TP.HCM sẽ di dời hàng loạt điểm khai thác nước thô để tránh ô nhiễm
Nhằm hạn chế ô nhiễm nước thô và nhiễm mặn, TP.HCM lên kế hoạch di dời hàng loạt nhà máy cấp nước thô về phía thượng nguồn các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản Quyết định phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước thành phố giai đoạn 2020-2050, cùng Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP.HCM giai đoạn 2020-2030.
UBND TP.HCM nhận định nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Đồng thời, việc khai thác gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các tỉnh, thành trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Do đó, định hướng phát triển hệ thống cấp nước của TP giai đoạn 2020-2050 là di dời dần điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Trong tương lai, các nhà máy nước hiện hữu và nhà máy mới sẽ được cung cấp nước thô trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
Các nhà máy nước dự kiến được xây từ 2 hướng đông và tây của TP. Nhà máy nước Đông thành phố có công suất 500.000 m3/ngày và đêm, sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai, hồ Trị An. Nhà máy dự kiến hoạt động năm 2040, vị trí đặt tại TP Thủ Đức.
Nhà máy nước Tây thành phố sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng với công suất 2 triệu m3/ngày và đêm (năm 2050). Vị trí đặt tại huyện Hóc Môc hoặc huyện Bình Chánh.
Video đang HOT
Sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Ảnh: Quỳnh Danh.
Về chương trình cấp nước sạch giai đoạn 2020-2030, TP sẽ di dời điểm khai thác nước thô hiện tại ở Hòa Phú (Củ Chi) lên phía thượng lưu. Cụ thể, vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20 km, cách ngã ba sông Thị Tính – sông Sài Gòn khoảng 10-15 km về thượng lưu.
Việc này nhằm hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính.
Để giảm khai thác nước ngầm, TP sẽ tiến hành trám lấp giếng dưới đất đến năm 2025 và yêu cầu các đơn vị cấp nước ngừng khai thác nước ngầm ở nơi đã có mạng cấp nước. TP đặt mục tiêu đến năm 2025 vẫn duy trì tổng lượng khai thác nước dưới đất là 100.000 m3/ngày và đêm.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18/1. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND TP về tổ chức, triển khai đề án.
Hiện, 94% nguồn nước thô tại TP.HCM đến từ nước mặt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, chỉ còn 6% từ nguồn nước ngầm. Công suất phát nước thực tế trung bình năm 2019 là hơn 1,9 triệu m3/ngày, trong khi đó, tổng công suất cấp nước thiết kế là 2,4 triệu m3/ngày.
TP.HCM đạt đỉnh triều cường trong hai ngày tới
Kỳ triều cường trong tháng 12 có đỉnh triều ở mức khá cao, có nơi chạm mức cao hơn BĐIII từ 0,05-0,10 m.
Sáng 12-12, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết mực nước các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn lên nhanh trong những ngày qua.
Đến 7 giờ ngày 12-12 mực nước cao nhất ngày thực đo tại các trạm như sau: trạm Nhà Bè đạt mức 1,44 m, cao hơn báo động (BĐ) 1 0,04 m; trạm Phú An đạt 1,46 m cao hơn BĐ1 0,06 m; trạm Thủ Dầu Một đạt 1,54 m cao hơn BĐII 0,05 m.
Triều cường dâng cao gây ngập đường Lương Định Của, quận 2 vào chiều tối ngày 17-11.
Đài Khí tượng Thủy văn cho biết thêm, mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới.
Đỉnh triều đợt này xuất hiện vào ngày 14 đến ngày 16-12 (mùng 1-3 tháng 11 âm lịch), có thể ở mức sau: trạm Phú An và trạm Nhà Bè lên mức 1,60-1,65 m xấp xỉ hoặc cao hơn BĐIII 0,05 m; trạm Biên Hòa lên mức xấp xỉ BĐI, trạm Thủ Dầu Một cao hơn BĐIII từ 0,05-0,10 m.
Thời gian xuất hiện đỉnh triều trong ngày từ 4-6 giờ và 17-19 giờ.
Đài Khí tượng Thủy văn cảnh báo, mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn ở cấp độ 3. Đây là kỳ triều cường có đỉnh triều ở mức khá cao, cảnh báo nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, thấp.
Ngoài ra, Đài Khí tượng Thủy văn thông tin thêm về mực nước vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam Bộ lên chậm và ở vẫn mức thấp. Tính đến 7 giờ mực nước tại các trạm vẫn ở mức thấp dưới BĐI.
Tuy nhiên, theo Đài Khí tượng Thủy văn, mực nước đỉnh triều ở các trạm vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ tiếp tục lên trong năm ngày tới. Đỉnh triều đợt này sẽ xuất hiện vào ngày 15 đến ngày 16-12 (2 đến ngày 3-11 âm lịch).
Mực nước tại các trạm như sau: trạm Mỹ Thuận (sông Tiền) có khả năng đạt mức 1,80-1,85 xấp xỉ hoặc cao hơn BĐIII 0,05 m; trạm Cần Thơ (sông Hậu) có khả năng đạt mức 1,90-1,95 xấp xỉ hoặc cao hơn BĐII 0,05m.Vùng ven biển ở mức BĐII-BĐIII.
Cấp độ rủi ro thiên tai do triều cường có khả năng đạt cấp độ 1.
Cần cơ chế đặc thù để bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai Địa bàn lưu vực trải rộng trên 11 tỉnh, thành phố nên việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường một cách tổng thể, đồng bộ gặp nhiều khó khăn. Ngày 30/10, tại tỉnh Long An, Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai và UBND tỉnh Long An phối hợp tổ chức hội nghị Tổng kết đánh...