TP.HCM: Quận Bình Tân lập 37 chốt để phong tỏa 3 khu phố tại phường An Lạc
Quận Bình Tân sẽ tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường, tuyến hẻm ra vào các khu vực phong tỏa với 37 chốt từ 0h ngày 20/6.
Tối 19/6, UBND quận Bình Tân cho biết, quận sẽ tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường, tuyến hẻm ra vào các khu vực phong tỏa với 37 chốt từ 0h ngày 20/6.
Cụ thể: Đường Hồ Học Lãm đoạn từ Kinh Dương Vương đến Võ Văn Kiệt sẽ chốt chặn, cách ly. Riêng tuyến đường Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt vẫn cho lưu thông nhưng không dừng, đỗ.
Quận Bình Tân thiết lập 37 chốt phong tỏa. (Ảnh minh họa)
Quận Bình Tân cũng sẽ tiếp tục giữ các chốt tại hẻm hoặc khu vực có nguy cơ cao, đang cách ly hiện hữu (Chung cư Ehome, các hẻm đường Hồ Học Lãm, Khu dân cư Nam Long) và xem như cách ly vòng trong.
Các vùng bị phong tỏa có số hộ dân bị ảnh hưởng là 17.441 hộ (55.931 người), có 306 doanh nghiệp bị ảnh hưởng và 4 đơn vị hành chính nằm trong khu vực phong toả gồm Văn phòng tiếp công dân của Trung ương Đảng, Toà án, Viện kiểm sát và Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Tân.
Đối với các cửa hàng tiện ích, UBND quận sẽ cho tiếp tục hoạt động để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân và chỉ phục vụ người dân trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội; đồng thời chỉ chở hàng hóa, không chở người ra, vào khu vực giãn cách, mỗi lần ra vào đều phải khử trùng, sát khuẩn.
Để đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, UBND quận Bình Tân sẽ phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM hỗ trợ cung ứng đầy đủ cho người dân. Đồng thời phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Tân và các đoàn thể cung ứng lương thực, hỗ trợ người dân, gia đình khó khăn trong khu vực phong toả.
Trong đợt dịch lần này, UBND quận Bình Tân cho biết, hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở đã tập trung vận động các nguồn lực chăm lo, hỗ trợ cho hộ dân trong khu vực cách ly, phong tỏa và người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với tổng kinh phí là hơn 4,3 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt là 518 triệu đồng, nhu yếu phẩm hơn 3,8 tỷ đồng (gồm gạo, mì, trứng, dầu ăn, sữa, rau củ quả…).
Cũng theo UBND quận Bình Tân, quận đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) lấy mẫu xét nghiệm mở rộng toàn bộ người dân trong khu phố 2, phường An Lạc (gần 30.000 người). Tiếp tục lấy mẫu tầm soát COVID-19 cho khoảng 20.000 người lao động tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam và 13.000 công nhân tại Khu công nghiệp Tân Tạo.
Bên cạnh đó, quận Bình Tân phối hợp cùng HCDC mở rộng tầm soát lấy mẫu xét nghiệm tại Khu công nghiệp Tân Bình và Khu công nghiệp Vĩnh Lộc với 49 doanh nghiệp có 7.000 người lao động.
TP.HCM phong tỏa 3 khu phố ở Q.Bình Tân: Đường phố vắng vẻ trước giờ 'G'
Trước giờ phong tỏa 14 ngày, người dân khu phố 2, 3, 4 thuộc P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM tranh thủ mua đồ dự trữ. Nhiều người cho biết dù khá lo lắng, nhưng họ sẽ tuân thủ tốt quy định cách ly mong dịch Covid-19 mau qua.
Đường Lê Cơ (KP.3, P.An Lạc, Q.Bình Tân) vắng vẻ tối 19.6 . ẢNH: CAO AN BIÊN
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 19.6 UBND TP.HCM có chỉ đạo khẩn về việc thiết lập vùng phong tỏa để tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Q.Bình Tân. Theo đó, từ 0 giờ ngày 20.6, triển khai thiết lập vùng phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 đối với các khu phố 2, 3, 4 thuộc P.An Lạc, Q.Bình Tân trong 14 ngày. Trước giờ "G", các khu vực này ra sao?
Bản tin Covid-19 ngày 19.6: TP.HCM nâng cao biện pháp phòng dịch bệnh
"Mua nhiều đồ để mấy ngày tới khỏi ra ngoài"
Theo ghi nhận của Thanh Niên lúc 19 giờ ngày 19.6, các con đường ở khu phố 2, 3, 4 thuộc P.An Lạc tương đối vắng vẻ. Đa phần người dân đều "đóng cửa then cài" ở yên trong nhà. Một số người tranh thủ ghé tạp hóa hay các cửa hàng tiện lợi gần nhà để mua thực phẩm về dự trữ cho những ngày sắp tới. Nhiều điểm ở các khu vực trên, người dân vẫn xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19.
Thời điểm này, người dân ở khu vực sắp phong tỏa đều hạn chế ra ngoài . ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhiều người ghé mua nhu yếu phẩm dự trữ ở một tiệm tạp hóa trên đường Hồ Học Lãm . ẢNH: CAO AN BIÊN
Lỉnh kỉnh những túi thực phẩm trên xe, bà Nguyễn Ngọc Mai (47 tuổi, ngụ KP.2) cho biết từ chiều, bà đã nghe con trai thông báo là khu vực mình ở sẽ phải phong tỏa, giãn cách xã hội. Kiểm tra tủ lạnh bà mới nhận ra số thực phẩm còn lại không nhiều nên vội vàng đến cửa hàng gần nhà để mua.
"Từ lúc dịch bệnh bùng lên tôi cũng ít ra ngoài lắm, cũng dự trữ thực phẩm trong nhà cho chắc ăn. Mấy ngày nay tình hình dịch chỗ này phức tạp, nên cũng có lo. Lần này tui mua nhiều hơn, chủ yếu là rau củ quả với thịt, lương khô. Mua càng nhiều thì càng lâu phải đi chợ", bà cho biết.
Chạy qua đường Hồ Ngọc Lãm (P.An Lạc), tôi bắt gặp một tiệm tạp hóa có hàng dài người đến để mua nhu yếu phẩm. Anh H. (28 tuổi, ở KP.2) đang cùng con gái chờ vợ ghé vào để mua đồ, cho biết mình đã có mua thực phẩm từ trước. Lúc hay tin nơi mình ở bị phong tỏa, anh và cả gia đình chỉ đi để mua thêm những đồ còn thiếu.
Anh H. cùng con gái chờ vợ mua đồ . ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhiều người nói mua càng nhiều đồ để càng lâu ra ngoài trong thời điểm phong tỏa . ẢNH: CAO AN BIÊN
Chỉ vào tiệm tạp hóa, anh nói: "Bình thường không đông vậy đâu, nay phong tỏa nên mới vậy. Cũng mong là vợ mua sớm rồi về".
Vốn làm tài xế, vợ thì làm công nhân, anh nói những ngày qua hai vợ chồng vẫn có thể đi làm. Tuy nhiên khi hay tin có lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội anh và vợ đều đã nghỉ, để có thể ở yên trong nhà suốt 14 ngày tới.
"Tất nhiên không làm sẽ không có thu nhập, nhưng thôi dịch cỡ này rồi còn làm ăn gì nữa, sức khỏe vẫn hơn", anh nói xong cũng là lúc vợ vừa mua được đồ cần dùng. Gia đình anh H. vội chạy xe về.
Quận Bình Tân giãn cách 3 khu phố theo chỉ thị 16 phòng chống Covid-19
"Sẽ qua nhanh thôi"
Phía trước nhà của anh Trần Minh Hiếu (28 tuổi, ngụ KP.3) là một căn lều được dựng lên sẵn, phía xa xa là những hàng rào được xếp vào một góc đường. Chỉ vào đó, anh nói từ sáng đã thấy có xe chở đến, dù không hỏi nhưng anh cũng đoán là đầu đường Lê Cơ gần nhà sẽ được lập chốt phong tỏa.
"Sáng đã nghi rồi, chiều đọc báo tôi lại càng chắc chắn hơn. Tôi làm trong cơ quan nhà nước, mấy ngày qua vẫn phải đi làm nhưng lúc biết tin thì tôi đã gọi lên cơ quan để xin nghỉ và làm việc tại nhà thôi", anh kể.
Người dân vẫn đi lấy mẫu xét nghiệm tại một điểm của KP.3 (P.An Lạc) . ẢNH: CAO AN BIÊN
Một chốt phong tỏa vắng vẻ trước "giờ G" . ẢNH: CAO AN BIÊN
Ngay lúc đó, bố anh Hiếu chạy xe ra ngoài rồi nói: "Bây giờ tôi phải mua thêm thực phẩm về để dự trữ cho mấy ngày tới. Chắc chắn là gia đình sẽ tuân thủ tốt quy định cách ly để cùng chính quyền chiến thắng dịch bệnh". Dứt lời, ông chạy xe rời đi.
Anh Hiếu cho biết sắp tới gia đình 4 người của mình sẽ cố gắng ở trong nhà theo đúng khuyến cáo. Dù biết trước sẽ bức bối nhưng anh Hiếu nói chỉ cần giữ tâm lý thoải mái thì "mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi".
Anh Trần Minh Hiếu (28 tuổi, ngụ KP.3) nói mình sẽ ở yên trong nhà trong những ngày phong tỏa . ẢNH: CAO AN BIÊN
Chị L. (26 tuổi) xếp hàng đi lấy mẫu xét nghiệm ở một điểm thuộc KP.3. Chị tâm sự gia đình mình đều đã lấy mẫu hết rồi còn mình vừa đi công việc về nên giờ tranh thủ ra lấy. Những ngày qua, Q.Bình Tân có nhiều ca nhiễm khiến chị lo lắng.
"Cách ly thì không ai muốn đâu, nhưng tôi nghĩ là tốt thời điểm này. Tôi cũng mong là tôi và mọi người ở đây ai cũng âm tính", chị L. hi vọng.
Càng về khuya, những con đường ở đây lại càng vắng vẻ. Chỉ còn vài dòng xe chạy vội về nhà cho kịp trước 0 giờ.
Tối 19/6: Thêm 102 ca Covid-19, TP.HCM 31 bệnh nhân mới
Theo UBND Q.Bình Tân, 3 khu phố áp dụng biện pháp giãn cách rộng khoảng 171 ha với hơn 17.400 hộ dân và gần 56.000 nhân khẩu. Nếu áp dụng giãn cách, có 36 doanh nghiệp và 4 đơn vị hành chính bị ảnh hưởng. Riêng UBND P.An Lạc sẽ bố trí 1 hướng di chuyển để cán bộ, công chức đến trụ sở và đi thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.
Dự kiến, UBND Q.Bình Tân sẽ tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường, tuyến hẻm ra vào khu vực trên với 22 chốt, mỗi chốt 3 người/ca, ngày 3 ca, tổng cộng 198 người/ngày.
Đường Hồ Học Lãm đoạn từ Kinh Dương Vương đến Võ Văn Kiệt sẽ được chốt chặn, cách ly; riêng tuyến đường Kinh Dương Vương và Võ Văn Kiệt vẫn cho lưu thông nhưng không được phép dừng đỗ.
Các cửa hàng tiện tích vẫn tiếp tục hoạt động để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân và chỉ phục vụ người dân trong khu vực giãn cách, chỉ chở hàng hóa, không chở người ra vào khu vực phong tỏa.
Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị 10 siết chặt, tăng cường biện pháp phòng chống Covid-19 Tối 19.6, Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị 10/CT-UBND (gọi tắt Chỉ thị 10) về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. UBND TP.HCM đã thiết lập vùng phong tỏa tại 3 ấp ở H.Hóc Môn và 3 khu phố (khu phố: 2, 3, 4) thuộc P.An Lạc, Q.Bình Tân trong 14 ngày...