TPHCM: Quản chặt các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm
UBND TPHCM vừa chỉ thị các cơ quan chức năng tăng cường quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, có khả năng phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn TP.
Một tiệm cắt tóc kích dục bị bắt quả tang (ảnh: Người lao động)
Theo chỉ thị này, UBND TP giao Chủ tịch UBND các quận – huyện chủ động phối hợp tổ chức tổng kiểm tra, lập lại trật tự trên lĩnh vực kinh doanh văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội; kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú du lịch, các ngành nghề hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Khi phát hiện vi phạm, UBND TP yêu cầu kiên quyết xử lý, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ các hoạt động chưa đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Các điểm hoạt động bấm huyệt, xoa bóp (massage), xông hơi, spa, y học cổ truyền… cũng được TP lưu ý Sở Y tế tăng cường kiểm tra nhằm giải quyết các tệ nạn biến tướng, trá hình. Nếu phát hiện thì kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở này.
Video đang HOT
UBND TP cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hơn các đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội cấp TP, quận – huyện; tăng cường phối hợp kiểm tra thường xuyên, liên tục đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm.
Đồng thời yêu cầu Công an TP có phương án giải quyết tình trạng các cơ sở kinh doanh ngành nghề nhạy cảm sử dụng lực lượng đeo bám, nhắn tin đe dọa, có các hành vi gây khó khăn, cản trở các thành viên Đoàn Kiểm tra thi hành nhiệm vụ. Tp giao nhiệm vụ trực tiếp cho Giám đốc Công an TP chịu trách nhiệm truy quét, xử lý các băng nhóm xã hội đen, bảo kê, đeo bám hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành TP, quận – huyện.
Ngoài ra, Trưởng Công an quận – huyện, phường – xã, thị trấn được giao quản lý chặt chẽ địa bàn, không để các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trái phép, biến tướng, dễ phát sinh tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn quản lý; kịp thời xử lý chấn chỉnh các hành vi vi phạm, tiềm ẩn tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hóa lành mạnh.
Thủ trưởng các sở – ngành Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội,… được giao nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa; phòng, chống tệ nạn xã hội; y tế; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định, tổng hợp các nội dung quy định có sự mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc chưa sát hợp với thực tế để bổ sung, sửa đổi nhằm quản lý tốt hơn.
Theo Dân Trí
TP.HCM: Bó tay trước nạn "bướm đêm"?
Hàng loạt các tiệm hớt tóc mại dâm, quán karaoke ôm tua tủa mọc lên trên địa bàn TP.HCM, mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc, dẹp xong đâu lại vào đấy.
Một quán karaoke mại dâm trá hình tại TP.HCM bị công an truy quét
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tệ nạn mại dâm ngày càng bùng phát dữ dội và tập trung ở các tuyến đường Ngô Văn Năm, Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1), Phan Đăng Lưu (Q. Phú Nhuận), công viên Hòa Bình (Q.5)...
Các đối tượng không công khai, trơ trẽn như trước, mà hoạt động âm thầm nhưng phạm vi thì rộng lớn hơn. Họ dùng các công nghệ hiện đại như di động, internet... hoạt động trá hình núp bóng nhiều cơ sở như cắt tóc, gội đầu, massage, nhà hàng, khách sạn, karaoke... Giữa các đối tượng chăn dắt, chủ chứa và ngay cả gái bán dâm cũng liên hệ với nhau rất chặt chẽ nên chúng dễ dàng huy động khi cần thiết hay thông báo cho nhau khi có động tĩnh của cơ quan chức năng...
Đơn cử, tại tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Bình Thạnh dài chưa đầy một cây số song có tới mấy chục tiệm mại hớt tóc mại dâm trá hình, nhà hàng, quá karaoke nằm san sát nhau hoạt động.
Một cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho biết, đường Đinh Bộ Lĩnh là tuyến tập hợp nhiều điểm mại dâm núp bóng nhà hàng, khách sạn, karaoke, hớt tóc hoạt động vượt sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Không ít lần lực lượng chức năng đánh mạnh nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các cơ sở lại hồi sinh.
Biến tướng hơn là ở một số địa điểm như công viên Phú Lâm (Q.6) không chỉ có mại dâm nữ mà mại dâm nam đồng tính cũng diễn biến khó lường. Theo Thượng tá Ngô Văn Thêm, Phó trưởng Công an Q6 thì nơi đây có khoảng trên dưới 10 nam pê đê thường xuyên hoạt động mại dâm. Nguy hiểm nhất với những pê đê này là chúng thường móc nối, cấu kết với các đối tượng tội phạm hình sự để hoạt động cướp tài sản của khách...
Nói về tình trạng ma túy mại dâm ngày càng phức tạp này, một người dân tại Q.12 bức xúc: "Chỉ một đoạn đường trong hẻm nhà tôi mà có tới ba bốn khách sạn mọc lên, trong khi đây là khu dân cư, chẳng có khu du lịch hay vui chơi giải trí, trung tâm gì cả. Vậy thì khách từ đâu tới và vào đây làm gì? Phải chăng khách sạn, nhà nghỉ mọc lên tua tủa đã góp phần tiếp tay cho tệ nạn xã hội bùng phát?".
Trước tình hình này, UBND TP.HCM đã yêu cầu các địa phương phải có phương án định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó hạn chế phát triển dịch vụ nhạy cảm như quán karaoke, quán nhậu, nhà hàng. Kiên quyết xử lý các sai phạm bằng nhiều biện pháp kể cả truy tố trước pháp luật. Nếu sai phạm lãnh đạo UBND các quận huyện sẽ phải chịu trách nhiệm.
Được biết, hiện TP HCM có 25.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm với hơn 20.000 nữ tiếp viên. Trong đó có 90 vũ trường, gần 900 nhà hàng và quán karaoke, trên 3.000 khách sạn, gần 13.000 cơ sở kinh doanh massage, hớt tóc thanh nữ, cà phê...
Theo Infonet
Dịch vụ nhạy cảm bị đưa vào tầm ngắm UBND TP HCM vừa yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra những cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm , thậm chí có thể truy tố trước pháp luật nếu sai phạm nghiêm trọng. Chủ tịch UBND các quận huyện có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát cơ sở kinh doanh nhạy cảm...