TP.HCM: Q.7 đề xuất hàng quán bán ăn uống tại chỗ từ ngày 10.10
Để được hoạt động phục vụ tại chỗ, quán ăn uống ở Q.7 (TP.HCM) phải có diện tích từ 100 m 2 trở lên, chỉ phục vụ tối đa 20 khách cùng lúc, cả nhân viên và khách đều phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc là F0 khỏi bệnh.
UBND Q.7 vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM cho phép thí điểm tổ chức hoạt động dịch vụ ăn uống tại chỗ kể từ ngày 10.10.
Theo báo cáo của UBND Q.7, từ ngày 15.9, quận đã xây dựng kế hoạch thử nghiệm khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 16.9 đến ngày 30.9. Qua 15 ngày thử nghiệm trên địa bàn, Q.7 có 434 đơn vị doanh nghiệp và hộ kinh doanh (ngoài khu chế xuất) tổ chức hoạt động lại với 3.978 lao động.
Qua đánh giá 15 ngày thử nghiệm, người dân và doanh nghiệp phấn khởi với việc được mở cửa hoạt động trở lại, các đơn vị chấp hành tốt công tác phòng, chống dịch.
Quán ăn ở Q.7 hiện chỉ được bán mang về nên quận này đề xuất mở rộng thêm hình thức phục vụ tại chỗ kèm theo các điều kiện. ẢnhNGỌC DƯƠNG
Để tạo tiền đề và có lộ trình cho việc chuẩn bị mở cửa thêm một số hoạt động sắp tới, bên cạnh các loại hình được hoạt động kinh doanh theo Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM, Q.7 kiến nghị thí điểm mở thêm loại hình phục vụ ăn uống tại chỗ với quy mô hoạt động tối đa 30% công suất nhưng không quá 20 người trong cùng một thời điểm.
TP.HCM: 225.304 ca Covid-19 hồi phục, đã tiêm gần 12 triệu liều vắc xin
Doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tất cả nhân viên, người lao động và khách hàng đã được tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19 ít nhất 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng.
Diện tích kinh doanh tối thiểu phải từ 100 m 2 trở lên, ưu tiên khu vực ngoài trời, thoáng khí, không sử dụng máy lạnh và phải thực hiện cam kết với quận đảm bảo thực hiện các điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống.
UBND Q.7 sẽ tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động của các quán bán ăn uống tại chỗ, cấp mã QR; gắn camera giám sát và kết nối về Trung tâm Kiểm soát phòng chống dịch Covid- 19 và phục hồi kinh tế quận để kiểm soát nhân viên và khách hàng ra vào hằng ngày.
Ngành nào vẫn giữ nguyên nhân sự và phúc lợi trong đại dịch?
Theo một khảo sát thực hiện trên 400 doanh nghiệp, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra, khoảng 11,6% doanh nghiệp vẫn tăng tuyển dụng trong thời điểm này.
Người lao động mất việc do ảnh hưởng của đợt bùng dịch COVID-19 tại TP.HCM nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ của TP - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đó là thông tin từ kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc trong tháng 8-2021 của Navigos Group - đơn vị sở hữu mạng tuyển dụng Vietnamworks.
"So với kết quả của một khảo sát tương tự thực hiện vào năm 2020, chúng ta thấy được một điểm sáng: Tỉ lệ doanh nghiệp "Không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra" hiện tại đang chiếm 49,9% (2021), so với 43,2% (2020)", báo cáo đưa ra nhận định.
Theo đó, đa số doanh nghiệp trong mảng tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và công nghệ không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi.
Cụ thể, khoảng 29% là doanh nghiệp có quy mô 10-50 nhân lực, 24% là doanh nghiệp có quy mô 101-300 nhân lực, 16% là doanh nghiệp có quy mô 51-100, 16% là doanh nghiệp có quy mô hơn 1.000 nhân lực.
Đồng thời các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có quy mô 101 - 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng nhân sự.
Đối lập với nhóm ngành nói trên, doanh nghiệp mảng du lịch/khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất.
Về vị trí công việc, hành chính - thư ký là phòng ban bị cắt giảm nhiều nhất. Đây là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm đầu tiên (12,3% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát). Tiếp theo là phòng kinh doanh/bán hàng (8,4%) và phòng chăm sóc khách hàng (4,7%).
Dữ liệu từ báo cáo cũng cho thấy hơn 87% người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể, có đến 41,5% người lao động cho biết họ đã thôi việc và chưa có việc làm mới. Lý do thôi việc chiếm chủ yếu là nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự của công ty (30%), bị cắt giảm lương và chế độ phúc lợi (chiếm gần 25%).
Theo báo cáo, đại dịch cũng tác động rất lớn đến quyết định thay đổi việc làm của người lao động, với gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
Bên cạnh đó, hơn 30% người lao động quyết định vẫn sẽ làm việc tại công ty nếu lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên. 11% người lao động sẽ đề nghị tăng lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên sau khi hết dịch.
Những hướng đi khác được số ít người lao động lựa chọn là: Tìm kiếm công việc yêu thích, đúng chuyên môn ngành nghề, tìm công việc mới với mức lương và chế độ phúc lợi tốt hơn, tìm việc làm mới ổn định, có thể gắn bó lâu dài...
Tăng hỗ trợ để bà con ở lại Hàng ngàn người dân từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về quê những ngày qua đang tạo ra khó khăn cho các tỉnh trong kiểm soát dịch bệnh và đặt ra vấn đề quan trọng là sẽ thiếu hụt lao động sắp tới. Làm sao để bà con yên tâm ở lại thay vì về quê? Cô Mai Thị Sáng vui mừng nhận...