tất phần còn lại từ đoạn trên cao vào trung tâm thành phố, sau đó chính thức khai thác toàn tuyến trong năm 2020.
Theo Vietnam
Sẽ "bo" đường cong đầu tàu metro
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM sẽ tiếp thu ý kiến góp ý tạo kiểu dáng cho đầu tàu metro như "bo" đường cong đầu tàu để tạo mỹ quan.
Thống kê góp ý cho tàu metro từ 297 phiếu thăm dò được phát ra - Ảnh: Hữu Khoa - Đồ họa: Vĩ Cường
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, sau hai tuần thực hiện góp ý mô hình đoàn tàu metro tuyến số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9), đã có 350 người dân và đại diện các cơ quan, đơn vị đến tham quan góp ý.
Trong phiếu góp ý, anh Vũ Anh Tuấn (một công ty tin học ở TP.HCM) cho rằng "các chi tiết đường nét chưa sắc sảo, cần cải tiến thêm để tàu đẹp hơn. Tay nắm cho người đứng chưa hợp lý vì chỗ đứng quá sát với người ngồi nên cần dịch chuyển ra giữa. Cần có cửa kính chống nắng vì có lúc đoàn tàu chạy ngoài trời".
Chị Phạm Thị Hải Bình (Sở Giao dịch chứng khoán TP) góp ý: "Băng ghế nên làm thẳng để dễ ngồi và tiết kiệm chỗ. Đầu tàu hình dáng khí động học sẽ phù hợp hơn và hiện đại hơn mô hình đầu tàu phẳng này, màu sắc chưa đẹp mắt".
Anh Đỗ Thanh Tuấn (cán bộ một công ty TNHH) nêu: "Mỗi toa nên có đồng hồ hiển thị để hành khách theo dõi".
Anh Nguyễn Minh Tân (sinh viên Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM) cho rằng: "Ở mỗi đoàn tàu cần có nút báo động về đơn vị quản lý trong trường hợp bị móc túi, trộm cắp. Bởi vì hiện nay đi xe buýt người dân bị móc túi nhưng không dám lên tiếng vì sợ trả thù".
Ông Bùi Xuân Cường (trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP) cho biết từ nay đến ngày 15-4 sẽ tiếp tục mời các nhà khoa học và các chuyên gia góp ý.
Đây là những ý kiến đóng góp quan trọng cho việc định hình mô hình metro đầu tiên của TP.
Tiếp đó, Ban quản lý đường sắt đô thị sẽ tổng hợp tất cả những góp ý của người dân, các nhà khoa học và chuyên gia để báo cáo UBND TP xem xét quyết định.
Sau khi có ý kiến của UBND TP, Ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ đặt hàng nhà thầu Nhật sản xuất đoàn tàu metro đẹp và phù hợp với sự tiện dụng của người dân TP.
Theo ông Bùi Xuân Cường, không chỉ tính màu sắc cho tuyến metro số 1, Ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ nghiên cứu màu sắc chung tổng thể cho toàn hệ thống gồm tám tuyến metro và ba tuyến đường sắt nhẹ để báo cáo UBND TP. Theo đó sẽ đề xuất mỗi tuyến có một màu sắc riêng để người dân dễ nhận dạng.
Bởi vì người dân đi các đoàn tàu không chỉ nhận dạng số tuyến metro mà còn nhận dạng theo màu sắc của từng tuyến metro để đi lại thuận lợi.
Đồng thời, với sự phát triển nhiều tuyến metro sẽ hình thành hàng trăm nhà ga, ban quản lý sẽ đề xuất đặt tên từng ga, đánh số từng ga để người dân dễ phân biệt.
Trả lời về ý kiến cho rằng thiết kế đầu tàu metro số 1 có kiểu dáng bằng phẳng - còn gọi là đầu bằng như xe đò - mà không là đầu tàu có hình dáng nhọn như ở các nước nên không độc đáo, ông Bùi Xuân Cường cho rằng đầu tàu có hình nhọn được thiết kế theo khí động học dành cho tàu đường sắt cao tốc.
Còn tàu metro đô thị không phải là tàu cao tốc nên việc thiết kế đầu tàu bằng để người lái tàu có tầm nhìn tốt hơn, bố trí cửa thoát hiểm và thu ngắn chiều dài đoàn tàu.
Tuy nhiên, Ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ tiếp thu ý kiến góp ý tạo kiểu dáng cho đầu tàu metro như "bo" đường cong đầu tàu để tạo mỹ quan.
Theo Tuổi Trẻ
Đánh nhau, móc túi trên metro được xử lý thế nào? Khi góp ý cho đoàn tàu metro số 1, người dân Sài Gòn lo lắng nếu xảy ra đánh nhau, móc túi, cháy nổ thì không biết xử lý thế nào vì trên toa không có an ninh, nhân viên phục vụ. Ban Quản lý dự án (BQLDA) metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tiến hành trưng bày mô hình đoàn...