TP.HCM: Rác thải, ô nhiễm “bức tử” nhiều dòng kênh
TP.HCM đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để cải tạo những dòng kênh “chết” nhưng gần đây những con kênh này đang có nguy cơ tái ô nhiễm…
Kênh Tàu Hũ – Bến Nghé nước đen, rác nổi lềnh bềnh, người dân sinh hoạt trên tàu thuyền
TP.HCM đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để cải tạo những dòng kênh “chết” như: Tàu Hũ – Bến Nghé, Tân Hóa – Lò Gốm, Nhiêu Lộc – Thị Nghè… nhưng thời gian gần đây những con kênh này đang có nguy cơ tái ô nhiễm…
Vô tư xả thải, ném rác xuống kênh
Ghi nhận của PV dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm chảy qua 4 quận ( quận Tân Bình, Tân Phú, 11, 6) dài 6,8km, nước dưới kênh đen ngòm, bốc mùi hôi thối, rác nổi lềnh bềnh…
Chạy dọc kênh qua địa bàn các quận 11, Tân Phú, PV ghi nhận chỉ một màu nước đen kịt và mùi hôi thối. Vào những ngày nắng nóng, dòng kênh này càng bốc mùi nồng nặc. Đáng chú ý, tại khu vực cầu số 3 của phường 7, quận 6, PV ghi nhận nước thải từ ống cống được xả thẳng ra dòng kênh.
Bà Phạm Thúy Lan, nhà trước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm cho hay, không chỉ rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và khu dân cư hàng ngày thải trực tiếp ra kênh, khiến dòng nước đen ngòm.
“Chính quyền địa phương cũng tuyên truyền, song ý thức của một số người dân chưa thay đổi, thường xuyên vứt rác xuống kênh. Năm nay mưa chậm, kênh cạn nước nên càng bốc mùi hơn”, bà Lan nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hải, người dân sinh sống gần tuyến kênh cho biết: “Rác trên kênh phần lớn do những người đi đường vứt xuống. Nhiều người không có ý thức, chính quyền cũng khó bắt quả tang để xử phạt”.
Tương tự, trên kênh Tàu Hũ – Bến Nghé, đoạn từ cầu chữ Y đến hạ nguồn nước đen và đầy rác. Khu vực này có các bè thuyền neo đậu, người dân sinh hoạt và xả rác ngay trên kênh. Bên cạnh đó, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trên đường Hoàng Sa, Trường Sa cũng đang đối diện với nguy cơ tái ô nhiễm.
Trước đó, khi mới khánh thành cải tạo kênh từ năm 2012, dọc kênh sạch sẽ, nước trong vắt. Nhưng hiện nay chỉ khoảng 1/3 kênh nước xanh trong, không mùi hôi, còn lại nước đen kịt và bốc mùi vào những ngày nắng nóng. Những năm gần đây, còn diễn ra tình trạng cá chết hàng loạt.
Xử lý mùi hôi, ô nhiễm thế nào?
Trao đổi với PV, ông Trần Đức Thọ, Chủ tịch UBND phường 7, quận 6 cho biết, dọc tuyến kênh thuộc địa bàn phường quản lý treo nhiều khẩu hiệu kêu gọi người dân bảo vệ môi trường.
Đồng thời, tổ dân phố của phường đến từng hộ dân để tuyên truyền không vứt rác, xả thải xuống kênh. Những người dân sinh sống tại địa bàn phường hầu hết có ý thức, mỗi nhà đều có thùng rác riêng.
Tuy nhiên, rác trên kênh phần lớn do khách vãng lai đi đường vứt xuống. Năm 2019, phường đã xử phạt hàng chục trường hợp người dân xả rác xuống kênh. Trong đó có 2 trường hợp xả nước thải trực tiếp ra kênh, mỗi trường hợp này bị phạt 4 triệu đồng.
Đại điện UBND phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú cho biết, người dân địa phương cũng phản ánh tình trạng một số người thiếu ý thức đổ rác ra kênh. Tuy nhiên, để xử lý không dễ do không bắt quả tang được các hành vi này.
Do vậy, phường chú trọng công tác tuyên truyền, làm nhiều băng rôn cảnh báo xả rác; đồng thời, đặt nhiều thùng rác dọc kênh để người đi đường không “tiện tay” vứt xuống kênh.
Ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường thủy thuộc Sở GTVT TP HCM cho biết, đầu tháng 3/2020 đơn vị thi công đã bắt đầu xử lý nạo vét bùn thải dưới kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè.
“Thời gian qua, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không được cải tạo, rác thải sinh hoạt chảy từ các miệng cống ra kênh. Lâu ngày, số rác này trộn lẫn vào bùn đáy, gây bồi lắng, tồn đọng khiến dòng chảy bị ảnh hưởng. Khi thủy triều rút, nhiều đoạn kênh cạn nước, bốc mùi. Do đó việc nạo vét kênh lần này sẽ xử lý được mùi hôi, nước kênh trong sạch hơn”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, việc nạo vét kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ triển khai thành 3 đợt. Tổng khối lượng bùn được nạo vét dự kiến khoảng 122.000m3, kinh phí để nạo vét khoảng 36,5 tỷ đồng.
Hiện đơn vị thi công đã nạo vét xong đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu số 6. Đoạn cuối từ cầu số 6 đến đường Út Tịch đang lựa chọn nhà thầu, dự kiến thi công trong tháng 6 và hoàn thành tháng 8. Đoạn còn lại từ cầu Lê Văn Sỹ đến sông Sài Gòn dự kiến triển khai trong tháng 7 và hoàn thành tháng 10 năm nay.
Ngoài ra, kênh Tàu Hũ – Bến Nghé cũng sẽ được thi công nạo vét và hoàn thành trong năm 2020.
Riêng kênh Tân Hóa – Lò Gốm, đại diện Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP HCM cho biết, công tác duy tu nạo vét kênh hiện chưa thể triển khai vì đang chờ nguồn vốn.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài 8,7km chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Năm 2003, UBND TP HCM đầu tư gần 10.000 tỷ đồng xây dựng bờ kè, làm cống tiêu thoát nước và làm đường hai bên bờ kênh.
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm chảy qua 4 quận: Tân Bình, Tân Phú, 11 và 6 dài 6,8km. Đây là một trong những dòng kênh ô nhiễm nặng nề nhất nằm phía Tây TP, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gần 1 triệu dân. Dự án với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng được khởi công cuối năm 2011 đến 2015 hoàn thành.
Kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua địa bàn 7 quận, huyện gồm: Quận 4, 5, 6, 8, 10, 11 và Bình Chánh với tổng diện tích lưu vực 2.150ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 11.282 tỷ đồng.
Mưa lớn ở TPHCM, nhiều tuyến đường ngập sâu
Sau nhiều ngày nắng nóng, chiều 25/4, tại TPHCM xuất hiện cơn mưa lớn trái mùa tại một số quận, huyện khiến nhiều tuyến đường ngập sâu.
Cơn mưa lớn kèm theo dông lốc và gió giật mạnh kéo dài hơn 30 phút từ 15h30 đến hơn 16h xuất hiện tại địa bàn Quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức... khiến một số tuyến đường ở khu vực này bị ngập, ảnh hưởng đến di chuyển của các phương tiện vào giờ cao điểm cuối ngày.
Một số chỗ ngập sâu gần 50 cm khiến nhiều phương tiện đi lại khó khăn.
Mưa lớn kéo dài ở khu vực Quận 12, khiến tuyến đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận ngập sâu trong nước. Nhiều phương tiện xe 2 bánh bị ngập nước phải đẩy bộ. Mưa lớn, nước không kịp thoát gây nên tình trạng nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối từ hệ thống cống tràn ngược lên mặt đường.
Trong khi đó, tại nhiều quận, huyện phía Nam của TP như: Quận 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh... vẫn trong tình trạng nắng nóng gay gắt, không có mưa trong nhiều ngày qua./.
Vinh Quang
Đàn voi rừng kéo về rẫy phá vườn, tìm nước uống, dân sợ chết khiếp Gần đây, đàn voi rừng thường xuyên kéo về xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phá hoa màu, nhà cửa của nhiều người dân. Đàn voi ngày càng dạn, có khi 18 giờ đã ra và 8 giờ sáng hôm sau mới về lại rừng khiến người dân rất lo lắng. Hàng rào điện tử xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu)...