TP.HCM: Sẽ kéo giảm 5% số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn?
Thực hiện năm an toàn giao thông 2018, TP.HCM cho biết sẽ nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để kéo giảm 5% số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2017.
Sáng 3.1, cùng với nhiều tỉnh thành của cả nước, tại TP.HCM đã diễn ra lễ ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2018 với sự tham gia của hơn 1.500 người.
Với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em” và mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, năm an toàn giao thông 2018 đưa ra quyết tâm kéo giảm ít nhất 5% số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT so với năm 2017. Trong đó, thành phố đặc biệt quan tâm thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi gặp tai nạn giao thông.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
Tại lễ phát động ra quân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cam kết thành phố sẽ quyết tâm thực hiện các biện pháp để kéo giảm số vụ, số người tử vong, số người bị thương do tai nạn giao thông trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố quyết tâm giữ trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo đường thông, hè thoáng. Để làm được điều đó, chính quyền thành phố rất mong sự đồng hành tham gia, hưởng ứng tích cực của nhân, góp phần bảo đảm trật tự giao thông, trật tự đô thị vì sự phát triển của thành phố.
Tại đâ, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể phải quyết tâm hơn trong công tác tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải tập trung, quyết tâm thực hiện.
Video đang HOT
Phó Ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM Nguyễn Ngọc Tường nhấn mạnh: “Chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ em và bảo vệ trẻ em. Người lớn phải làm gương cho các em để làm sao đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em khi tham gia giao thông. Nhất là khi ngồi trên xe mô tô xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, đi qua đường phải đi những nơi an toàn, khi đi xe đạp cũng phải đảm bảo đúng luật…”.
Theo Ban ATGT thành phố, trong 11 tháng năm 2017, toàn thành phố đã xảy ra hơn 3.600 vụ tai nạn giao thông, làm chết 655 người và bị thương gần 2.800 người, giảm cả ba mặt so với cùng kỳ năm 2016, trong đó số người chết giảm 13%, người bị thương giảm 5%.
Theo Danviet
Cần Thơ xử lý lấn chiếm vỉa hè 'theo cách riêng'
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu việc lập lại trật tự đô thị, xử lý lấn chiếm vỉa hè cần đúng quy định, nhưng phải xem xét đến điều kiện sinh sống của người dân.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Công an, ngay đầu tháng 3, đã yêu cầu ngành chức năng và chính quyền các địa phương phối hợp với lực lượng công an, nghiêm túc lập lại trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông... Quận trung tâm Ninh Kiều sẽ ra quân đầu tiên.
"Địa phương có cách riêng, tùy vào thực tế, không làm căng thẳng tình hình. Trước mắt, chọn một số tuyến đường, địa bàn trọng điểm, bức thiết làm cho hiệu quả tốt, sau đó giao cho phường quản lý; dứt khoát không tái lấn chiếm", ông Thống nhấn mạnh.
Công an Cần Thơ kiểm tra, xử lý việc lấn chiếm vỉa hè tại quận trung tâm Ninh Kiều. Ảnh: Cửu Long.
Người đứng đầu chính quyền TP Cần Thơ cho rằng, việc thực hiện phải xem xét đến điều kiện sinh sống của người dân. Các công trình kiến trúc đã lỡ xây dựng xâm phạm vỉa hè rồi thì phải có biện pháp hợp lý, đúng trình tự quy định pháp luật.
"Phải cho họ thời gian khắc phục, nếu không thì lập biên bản phạt hành chính và tiến hành các bước tiếp theo", ông Thống nói.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh - Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết, đặc thù của quận là phát triển trên nền cơ sở hạ tầng của TP Cần Thơ cũ, nên nhiều khu vực lòng lề đường còn chật hẹp, không có bãi đậu xe công cộng...
Thời gian qua, quận tập trung quản lý trật tự đô thị nên tình hình có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn chưa dứt điểm việc người dân tự ý xây các bậc lên xuống, cơi nới để sản xuất, kinh doanh, lắp biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè... gây cản trở giao thông.
"Thật sự là rất khó làm như quận 1, TP HCM vì lực lượng mỏng. Tuy nhiên, tùy vào thực tế mà chúng tôi có cách làm phù hợp", ông Ánh nói và cho biết, đoàn đi dẹp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thì không thể hết 200 tuyến đường trên địa bàn, chưa kể rất nhiều con hẻm.
Vì vậy, trước hết các phường phải kiểm tra, rà soát, lập danh sách những điểm người dân, cơ quan, đơn vị lấn chiếm và đề ra biện pháp xử lý. Nhưng phải tuyên truyền, vận động và cho người vi phạm cam kết tự tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu trong vòng 10-15 ngày.
Sau đó kiểm tra lại, nơi nào chưa thực hiện sẽ lập biên bản, yêu cầu tháo dỡ trong một tuần. Nếu họ cố tình không chấp hành thì đoàn kiểm tra của quận xuống xử phạt, cưỡng chế tháo dỡ. Thời gian cho toàn bộ quy trình này mất khoảng một tháng.
"Quận sau đó sẽ lập biên bản bàn giao địa bàn lại cho phường. Nếu để tái diễn lấn chiếm thì người đứng đầu chính quyền địa phương sẽ bị xử lý", ông Ánh khẳng định.
Theo Phó chủ tịch quận Ninh Kiều, thời gian qua, trong các đợt kiểm tra xử lý vi phạm trật tự đô thị, cũng có một số trường hợp căng thẳng, to tiếng nhưng không xảy ra điểm nóng, không chống đối...
Phó chủ tịch phụ trách đô thị quận trung tâm ở Cần Thơ nói cũng rất cân nhắc, đắn đo trong xử lý. "Có người biết sai nhưng vẫn làm là vì cuộc sống cả gia đình", ông Ánh nói và cho rằng ngoài việc cương quyết lập lại trật tự đô thị thì phải có chính sách cho người "buôn gánh bán bưng" chuyển nghề, có việc làm để ổn định cuộc sống.
Quận Ninh Kiều đã lập hai chợ đêm và một khu bán hàng rong tại những địa bàn có đông người dân vui chơi và du khách lui tới để nhiều người vào buôn bán, hạn chế tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
Từ tháng 2, quận 1, TP HCM quyết liệt "đòi vỉa hè" cho người đi bộ. Sau đó, các quận khác của TP HCM và Hà Nội cũng đồng loạt ra quân lập lại trật tử đô thị, xử lý nghiêm việc lấn chiếm vỉa hè...
Mới đây, thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an chỉ đạo công an phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, xử lý việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vi phạm trật tự giao thông, kiên quyết không để tái diễn vi phạm...
Cửu Long
Theo VNE
3 ngày nghỉ Tết Dương lịch: 67 người chết vì tai nạn giao thông Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (30/12/2017 - 01/01/2018), toàn quốc xảy ra 124 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 67 người, bị thương 74 người. Dịp nghỉ Tết này không xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng. So với 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2017, TNGT tăng 31 vụ, giảm 12 người chết và tăng 20 người bị...