TP.HCM sẽ hạn chế xe máy theo lộ trình
Tháng 10 tới, Sở GTVT TP.HCM sẽ trình UBND TP đề án kiểm soát xe cá nhân, trong đó tính tới lộ trình kiểm soát xe máy dựa trên ý kiến phản biện của người dân.
Đó là thông tin do ông Bùi Xuân Cường Giám đốc Sở GTVT TP.HCM nêu trong cuộc họp về tình hình kinh tế văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017.
Theo ông Cường, số liệu từ Công an TP cho hay, tới 15/4, TP có khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó 642.000 xe ô tô, 7,4 triệu mô tô.
Trung bình mỗi ngày có thêm 169 ô tô và 816 mô tô được đăng ký mới.
Hiện ở TP.HCM có hơn 7 triệu xe máy
Người đứng đầu ngành giao thông TP nói rằng nếu số lượng xe cứ phát triển như hiện nay mà hạ tầng không tăng trưởng kịp thì ùn tắc ngày càng nặng và ô nhiễm môi trường.
Theo đó, Sở đã ký hợp đồng thực hiện đề án Hạn chế xe cá nhân và phát triển giao thông công cộng với Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT).
Video đang HOT
“Tháng 10 tới đây sẽ trình ủy ban TP về đề án này”, ông Cường cho hay.
Kiểm soát xe máy có lộ trình
Ùn tắc giao thông là vấn đề toàn cầu, nhiều nước gặp phải và đang xử lý chứ không chỉ riêng Việt Nam. Hạn chế, cấm xe máy cũng chỉ là đề xuất, một ý kiến đưa ra.
“Chúng ta tính toán xem có khả thi không, nếu khả thi thì phải có lộ trình cụ thể chứ không phải cấm ngay. Cấm ngay là nóng vội”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh trong cuộc tiếp xúc cử tri tại TP.HCM chiều 26/4.
Theo giám đốc Sở GTVT, lộ trình kiểm soát xe máy cần phải được xem xét kỹ, có lộ trình, giải pháp khoa học, lấy ý kiến nhiều thành phần, trong đó có phản biện từ người dân.
Trong 4 tháng vừa qua, trên địa bàn TP đã xảy ra 1168 vụ TNGT làm người chết 204, 939 người bị thương. So cùng kỳ, số vụ tăng 9 vụ, tuy nhiên số người chết giảm 53 người chết và 3 người bị thường.
Thời gian vừa qua, có 182 triệu lượt người dùng phương tiện vận tải công cộng (xe buýt, taxi), tăng 2,3%.
Nói về ùn tắc giao thông, ông Cường nêu lý do số rào chắn chiếm dụng mặt đường tăng cao. Hiện có 120 rào chắn công trình xây dựng trên các tuyến đường của TP.
Theo ông Cường, trong tháng 4, thành phố vẫn sẽ tập trung phục vụ công trường thi công tuyến số 1 đường sắt đô thị và phân luồng giao thông khu trung tâm để việc đi lại người dân hợp lý.
(Theo Vietnamnet)
Giao thông Việt Nam, cấm xe máy phương tiện nào thay thế?
Đề xuất cấm xe máy liệu có khả thi khi cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn nghèo nàn, các phương tiện khác phục vụ việc đi lại của đại đa số người dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Người dân sẽ dần lựa chọn phương tiện công cộng được ưu tiên thay vì di chuyển một cách khó khăn bằng phương tiện cá nhân - Ảnh: Khánh Linh
Câu chuyện về việc cấm xe máy tại TP.HCM những ngày qua đang làm xôn xao dư luận xã hội. Nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra và nhận được nhiều quan tâm của của nhiều người. Bởi, đơn giản đại đa số người dân đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM đều sử dụng xe gắn máy làm phương tiện đi lại hằng ngày.
Với mức thu nhập trung bình, chiếc xe gắn máy trở thành lựa chọn của nhiều người dân. Cộng với mạng lưới giao thông rộng lớn lại gồm nhiều ngỏ, hẻm, đường nội đô, xa lộ, đường vành đai bao quanh thành phố... Sự cơ động, linh hoạt giúp xe máy được nhiều người lựa chọn làm phương tiện di chuyển hàng ngày. Chiếc xe máy gắn liền với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ sinh viên, công nhân đến dân văn phòng... Hay ngay cả những người vốn đã sắm ô tô, vẫn luôn có chiếc xe máy để "dự phòng". Với một bộ phận người dân lao động, xe máy còn là khối tài sản, là công cụ để kiếm sống...
Thế nhưng, cũng chính sự phổ biến này lại góp phần làm dẫn đến những bất cập cho tình hình giao thông. Không phủ nhận lượng xe máy ngày càng nhiều phần nào làm ô nhiễm không khí, hổn loạn... Xe máy cũng được xem là một trong những phương tiện mất an toàn nhất hiện nay. Vì vậy, đã có những phương án hạn chế loại phương tiện cá nhân này được đưa ra. Tuy nhiên, việc "cấm xe máy" mà một vị giáo sư tiến sĩ đề xuất gần đây, liệu có khả thi khi cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn nghèo nàn, các phương tiện khác phục vụ việc đi lại của đại đa số người dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Một câu hỏi không chỉ riêng tôi, mà chắc hẳn cũng là thắc mắc của nhiều người là: Với tình hình giao thông tại các thành phố lớn, nếu cấm xe máy thì lấy phương tiện nào thay thế để đi lại hàng ngày?
Ô tô là thứ hàng hóa xa xỉ, là giấc mơ xa vời với đại đa số người Việt và xem ra cũng không phải là phương án khả thi cho tình hình giao thông hiện tại. Ngay cả những người đang sở hữu ô tô cũng khá e ngại khi đi lại trong khu vực trung tâm thành phố bởi hệ thống bãi đỗ xe quá hạn chế. Đó là chưa kể đến việc kẹt xe, ách tắc liên tục tái diễn. Ô tô còn chiếm diện tích và thiếu sự linh hoạt hơn các phương tiện khác khi tham gia giao thông.
Xe buýt từng được xem là phương án khả thi nhất để góp phần hạn chế xe máy. Nhiều tuyến đường giao thông mở rộng để xe buýt có thể tiếp cận gần hơn với người dân. Nhưng đến nay phương án này vẫn chưa thật sự khả thi, ngược lại còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Việc mất nhiều thời gian di chuyển để tiếp cận các tuyến xe buýt, dễ trễ giờ giấc, cộng với tình trạng chen lân, xô đẩy, móc túi... vẫn xảy ra trên xe buýt, khiến người dân ngày càng rời xa phương tiện này.
Tôi có anh bạn đồng nghiệp từng quyết định đổi sang đi xe buýt do ngán cảnh "cưỡi" xe máy mất an toàn lại còn phải hít khói bụi rồi chen chúc giữa dòng người tấp nập giờ cao điểm. Tuy nhiên chẳng được bao lâu rồi cũng quay về với chiếc xe máy vì liên tục trễ giờ làm. Hỏi ra mới biết, mỗi sáng phải cậu anh ta phải "lội bộ" gần 1 km từ nhà đến trạm đón xe buýt. Qua 2 tuyến xe từ Thủ Đức mới đến được trạm dừng ở trung tâm Quận 1, rồi lại tiếp tục đi bộ gần 15 phút đến công ty. Dù tránh mưa, tránh nắng nhưng xe buýt đôi khi cũng phải "chôn chân" trong cảnh kẹt xe.
Người dân sẵn sàng từ bỏ phương tiện cá nhân khi hệ thống vận tải công cộng sạch sẽ, thuận tiện - Ảnh: Khánh Linh
Xe đạp hay xe điện cũng là một giải pháp nhưng liệu có hiệu quả khi loại phương tiện này vẫn còn hạn chế về khoảng cách di chuyển. Xe đạp, xe điện hiện nay chỉ phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Và nếu phát triển phương tiện này liệu có giải quyết được tình trạng cách tắc giao thông. Trong khi đó, hệ thống tàu điện Metro vẫn đang trong quá trình xây dựng. Để phương tiện này thay thế xe máy xem ra là phương án khả thi. Tuy nhiên, người dân phải chờ đợi đến bao giờ để hệ thống tàu điện Metro có thể phủ sóng rộng khắp thành phố để đi lại?
Thật ra, với tình hình giao thông hiện nay, tôi tin rằng không chỉ bản thân tôi mà còn nhiều người khác cũng chẳng mặn mà với viêc đi xe máy hàng ngày. Nhưng xem đi xét lại, chúng ta có phương tiện nào khác để thay thế khi mà mọi giải pháp đều vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, không thể nói xuông và muốn là cấm. Việc hạn chế hay cấm xe máy cần có lộ trình và hướng giải quyết hợp lý, khi mà phương tiện này vẫn đang gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Thế nên, thay vì nói "cấm" và tạo ra tranh cãi xoay quanh câu chuyện về chiếc xe máy. Thiết nghĩ, các vị giáo sư tiến sĩ nên có những suy nghĩ, đề xuất đến phương án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Khi phương tiện giao thông công cộng phát triển và mang lại thuận tiện, an toàn... cho người dân, lúc đó tôi nghĩ chẳng cần cấm nhiều người tự khắc sẽ nhận thấy việc nên từ bỏ xe máy.
(Theo Thanh Niên)
Chưa hạn chế xe cá nhân, cần làm gì? "Bài toán" hạn chế xe cá nhân đã được đề xuất trong nhiều năm qua nhưng đến nay các cơ quan, ban ngành vẫn chưa thể... có đáp án. Cần làm gì? Dòng xe kẹt cứng trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Ảnh: Hữu Khoa Những ngày qua, đề xuất cấm xe máy thu hút sự tranh luận của bạn đọc. Phần...