TP.HCM: Q.3 lập ‘chốt bảo vệ vùng xanh’, kiểm soát người dân và shipper để phòng dịch
Tại P.4, Q.3 lực lượng chức năng đã lập các “Chốt bảo vệ vùng xanh” kiểm soát shipper đến giao hàng và người dân ra vào khu vực nhằm bảo vệ vùng không có dịch.
Tại P.4, Q.3 lực lượng chức năng đã lập các “Chốt bảo vệ vùng xanh” để kiểm soát shipper đến giao hàng và người dân ra vào khu vực.ẢNH: SONG MAI
Lập chốt bảo vệ vùng không có dịch
Theo ghi nhận của Thanh niên , tại khu vực các hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu và cổng vào Cư Xá Đô Thành trên đường Nguyễn Hiền thuộc địa bàn P.4, Q.3 lực lượng chức năng đã lập nhiều chốt chặn, treo biển thông báo “Chốt bảo vệ vùng xanh – vùng không có dịch” và cho người dân cùng tình nguyện viên túc trực canh gác.
Người dân túc trực canh gác, kiểm soát lượng người dân ra vào khu vực tại hẻm 554 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3.ẢNH: SONG MAI
Ông Lê Minh Tuấn Anh (Bí thư Đảng ủy P.4, Q.3) cho biết, các “chốt bảo vệ vùng xanh” đã được triển khai từ hôm qua (22.7). Tại các chốt, có lực lượng tình nguyện viên và người dân kiểm soát người ra vào khu vực. Shipper và người dân sẽ đứng ở chốt giao nhận hàng hóa. Đối với người dân trong khu vực phải xuất trình giấy tờ và chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết theo quy định của Chỉ thị 16.
Tại chốt “bảo vệ vùng xanh” ở cổng Cư Xá Đô Thành trên đường Nguyễn Hiền, P.4, Q.3 còn kèm theo bảng ghi quy định, trong đó không cho người lạ gồm shipper hay những người lạ vào bên trong; phun khử khuẩn người dân và hàng hóa khi giao nhận hàng..ẢNH: SONG MAI
Theo ông Tuấn Anh, những tuyến đường được lập “chốt bảo vệ vùng xanh” là những tuyến đường dẫn vào khu dân cư, mà các khu dân cư này hiện tại chưa có ca nhiễm Covid-19. Nếu cứ để người lạ bên ngoài và lượng shipper đến giao hàng thường xuyên thì sẽ không kiểm soát được trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
“Hiện tại, phường chỉ lập chốt kiểm soát tại các hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu và cổng Cư Xá Đô Thành thuộc địa bàn P.4, Q.3. Riêng, đối với khu vực đường Nguyễn Thượng Hiền và đường Vườn Chuối, P.4, Q.3 chưa triển khai do đang bị phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19″, ông Tuấn Anh thông tin thêm.
TP.HCM đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thêm 5.000 nhân viên y tế chống Covid-19
“Miễn sao an toàn là được”
Theo ghi nhận của Thanh niên , tại các “chốt bảo vệ vùng xanh” đều có người dân cùng tình nguyện viên canh gác. Các công tác kiểm tra giấy tờ, giao nhận hàng hóa và phun khử khuẩn diễn ra liên tục.
Tại đây, người dân khi ra vào khu vực đều phải xuất trình giấy tờ gồm CMND và giấy “thông hành” khi muốn đến công ty phía bên trong khu dân cư làm việc. Còn các shipper không được phép qua chốt mà chỉ đậu xe trước khu vực chốt rồi để hàng hóa trên bàn giao nhận hàng và gọi khách ra lấy. Khi giao nhận hàng, hàng hóa và tiền mặt khi giao nhận đều phải thông qua lực lượng trực chốt và được phun khử khuẩn.
Shipper không được vào bên trong giao nhận hàng. ẢNH: SONG MAI
Ông Trương Hồng Đức, một người dân trực tại chốt 554 Nguyễn Đình Chiểu (P.4, Q.3) cho biết ông hay tin lập chốt kiểm soát vào tối hôm qua (22.7) và được tổ dân phố đề xuất để đăng ký cho trực chốt kiểm soát này. “Tình hình dịch phức tạp nhưng may mắn là khu tôi ở chưa có dịch. Giờ tôi ra đây trực đến 12 giờ trưa thì nghỉ và giao ca cho người khác. Vì cùng sống trong một khu phố, ở đây người dân nhắc nhở nhau sẽ dễ dàng hơn”, ông Đức chia sẻ.
Do shipper không được vào bên trong nhận hàng, nên người dân ra tại chốt bảo vệ để gọi điện nhận hàng.. ẢNH: SONG MAI
Bà Trịnh Thị Lữ (64 tuổi, người dân sống tại Cư Xá Đô Thành) đang đứng đợi lấy hàng hóa tại chốt kiểm soát đợi nhận hàng. “Mấy tháng nay dịch quá, tôi chỉ ở nhà rồi đặt hàng đợi giao tới thôi, nay lập chốt nên tôi mới ra khỏi nhà đẻ lấy hàng. Tôi biết việc lập chốt từ hôm qua rồi, tôi cũng không thấy bất tiện gì hết, miễn chống dịch tốt, an toàn là được rồi”, bà Lữ nói.
Người dân muốn ra, vào bên trong khu vực được lập chốt bảo vệ phải xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người bên trong khu dân cư.. ẢNH: SONG MAI
Chị Trần Thị Trâm Anh (50 tuổi, nhân viên giao hàng) đến đậu xe chờ khách trước chốt tại cổng Cư Xá Đô Thành, cho biết: “Tôi nhận đơn hàng của khách rồi chạy đến đây giao hàng thì mới biết ở đây lập chốt kiểm soát. Chạy xe vòng vòng nãy giờ mà chỗ nào cũng có chốt không vào được nên giờ tôi gọi điện thoại rồi chờ khách ra lấy”.
Shipper và người dân khi giao nhận hàng đều phải để tại bàn giao nhận thông qua tình nguyện viên trực chốt và phun khử khuẩn.. ẢNH: SONG MAI
Ông Trần Thanh Liêm Phương (55 tuổi, nhân viên giao hàng) cũng chia sẻ, nhà ông ở P.5, Q.3 từ hôm qua đã nghe nói về việc lập chốt bên P.4, Q.3. Nhưng khách đặt đơn hàng nên ông Phương chịu khó đi giao. “Giờ người ta không cho vào thì mình đành đợi bên ngoài, chứ không ráng xin vào đâu, vì phải giữ an toàn cho mình và cho mọi người nữa. Mình còn phải đi giao hàng nuôi vợ con nữa, nên tuân thủ theo chứ có gì mất công lắm”, ông Phương nói.
TP.HCM tăng cường Chỉ thị 16 dập Covid-19: Người dân ở yên trong nhà, nhiều hoạt động phải dừng lại
Như Thanh Niên đã thông tin, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch.
Thứ 2, tăng cường thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách. Trong các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.
Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi: có yêu cầu cấp cứu y tế; mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (02 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp). Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.
Thứ 3, TP.HCM thu hẹp diện các nhóm đối tượng hoạt động trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16; trong đó tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.
Thứ 4 là, tăng cường công tác truyền thông chủ động, hiệu quả, an dân: thông tin chính xác, kịp thời, tích cực về các hoạt động phòng, chống dịch, hạn chế tối đa đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.
Phương tiện được qua cầu Cửa Hội dịp Tết
Các phương tiện cơ giới sẽ được chạy trên cầu Cửa Hội, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, từ ngày 6/2 đến 15/3, theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải.
Ngày 5/2, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay đã cho phép các loại xe thô sơ, môtô, xe gắn máy, ôtô dưới 15 chỗ và xe tải dưới 1,5 tấn được qua cầu Cửa Hội với tốc độ tối đa 50 km/h.
Cầu Cửa Hội đến nay đã cơ bản hoàn thành phần cầu chính. Tuy nhiên, đoạn đường dẫn đầu cầu dài 1,1 km thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn đang trong giai đoạn chờ gia tải để xử lý nền đất yếu. Sau khi hoàn thành, đoạn đường này sẽ thi công hoàn thiện.
Công trường cầu Cửa Hội giữa tháng 12/2020. Ảnh: Nguyễn Hải.
Để phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 6 và các nhà thầu hoàn thành đoạn mặt đường đang gia tải, đảm bảo êm thuận, an toàn cho phương tiện đi lại. Sau Tết, các nhà thầu sẽ đóng cầu để tiếp tục thực hiện dự án.
Cầu Cửa Hội dài 5,2 km, trong đó phần cầu chính dài 1,7 km, rộng 18,5 m, phần cầu dẫn rộng 16 m. Ở phía Nghệ An, công trình nằm trên phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò), đầu còn lại ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Công trình khởi công tháng 2/2019, có tổng đầu tư 950 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 450 tỷ đồng, còn lại là vốn góp của hai địa phương.
Đây là cầu đường bộ thứ tư, sau hai cầu Bến Thủy 1, Bến Thủy 2 và Yên Xuân nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Công trình được kỳ vọng cải thiện hệ thống giao thông hai bờ sông Lam, tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch, đảm bảo quốc phòng an ninh các tỉnh miền Trung.
Cháy nhà 4 người chết ở Hà Nội: Tang thương phủ kín quê nhà hai anh em ruột Chưa kịp đón em về quê ăn Tết, hai anh em Thắng và Đức đã chết thương tâm sau vụ hỏa hoạn trong ngày ông Công, ông Táo ở Hà Nội. Một ngày sau vụ hỏa hoạn xảy ra, thi thể hai anh em ruột Lê Bật Đức (SN 1994) và Lê Bật Thắng (SN 1997) vừa được đưa về quê nhà để...