TP.HCM ra mắt phiên bản tiếng Anh của Cổng thông tin COVID-19
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa ra mắt bản tiếng Anh của Cổng thông tin COVID-19, nhằm cung cấp thông tin tình hình dịch COVID của TP cho người nước ngoài ở trong và ngoài nước.
Giao diện Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM bản tiếng Anh
Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM tích hợp từ các kênh thông tin của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Bộ Y tế, Sở Y tế TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các thông tin, dữ liệu, báo cáo từ nhiều cơ quan khác để thông tin tại một địa chỉ duy nhất là https://covid19.hochiminhcity.gov.vn.
Cổng thông tin COVID-19 cung cấp thông tin tình hình diễn biến dịch COVID-19, bản đồ COVID-19 TP.HCM và các thông tin, tin tức mới nhất về công tác phòng chống dịch của TP.
Đây cũng là kênh góp ý, hiến kế cho công tác phòng chống dịch của TP và các thông tin đường dây nóng khi có nhu cầu liên hệ.
Video đang HOT
Các thông tin trên được cập nhật hằng ngày, trình bày trực quan trên bản đồ TP, chi tiết đến từng quận huyện, TP Thủ Đức. Dữ liệu và báo cáo được thu thập từ trung tâm phân tích dữ liệu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP.
Sở Thông tin và truyền thông hy vọng Cổng thông tin COVID-19 TP sẽ là địa chỉ hữu ích giúp cung cấp thông tin tình hình dịch COVID-19 của TP.HCM cho người nước ngoài ở trong và ngoài nước.
Nữ thạc sĩ làm thêm nghề giúp việc gia đình
Ra trường không xin được công việc đúng chuyên môn, lương lại thấp khiến thạc sĩ trẻ phải làm thêm nghề giúp việc gia đình để có thu nhập.
Nguyễn Hoài Phương (26 tuổi), ngoại hình nhỏ nhắn, đeo kính cận dày cộp đến nhà chị Vũ Ngọc Anh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để xin giúp việc theo giờ. Gia đình chị Ngọc Anh ấn tượng với Phương ngay từ lần đầu gặp vì cô gái này ăn nói rất lịch sự và lễ phép.
Sau vài câu hỏi thăm, chị Ngọc Anh biết được quê của Hoài Phương ở Nam Định. Em vào TP.HCM gần một năm để tìm kiếm việc làm. Hoài Phương thử sức ở nhiều công việc khác nhau nhưng chưa tìm được việc ưng ý. Trong thời gian này cô nhận giúp việc theo giờ để có thêm tiền trang trải.
"Em chỉ làm mỗi ngày khoảng 2 tiếng, bắt đầu từ 17h. Sau đó em phải đi học thêm tiếng Anh và tìm việc làm ", Hoài Phương nói.
Gia đình chị Ngọc Anh đồng ý với yêu cầu này của cô gái và trả cho Phương tiền công một ngày là 150.000 đồng. Mới một tuần, chị Ngọc Anh đánh giá Hoài Phương nhanh nhẹn, gọn gàng, làm việc đâu ra đấy. Bất ngờ hơn, Phương có thể giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát với cậu con trai đang học lớp 10 tại trường quốc tế.
Phương còn có vốn kiến thức xã hội tốt, am hiểu nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế. Điều này khiến chị cảm thấy tò mò về người giúp việc.
"Tôi thấy Phương khác với tất cả những người từng giúp việc cho gia đình tôi. Kiến thức của em rất tốt, lại nói tiếng Anh lưu loát. Gặng hỏ mới biết Hoài Phương mới hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Gia đình tôi giật mình vì trình độ học vấn của em còn cao hơn cả vợ chồng tôi" , chị Ngọc Anh nói.
Nữ thạc sĩ làm thêm nghề giúp việc để có thu nhập. (Ảnh: NVCC)
Hoài Phương tốt nghiệp đại học năm 2017. Sau đó cô học thạc sĩ thêm 2 năm. Năm 2019, Phương nộp hồ sơ vào một đơn vị sự nghiệp nhà nước với mong muốn tìm được công việc ổn định tại quê nhà, nhưng không thành công.
Sau đó cô thử việc tại một công ty tư nhân với mức lương khởi điểm 3 triệu đồng/tháng. Lương thấp, áp lực lại cao nên chỉ sau khoảng 3 tháng, Hoài Phương xin nghỉ. Có thời điểm, Phương đi bán hàng siêu thị, bán bảo hiểm...nhưng đời sống vẫn bấp bênh, đôi khi cô phải xin tiền bố mẹ.
"Tôi buồn lắm. Nhìn bạn bè ra trường có công ăn việc làm ổn định còn mình sao vẫn long đong. Công việc đúng chuyên môn thì lương thấp, công việc trái ngành thì áp lực. Điều buồn nhất, tôi lại là một trong những sinh viên học giỏi nhất của lớp đại học ", Hoài Phương nói.
Tháng 3/2020, Phương quyết định vào TP.HCM tìm cơ hội việc làm. Cô xin việc tại một trường học với mức lương thử việc 5 triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập cao hơn so với thời điểm ở Nam Định nhưng chi phí sinh hoạt tại TP.HCM không hề rẻ. Cuộc sống của Phương vẫn chật vật. Ngoài thời gian làm việc tại trường, cô còn làm thêm nhiều nghề như phát tờ rơi, phục vụ quán nước...
Cuối năm 2020, Hoài Phương bắt đầu thử sức với nghề giúp việc bán thời gian. Chỉ sau vài ngày đăng tin, cô nhận được hàng chục cuộc gọi từ các gia đình.
Từ khi làm thêm nghề giúp việc, cuộc sống của Phương ổn định hơn để tính toán tương lai xa. Thay vì cần hỗ trợ tài chính từ gia đình, Phương có thể lo được cho cuộc sống bản thân. Trong khi đó, bố mẹ ở quê vẫn nghĩ Phương đang làm việc tại một công ty liên doanh. Mỗi lần gọi video call về nhà, Phương đều giới thiệu gia đình chị Ngọc Anh với tư cách là chủ doanh nghiệp nơi cô bạn đang làm việc.
"Tôi vẫn giấu gia đình chuyện đi làm giúp việc. Bố mẹ tôi sẽ không chấp nhận việc con gái có bằng thạc sĩ lại đi làm nghề này. Nhưng tôi nghĩ không có công việc nào là sang - hèn, công việc nào cũng đáng quý như nhau. Nghề giúp việc giúp tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống ", Phương chia sẻ.
Đến nay, Phương quen được một nhóm 5 bạn cũng làm nghề giúp việc gia đình theo giờ. Trong đó 3 người có bằng đại học.
"Sau những trải nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng học ngành nào, bằng cấp gì cũng không quan trọng. Quan trọng nhất là bản thân có thể thích nghi được với cuộc sống hay không? Cuộc sống sau khi ra trường thực sự nghiệt ngã", Hoài Phương nói.
"Chia sẻ" giáo viên bù lấp thiếu hụt TPHCM hiện có hơn 2.300 trường học. Hằng năm, nhu cầu tuyển dụng giáo viên của địa phương này rất lớn, tuy nhiên không phải năm học nào ngành cũng tuyển đủ chỉ tiêu đề ra. Giờ học Tiếng Anh của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1. Ảnh minh hoạ: P.N Nhiều môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin...