TP.HCM: “Phù phép” bánh kẹo quá hạn thành…hàng xịn
Một số lượng lớn bánh kẹo đã hết hạn sử dụng bị cơ quan chức năng thu giữ tại Công ty CP xuất nhập khẩu Tiến Minh (73-75 đường S3, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú).
Cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa
Hơn 7,3 tấn kẹo Durukan (đến hơn 10.000 hộp) do Thụy Sĩ sản xuất đã hết hạn từ ngày 9/12/2012 vừa bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) Tân Phú phát hiện tại điểm chứa hàng Công ty CP xuất nhập khẩu Tiến Minh (73-75 đường S3, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú). Rất nhiều hộp kẹo trong số đó đã bị chảy nước, biến dạng, bốc mùi khó chịu (ảnh).
Đội QLTT Tân Phú cũng phát hiện 3.720 hộp bánh hiệu Ritaz nhập từ Malaysia đã hết hạn sử dụng do Công ty CP TM – SX Tomi (184 – 186 Lê Trọng Tấn, P.Tân Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) nhập khẩu, đóng gói phân phối. Tại công ty này còn có 7.260 hộp bánh quy hỗn hợp vi phạm về nhãn mác (không thể hiện thông tin đóng gói tại công ty này). Cơ quan chức năng cũng phát hiện công ty này đang đóng gói bánh kẹo các loại, trong đó có 1.230 hộp bánh quy Ritaz trên nhãn phụ tiếng Việt không ghi đầy đủ thông tin; hàng ngàn hộp mì do U.A.E sản xuất không có nhãn phụ. Thử mở một hộp bánh hiệu Ritaz trong lô hàng vài ngàn hộp này, bên trong chỉ là bánh quy bèo nhèo trông như hàng xá (loại bánh bán theo ký, không có nhãn mác, bao bì) của Trung Quốc.
Ông Trần Thanh Tùng – Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú – cho biết đại diện Công ty CP TM – SX Tomi thừa nhận bỏ hàng bánh kẹo cho nhiều điểm bán sỉ trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành khác. Bánh nhập khẩu từ Malaysia theo dạng hàng xá, bao bì in tại Việt Nam, sau đó đóng gói nhưng trên nhãn mác ghi thông tin lập lờ đánh lừa người tiêu dùng. Kiểu kinh doanh này đang rộ lên vào dịp tết, người tiêu dùng cần cảnh giác.
Theo xahoi
Video đang HOT
Bánh kẹo nhái, mứt bẩn, rượu giả "đua nhau" đón Tết
Những ngày gần đây, các làng nghề làm bánh, mứt... phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ bỗng "nóng" hơn ngày thường.
Chế biến sắn thành tinh bột đường để làm bánh kẹo rởm
Làng nghề Dương Liễu và La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vốn nổi tiếng là "thủ phủ" của hàng trăm thứ bánh, kẹo "ba không": Không nhãn mác, không hạn sử dụng, không ngày sản xuất. Đột nhập vào làng nghề này những ngày giáp tết mới thấy sự lo ngại của người dân về an toàn thực phẩm không thừa.
Nhan nhản bánh, kẹo "ba không"
Tại một quán nước ngay đầu xã Dương Liễu, bà chủ quán tên Vân cho chúng tôi biết, toàn xã có khoảng gần 100 cơ sở sản xuất, chế biến bánh kẹo. Không chỉ chế biến thủ công kiểu gia đình, nhiều hộ còn liên kết, nâng cấp mở công ty lớn. Sau một hồi tỉ tê nhờ chỉ mối để lấy hàng làm ăn, bà Vân mới hướng dẫn tôi tới một cửa hàng tên H.N trên xóm Chàng Chợ.
"Vừa qua, đoàn liên ngành ATVSTP tỉnh Bắc Ninh đã có cuộc thanh, kiểm tra về tình hình chế biến, sản xuất rượu trên địa bàn. Sau khi lấy 3 mẫu đối với rượu sắn, rượu ngô, rượu gạo, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện có 2 mẫu trong 2 cơ sở chế biến không đạt chất lượng cho phép. 2 mẫu rượu này đều được chế biến từ cồn thực phẩm pha nước lã. Nếu dùng nhiều, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp, nguy hiểm tới tính mạng", ông Vũ Đình Minh (phó chủ tịch UBND xã Tam Đa) cho biết.
Dù có sự giới thiệu của bà Vân, nhưng người bảo vệ trẻ tên Lâm vẫn tỏ ra thận trọng: "Chị là khách mới, cứ ngồi ghế đợi, lát bà chủ về tôi sẽ gọi". Lâm cho hay, một tháng trở lại đây, cơ sở chế biến này lúc nào cũng đông khách. Các mặt hàng bánh kẹo, mứt tết, dầu ăn... được bán rất nhiều. Có khi, lượng hàng sản xuất ra còn không đủ cung cấp cho các đầu mối, nhất là vào những ngày cận tết như thế này. Trong một tiếng đồng hồ, tôi thấy cửa hàng này đã có cả trăm lượt người ra vào, khuân vác nguyên liệu, bột đường, vận chuyển bánh, kẹo, mứt đi tiêu thụ.
Rời cơ sở sản xuất H.N, tôi dạo qua một loạt các xưởng chế biến sắn tinh bột tại thôn Đồng Phú. Toàn thôn có gần chục hộ chế biến sắn sang tinh bột đường, 3 hộ chế biến sắn thành nha và 3 xưởng chế biến nha thành bánh kẹo. "Mỗi một công đoạn tốn khá nhiều thời gian, vì thế không phải cơ sở nào cũng đảm nhận hết được" - chị Hữu Thị Lâm, chủ một cơ sở chế biến sắn, cho biết.
Sắn thu mua về, được rửa qua loa rồi nghiền thành bột, đóng thành những bánh ươn ướt có hình như viên gạch ba banh cỡ lớn với giá 3.600 đồng. Những bánh sắn ấy sau đó được chuyển qua lò nấu nha. Muốn cho bột sắn phân hủy thành đường, các lò phải cho vào bột sắn một loại hoá chất rồi mới cho bột vào máy đánh quấy. Ngoài loại hóa chất phân hủy, theo nguồn tin của PV, muốn cho nha trắng và mịn, người làm còn cho thêm hóa chất tẩy trắng. Mỗi một mẻ nha 10kg sẽ được hắt vào một môi thuốc tẩy trắng.
Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, nha sẽ được cho vào lò để chế biến bánh kẹo. Tận mắt chứng kiến mới thấy tình trạng mất vệ sinh tại nơi chế biến. Nha được bỏ từ lò ra khay như người ta... trộn vôi vữa. Máy móc cực thô sơ, bụi bặm. Kẹo từ lò nấu chuyển sang khay nguội rồi được vần về máy đóng viên.
Công đoạn cuối cùng là dán nhãn. Kẹo được đóng thành từng bịch lớn, bán theo cân hay được đóng vào những thùng các tông đựng hoa quả Trung Quốc. Mặt hàng chủ lực của các lò nơi đây là kẹo cứng mang hương vị chanh, cam, nho, ổi, lạc... Ngoài ra, cũng có một số mặt hàng kẹo mềm, mè xửng Huế, thậm chí cả sô cô la loại hảo hạng.
Không riêng gì các làng bánh, kẹo La Phù, Dương Diễu, những ngày gần đây, những lò làm mứt tại xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) cũng đang vào guồng. Hàng tấn mứt dừa, mứt bí được phơi la liệt khắp các vỉa hè, lòng đường bất chấp thời tiết mưa bụi.
Tuy cách chế biến có khác với kẹo, nhưng điểm chung của việc làm bánh kẹo và mứt "ba không" đều là dùng hóa chất để tẩy trắng. Sau khi hoàn tất các khâu chế biến, bánh, kẹo, mứt... và hàng chục loại sản phẩm nhái phục vụ Tết sẽ được tung ra thị trường cả nước, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa.
Rượu rởm hoạt động hết công suất
Có mặt tại "thủ phủ" rượu rởm Đại Lâm (Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh) những ngày này mới thấy hết sự náo nhiệt của hoạt động bán, buôn, nấu rượu Tết. Hàng chục thùng phuy đựng rượu được bày ngổn ngang dọc đường làng, lối xóm. Trong các kho ở các cơ sở, hàng đã chất đầy.
Trong vai người đi mua rượu bán Tết, chúng tôi được bà Lan - một chủ cơ sở chế biến, cung cấp rượu buôn - cho biết: "Nhà tôi rượu gì cũng có, từ rượu ngô, rượu sắn, rượu gạo..., thậm chí cả nếp cái hoa vàng. Tùy giá tiền mà chất lượng rượu sẽ được thay đổi cho phù hợp. Từ giờ tới Tết, cô chú muốn lấy bao nhiêu cũng được. Nhà tôi nấu rượu cả ngày lẫn đêm".
Theo báo giá của bà Liên, một lít rượu sắn có giá 8.500 đồng, rượu gạo có giá 15.000 đồng. Rượu nếp cái hoa vàng thì 30 - 37.000 đồng/1 lít, tùy độ rượu. Giá thành của mỗi một loại rượu sẽ được giảm đi một giá khi độ rượu giảm xuống 1 - 2 độ.
Cầm trên tay chiếc nhiệt kế đo độ rượu, bà Liên nhanh nhẹn múc rượu trong thùng phuy rồi thả chiếc nhiệt kế vào: "Đây cô chú xem, rượu sắn này 30 độ. Nếu hạ xuống 28 độ, tôi lấy còn 8.000 đồng/1 lít, còn không thì đúng giá".
Sau một hồi mặc cả, bà Liên quyết định bán cho chúng tôi loại rượu sắn 30 độ với giá 8.000 đồng/1 lít. Khi tôi băn khoăn về chuyện vận chuyển, bà Liên nói ngay: "Cô chú yên tâm, tôi cho người cung cấp tận nhà, chỉ cần đặt cọc trước là được. Công vận chuyển là 500 đồng/lít". Hiện tại, mỗi ngày, chồng bà Liên chở từ 1 - 2 tấn rượu cung cấp cho các đầu mối ở ngoại thành Hà Nội. Thấy chúng tôi vẫn lăn tăn về giá, bà chủ cơ sở ngọt nhạt: "Cô chú cứ lựa chọn đi, nếu muốn có thể pha trộn thêm. Đổi chất, đổi giá thành. Nhà tôi làm ăn đường hoàng, chứ nơi khác có rẻ hơn thì lại tăng chất độc".
Theo xahoi
Thực phẩm Tết, chưa hết lo Vừa qua, Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội đã tiến hành giám sát công tác đảm bảo ATVSTP ở 3 quận, huyện được coi là "điểm nóng" trên địa bàn thành phố. Trước đó, Sở Y tế cũng tiến hành kiểm tra tại huyện Từ Liêm. Điểm chung của các đợt kiểm tra này là... không phát hiện sai...