TP.HCM quá ít vắc xin
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, Bộ Y tế sẽ ưu tiên điều tiết cho TP.HCM và Hà Nội để tăng cường độ bao phủ.
Tiêm vắc xin AstraZeneca cho cán bộ chiến sĩ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) – Ảnh: BÁ ĐOÀN
Các thông số từ ngành y tế TP.HCM cho thấy tỉ lệ người dân của TP được tiêm ngừa vắc xin vẫn còn quá thấp, trong khi TP.HCM đang là một trong những tỉnh thành có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất cả nước ở thời điểm hiện tại với hàng chục ca mắc mới mỗi ngày.
Một chuyên gia nghiên cứu dịch tễ tại TP.HCM cho biết ngoài việc được chủ động tìm nguồn vắc xin tiêm cho người dân thì các địa phương, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực tự đánh giá vắc xin, bảo quản vắc xin, phân phối tiêm chủng, nhân lực tiêm ngừa và đủ nguồn kinh phí. “Nếu xét các yếu tố trên thì TP.HCM hoàn toàn đủ điều kiện để đáp ứng” – vị này khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, Bộ Y tế sẽ ưu tiên điều tiết cho TP.HCM và Hà Nội để tăng cường độ bao phủ.
Ngoài ra, theo ông Sơn, chủ trương chung của ngành y tế cũng như Chính phủ hiện nay là cố gắng làm sao mang vắc xin đến cho toàn dân một cách càng nhanh càng tốt.
Tuy vậy khi Nhà nước chưa lo đủ lượng vắc xin, cần có Quỹ vắc xin và sự chủ động từ các địa phương. “Việc chủ động này không phải là mua từ nguồn nhập vắc xin của Nhà nước, mà các địa phương phải tự chủ động liên hệ nhập về, sau đó hòa vào nguồn vắc xin trong cả nước để tiêm cho người dân địa phương” – Thứ trưởng Sơn giải thích.
Theo ông Sơn, trong bối cảnh khan hiếm vắc xin như hiện nay, việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo an toàn, công bằng và hiệu quả.
Khẳng định chủ trương mọi người dân đều có quyền sử dụng vắc xin, tuy nhiên ông Sơn cho rằng khi Nhà nước chưa thể mua, bao phủ tiêm cho tất cả người dân thì những địa phương nào có thể chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin cũng là rất đáng hoan nghênh.
TP.HCM đang trong giai đoạn tổ chức tiêm vắc xin đợt 3 cho 10 nhóm đối tượng với tổng số lượng khoảng 72.000 liều (hiện tiêm được hơn 10.000 liều). Đây là lượng vắc xin được phân bổ mới nhất mà TP.HCM nhận được.
Video đang HOT
Tuy vậy, cũng như hai đợt trước, số lượng vắc xin “khiêm tốn” lần này cũng chỉ dùng tiêm cho 10 nhóm đối tượng (có cả lượng người tiêm mũi thứ hai), có nguy cơ cao mắc COVID-19 như làm việc tại cơ sở y tế; người trực tiếp tham gia tổ chức cách ly; sinh viên tình nguyện hỗ trợ ngành y tế; nhóm người cung cấp dịch vụ thiết yếu; các thành viên chỉ đạo phòng chống dịch.
Ngoài ra còn phải dành một lượng để tiêm cho nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền đang điều trị nội trú dưới 65 tuổi (bệnh thận mãn tính, đái tháo đường…).
90 Đó là số ca nhiễm mới trong ngày 15-6 ở TP.HCM được Bộ Y tế xác nhận. Trong ngày, Việt Nam ghi nhận thêm 402 ca mắc mới (gồm cả 4 ca nhập cảnh), nhiều nhất tại tỉnh Bắc Giang (235), Bắc Ninh (55), kế đến là Bình Dương (12), Hà Tĩnh (3), Lạng Sơn (2), Hà Nội (1). Trong số 398 ca ghi nhận trong nước có 204 ca trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Chủ tịch UBND TP.HCM: 'TP.HCM chưa bao giờ nhiều ca nhiễm COVID-19 như thế'
Khẳng định tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM đang ở nguy cơ rất cao, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các đơn vị luôn trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Đánh giá tình hình dịch bệnh tại hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong cho biết đến nay TP.HCM ghi nhận có những trường hợp xét nghiệm âm tính nhưng người nhà lại dương tính hoặc có nhiều trường hợp F2 chuyển thành F0. Từ đó có thể đánh giá ổ lây nhiễm đã có từ trước.
"Các ca trên hiện chưa xác định được nguồn lây, do đó TP.HCM mong các cơ quan chuyên môn của TP.HCM và Bộ Y tế phối hợp cố gắng tìm ra nguyên nhân, thời điểm khởi đầu của các ổ dịch từ đâu, từ đó mới có thể các định được nguyên nhân dẫn đến F0, F1 như hiện nay", ông Phong nói.
"TP.HCM chưa bao giờ xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 như thế"
Chủ tịch UBND TP.HCM: 'Dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM đang ở nguy cơ rất cao' - Ảnh: TTBC
Khẳng định tình hình dịch bệnh ở TP.HCM hiện nay đang ở mức độ nguy cơ rất cao, và sẵn sàng có kịch bản cho tình huống khẩn cấp, ông Phong đề nghị ngành y tế TP phối hợp với Bộ Y tế nhanh chóng chuẩn bị các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung ở các quận huyện, đồng thời sẵn sàng trưng dụng đội ngũ, cơ sở vật chất của các cơ sở y tế vào công tác phòng chống dịch nếu có tình huống khẩn cấp.
Ông Phong nói TP.HCM chưa bao giờ có một lúc lại xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 như thế. Và những gì đang xảy ra không nằm ngoài dự báo ban đầu. Trong điều kiện này, ông chia sẻ với ban chỉ đạo xác định coi như "không có Tết" và ông cũng mong muốn tất cả các cán bộ được giao nhiệm vụ không được rời khỏi "vị trí chiến đấu".
"Tinh thần chống dịch là phải khẩn trương, thần tốc, quyết liệt, đồng bộ để phòng chống dịch được hiệu quả. Vì sự bình yên, an toàn của người dân thành phố, các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành chia sẻ, luôn trong tư thế sẵn sàng khi có triệu tập phải có mặt phối hợp hiệu quả, đáp ứng sự mong đợi của người dân", ông Phong nói.
Bộ Y tế huy động mọi nguồn lực hỗ trợ TP.HCM chống dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trong buổi làm việc với ngành y tế TP.HCM vào sáng 9-2 - Ảnh: HOÀNG LỘC
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, tổ thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM, đánh giá rất cao nỗ lực của TP.HCM trong việc tích cực phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
Ông Sơn cho rằng trong đợt dịch này có rất nhiều điểm mới, do đó "càng làm nhanh càng đuổi theo kịp dấu vết của con virus", ngược lại làm chậm khi lây lan sẽ không thể kiểm soát được. Và để làm được điều này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận sẵn sàng tất cả mọi nguồn lực hỗ trợ cho TP.HCM trong truy vết, giám sát dịch tễ, xét nghiệm.
"Như hôm nay có một số trường hợp F1, F2 đang chờ kết quả. Tôi đề nghị bây giờ không có khái niệm chờ kết quả đó nữa mà ngay khi xác định được đối tượng là truy vết ngay và luôn. Ngoài ra phải tăng cường thêm công tác rà soát, quét đi quét lại tìm cho ra kháng thể dương tính, từ đó xem có các trường hợp nào có liên quan đến các ca nhiễm ở sân bay hay không", ông Sơn đề nghị.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang yêu cầu Viện Pasteur TP.HCM đẩy nhanh tốc độ phân tích giải trình tự gen của virus, đặc biệt ở các chủng đột biến có liên quan đến các chủng ở Chí Linh (Hải Dương), Vân Đồn (Quảng Ninh) hoặc các chủng đột biến tại Anh, Nam Phi, Brazil hay không.
Về thời gian cách ly, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết Thủ tướng Chính phủ đã kết luận thời gian cách ly hiện nay là 14 ngày. Ông đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM có hướng dẫn cụ thể với các khu cách ly tập trung, đảm bảo thời gian cách ly, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm 2 lần theo quy định.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn dịp tết, ông đề nghị đối với các hoạt động văn hóa liên quan đến mùa xuân như chợ hoa Q.8, Phú Mỹ Hưng, đường hoa Nguyễn Huệ, đường sách...trước hoặc sau mở cửa TP.HCM cần khử trùng để đảm bảo an toàn.
Một năm đặc biệt và ăn tết đặc biệt
Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch "rất kịp thời" và hoan nghênh các kết quả đạt được trong phòng chống dịch tại TP.HCM thời gian qua.
Trong điều kiện hiện nay, ông đề nghị cần thống nhất nhận định "dịch COVID-19 lây nhiễm ở TP.HCM theo diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao và đòi hỏi phải có sự tập trung, quyết liệt".
Thống nhất với các nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch đề ra, Bí thư Thành ủy TP.HCM mong muốn phía Bộ Y tế nghiên cứu giúp TP.HCM xem với các ca lây nhiễm đột biến vừa qua là do sự lây lan âm thầm trước đó hay có vấn đề trong quá trình truy vết, từ đó địa phương chủ động có phương án chặt chẽ trong phòng chống dịch.
Ngoài ra, ông còn đặt vấn đề liệu TP.HCM có cần mở rộng thêm các điểm truy vết rộng hơn hay không? Để trả lời câu hỏi này theo ông rất cần có sự tư vấn đánh giá từ Bộ Y tế để công tác phòng chống dịch "có trọng tâm, trọng điểm, chặt chẽ" chứ không làm tràn lan ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Ông khẳng định TP.HCM luôn chấp hành nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, và khi cần thiết sẽ thực hiện các chỉ thị 15, 16 nhưng phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng khu vực nhất định. Tuyệt đối không làm ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống nhân dân.
"Tết đến rồi, trong hoàn cảnh này thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới đồng bào TP.HCM là bà con cố gắng tổ chức vui tết tại nhà, trong từng gia đình để tạo ra một cái tết vui tươi, an lành. Chúng tôi rất mong bà con chia sẻ trong điều kiện một năm đặc biệt và ăn tết đặc biệt này"., Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên gửi gắm.
Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vẫn đẹp như thường
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong một lần nữa nhắc đến khẩu trang trong cuộc họp của ban chỉ đạo phòng chống dịch.
Ông dẫn chứng việc bản thân mình khi tham gia bất cứ sự kiện gì không thể thiếu khẩu trang và mong muốn mọi người dân đều chấp hành, cảm thấy thoải mái khi làm việc này. "Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vẫn đẹp bình thường chứ có xấu đi tí nào đâu", Chủ tịch UBND TP.HCM cười chia sẻ.
Hành khách đi từ TPHCM ra Vinh bỏ quên hộp đựng đầy tiền, vàng trên máy bay Ngày 16/3, một hành khách đi từ TPHCM ra Vinh (Nghệ An) đã bỏ quên trên máy bay 1 hộp đựng vòng cổ và nhiều tiền mặt. Lực lượng liên quan đang tìm chủ nhân của số tài sản này. Theo đó, sau khi chuyến bay VN1262 hành trình TPHCM - Vinh hạ cánh, hành khách rời máy bay, trong quá trình kiểm...