TPHCM sắp xếp lại các trạm thu phí giao thông
Với hệ thống trạm thu phí giao thông dày đặc tại các cửa ngõ, TPHCM là địa phương mà hầu như xe ô tô nào tiến vào đều phải đóng phí. Điều đó trở thành 1 trở ngại, 1 điểm trừ đối với năng lực cạnh tranh của thành phố.
Không còn là giải pháp tối ưu
Cách đây gần 20 năm, đề xuất cho doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng hạ tầng rồi lập trạm thu phí trong 1 thời gian để thu hồi vốn (hợp đồng BOT, xây dựng – khai thác – chuyển giao) là 1 trong những giải pháp tối ưu để huy động nguồn lực tư nhân, phát triển hạ tầng. TPHCM là địa phương áp dụng biện pháp này từ rất sớm nên nhờ đó thành phố mới có được đường Điện Biên Phủ, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Triệu 2, cầu Rạch Chiếc…
Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện chính sách này đã biến TPHCM thành địa phương bị bao vây bởi hàng loạt trạm thu phí. Nếu tính về mật độ lưu thông thì TPHCM chỉ có 2 cửa ngõ chính là Đông Bắc và Tây Nam, với các trục đường chính là quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, đại lộ Đông Tây (nay là đường Mai Chí Thọ và Võ Văn Kiệt)… Trên các cửa ngõ này đều bị hàng loạt trạm thu phí “trấn thủ” như trạm Xa lộ Hà Nội, trạm Bình Triệu 1 & 2, trạm Phú Mỹ…
Trạm thu phí dày đặc ở TPHCM đang là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp vận tải
Việc bố trí các trạm thu phí hiện nay dày đặc và rối đến mức thành phố muốn kêu gọi nhà đầu tư tham gia các dự án BOT mới cũng không kiếm đâu ra chỗ để… đặt trạm thu phí. Điển hình như dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 song song với cầu Sài Gòn, ban đầu dự tính xây dựng theo hợp đồng BOT nhưng nhà đầu tư không tìm đâu ra chỗ đặt trạm thu phí vì xung quanh công trình này đã có 2 trạm thu phí lớn, đầu tư không có lời. Sau đó, thành phố đành phải chuyển sang hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) thì nhà đầu tư mới chịu làm.
Ngoài ra, khi hệ thống trạm thu phí dày đặc thì nguồn thu này của các trạm mới không còn nhiều, nhà đầu tư khó thu hồi vốn nên hình thức đầu tư này chẳng còn hấp dẫn. Điển hình là ở dự án cầu Phú Mỹ, dù chủ đầu tư bỏ hàng ngàn tỷ đồng xây dựng công trình nhưng nguồn thu từ trạm thu phí không đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư phải xin trả lại công trình cho thành phố.
Video đang HOT
Theo phòng Kế hoạch đầu tư – Sở Giao thông Vận tải TPHCM, hiện các nhà đầu tư chẳng mấy “mặn mà” với các dự án xây dựng hạ tầng bằng hình thức BOT. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng thường kéo dài làm chi phí và rủi ro đầu tư gia tăng. Trong khi đó, nguồn thu từ thu phí giao thông không bù đắp đủ cho chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Sắp xếp lại
Ngoài việc không còn hấp dẫn nhà đầu tư, hình thức bán quyền khai thác đường như trên còn đang tạo thành 1 hệ lụy là có quá nhiều trạm thu phí trên đường, gây trở ngại cho các doanh nghiệp vận tải, làm tăng giá cước vận tải, gián tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nhất là trong tình hình mức thu phí tăng cao, Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động thì mức phí này càng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của TPHCM.
Theo phòng Kế hoạch đầu tư, hiện TPHCM không thể đặt hàng loạt các trạm thu phí trên các tuyến đường vì nó sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng đường bộ và ảnh hưởng đến mặt bằng giá nói chung của thành phố. Ngoài ra, việc đặt trạm dày đặc trên các tuyến cửa ngõ còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến đường không thu phí (do xe né trạm), làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Vì vậy, thành phố không còn xem BOT là giải pháp tối ưu mà bắt đầu nghiên cứu áp dụng các giải pháp mới như đổi đất lấy hạ tầng (cầu Sài Gòn, đường Phạm Văn Đồng, 4 đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm…). Thành phố còn tiến tới nghiên cứu cho nhà đầu tư khai thác nhiều hình thức dịch vụ khác để thu phí hoàn vốn đầu tư công trình như quảng cáo, dịch vụ công cộng…
Song song đó, TPHCM cũng tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại các trạm thu phí giao thông hiện có trên địa bàn thành phố. Đầu tiên là trạm thu phí Kinh Dương Vương “trấn thủ” cửa ngõ phía Tây thành phố đã đóng cửa. Sau đó, trạm thu phí hầm Thủ Thiêm (Đường hầm vượt sông Sài Gòn) đã xây dựng xong, đã thu phí thử nghiệm, dự kiến sẽ hoạt động trong năm 2012 nhưng đến nay vẫn hoãn. Thành phố dự kiến sẽ dùng ngân sách và Quỹ Bảo trì đường bộ để duy tu đường hầm này và không đặt trạm thu phí tại đây.
Ngoài ra, thành phố cũng tính đến chuyện dẹp bỏ trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh. Tuy nhiên, muốn dẹp trạm thu phí này thành phố phải bồi thường cho chủ đầu tư là công ty Phú Mỹ Hưng theo hợp đồng trước đây thành phố đã ký kết với công ty. Do đó, thành phố đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát kỹ nội dung hợp đồng đã ký kết, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp. Đến ngày 11/3, Sở Giao thông Vận tải cũng đã tiến hành họp rà soát số liệu tại trạm thu phí Nguyễn Văn Linh để có biện pháp đề xuất thành phố trong thời gian tới.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
TPHCM: Kiến nghị di dời Bến xe Miền Tây
Theo quy hoạch trước đây, UBND TPHCM dự kiến dời Bến xe Miền Tây về xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Mới đây, UBND TP lại kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho điều chỉnh quy hoạch, dời Bến xe Miền Tây về khu E Phú Mỹ Hưng.
Sau nhiều lần bàn cãi, nay TPHCM lại xin chuyển Bến xe Miền Tây về khu E Phú Mỹ Hưng (ảnh: Đình Thảo)
Về Phú Mỹ Hưng
Theo thông báo của Văn phòng UBND TPHCM, UBND TP đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch vị trí Bến xe Miền Tây mới về vị trí tại Khu E Phú Mỹ Hưng (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) với quy mô trong khoảng từ 16ha đến 20ha. Vị trí điều chỉnh thuộc một trong năm khu đất của Khu đô thị mới Nam Sài Gòn.
Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng được quy hoạch thành 5 khu (đánh ký hiệu A, B, C, D, E). Ngoài khu A là trung tâm đô thị mới đã phát triển ra hình, ra dáng thì các khu còn lại dánh cho chức năng làng đại học, trung tâm kỹ thuật cao, lưu thông hàng hóa... hầu hết vẫn là đất trống. Trong 4 khu còn lại, chưa phát triển thì có 2 khu (D, E) được quy hoạch làm trung tâm lưu thông hàng hóa; trong đó, khu D rộng 85 ha, khu E rộng 115 ha.
Với kiến nghị mới này, Bến xe Miền Tây sẽ được đặt tại khu E, nơi được quy hoạch làm trung tâm lưu thông hàng hóa I của khu vực Nam Sài Gòn. Khu này trải dài trên diện tích rộng 115ha tại giao lộ Quốc lộ 1 và đại lộ Nguyễn Văn Linh gồm 5 khu: khu thương mại quốc tế, khu thương mại đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu kho bãi công nghiệp, khu cảng và trung chuyển hàng hóa, khu dân cư hỗn hợp.
Trước đây, khi đề xuất chọn vị trí này làm Bến xe Miền Tây, UBND TP vấp phải sự phản đối của công ty Phú Mỹ Hưng, đơn vị xây dựng và khai thác khu đô thị này. Tuy nhiên, với những lợi ích khi đặt Bến xe Miền Tây tại đây, UBND TP đã đề nghị Phú Mỹ Hưng cắt hơn 16 ha đất dành để xây bến xe ra khỏi ranh của khu đô thị mới, TP sẽ cấn trừ tiền thuế đất Phú Mỹ Hưng đã chi trả.
Nhiều điểm lợi
Theo UBND TPHCM, khu E Phú Mỹ Hưng ở vị trí rất thuận lợi trong việc lưu thông từ mọi hướng bằng đường thủy và đường bộ. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch vị trí Bến xe Miền Tây mới về đây sẽ bảo đảm sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông công cộng, kể cả các phương thức vận tải sức chở lớn trên các trục đường Quốc lộ 1, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương và đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện hữu, đồng thời bảo đảm kết nối các dân cư mới tại khu vực.
UBND TP đánh giá vị trí này là 1 vị trí đắc địa, kết nối được với các tỉnh miền Tây và tuyến Monorail sẽ hình thành trong tương lai tại huyện Bình Chánh. Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP thì thành phố cũng từng làm việc với Ngân hàng Thế giới về việc đầu tư dự án xe buýt nhanh tại khu vực này và Ngân hàng Thế giới cũng đồng tình với phương án chọn vị trí khu E Phú Mỹ Hưng để xây dựng Bến xe Miền Tây.
Như vậy, nếu xây dựng Bến xe Miền Tây tại đây sẽ giúp hành khách có thể di chuyển từ trung tâm TP đến bến xe và đi từ bến xe về trung tâm thành phố bằng nhiều loại hình phương tiện khác nhau sẽ hình thành trong tương lai, rất thuận tiện cho hành khách.
Ngoài ra, theo UBND TP thì đặt bến xe tại vị trí này có thể kết nối được các chùm đô thị dọc theo trục đường Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt. Lợi dụng trục đại lộ Võ Văn Kiệt có sẵn đi lên phía bắc và đông bắc của TP có thể giúp kết nối với khu vực Thủ Thiêm và bán đảo Thanh Đa - Bình Quới. Như vậy, vị trí này sẽ phát huy hiệu quả cao nhất về mặt quy hoạch tổ chức giao thông.
Theo Dantri
Khởi công gói thầu xây lắp số 1 đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Sáng 8/3, tại km 03 700, xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cùng nhà thầu tổ chức lễ triển khai thi công gói thầu xây lắp số 1 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Dự án xây dựng đường cao tốc...