TP.HCM phong tỏa thêm 5 địa điểm liên quan đến ca mắc Covid-19
Tối 10/2, HCDC cho biết đã tiến hành gỡ bỏ 3 điểm phong tỏa cũ và khoanh vùng thêm 5 điểm mới vì liên quan đến ca Covid-19. Như vậy đến thời điểm hiện tại, TP.HCM đang phong tỏa 35 địa điểm.
Trong bản tin 18h, Bộ Y tế cho biết TP.HCM ghi nhận thêm 1 ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng là nam nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành Y tế TP đã ghi nhận 8 ca bệnh liên quan đến ổ dịch tại sân bay, chính chùm ca bệnh này đã lây nhiễm cho 25 trường hợp khác trên địa bàn TP.HCM.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tối nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM đã thông báo tiếp tục phong tỏa 5 địa điểm mới trên địa bàn TP, cụ thể như sau:
1. Đầu đường Hà Thị Khiêm, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12.
2. Chung cư Thái An, phường Trung Mỹ Tây, quận 12.
3. Quán cơm 100 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình.
4. Khách sạn B100 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình.
5. Nhà thuốc 165 Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình.
Video đang HOT
Điểm cách ly ở khu Mả Lạng, quận 1 với gần 1.900 người dân
Đồng thời, HCDC cũng gỡ bỏ 3 địa điểm phong tỏa trước đó gồm: Hẻm số 2 Bạch Đằng, quán cafe 11 Đặng Văn Sâm và quán phở A75. Các địa điểm trên đều ở phường 2, quận Tân Bình.
Như vậy tính đến hiện tại, TP.HCM đang phong tỏa 35 điểm liên quan ca mắc Covid-19.
Em trai nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất cũng nghi nhiễm COVID-19, Bộ yêu cầu truy vết tất cả F1, F2
Em trai nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đã có kết quả nghi nhiễm COVID-19. Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và Bình Dương truy vết thần tốc và tổ chức xét nghiệm thật nhanh, truy vết bằng được F1, F2 của cả hai anh em.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp - Ảnh: THU HIẾN
Chiều 6-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã họp khẩn với TP.HCM và Bình Dương liên quan ca nghi mắc COVID-19 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo yêu cầu Bình Dương và TP.HCM báo cáo tóm tắt quá trình dịch tễ, truy vết, cơ bản là phát hiện sớm không cho dịch lây lan trong cộng đồng.
Ông cũng yêu cầu Cảng vụ hàng không Tân Sơn Nhất báo cáo công tác phòng chống COVID-19 ra sao, cảng đã làm gì khi xảy ra ca nghi nhiễm...
Ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết tại TP.HCM đến nay đã xác định có 44 người tiếp xúc với ca nghi nhiễm này. Các trường hợp tiếp xúc đã được lấy mẫu xét nghiệm, đang đợi kết quả.
Bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi vào ngày 2-2, triệu chứng rõ ràng vào ngày 3-2. Theo điều tra, bệnh nhân không tiếp xúc với hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo báo cáo của Cảng vụ hàng không miền Nam, cảng vụ đã tổ chức họp ngay trong đêm, khoanh vùng đối tượng và đã gửi thông tin 21 trường hợp tiếp xúc gần cho HCDC.
Đơn vị cũng đã khử khuẩn toàn bộ nơi ca nghi nhiễm đi qua, trích xuất camera gửi danh sách về cơ quan y tế xử lý.
Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều 3-2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, điều tra dịch tễ cho thấy người này về Bình Dương nghỉ ngơi là chính, không đi nhiều, chỉ ghi nhận 9 người tại Bình Dương tiếp xúc gần, trong đó có 2 người em ruột ở chung nhà. Một trong 2 người này trưa nay đã kết quả xét nghiệm nghi nhiễm.
Hai người em này có lịch trình di chuyển nhiều, phức tạp. CDC Bình Dương đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan.
Ông Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Paster TP.HCM, cho biết sáng mai 7-2 sẽ có kết luận về chủng virus mà bệnh nhân nghi nhiễm này mắc phải. "Hiện nay với các dữ liệu có được, chúng ta sẽ tập trung công tác dập dịch, Viện Pasteur sẽ làm việc với 2 thành phố để xác định chủng", ông nói.
"Trường hợp nghi nhiễm này khởi phát vào ngày 3-2, khả năng lây nhiễm tối đa là ngày 31-1. Thời điểm lây lan mạnh nhất vào ngày 3-2, nếu chậm một ngày sẽ ra rất nhiều F1, F2. Phải tiến hành khoanh vùng bằng mọi cách, phải tìm được những người tiếp xúc, bất kể tiếp xúc với ai phải lấy bằng được mẫu xét nhiệm", ông thêm.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại Việt Nam hiện đã phát hiện chủng SARS-CoV-2 của Anh và của Nam Phi. Trong đó chủng đột biến của Anh đã có trong cộng đồng.
Chủng Nam Phi chưa ghi nhận trong cộng đồng nhưng theo cơ quan chuyên môn, chủng này lây lan nhanh, thời gian lây lan rất ngắn, đòi hỏi phải có biện pháp nhanh.
Từ ca nghi nhiễm này, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và Bình Dương phải truy vết thần tốc và tổ chức xét nghiệm thật nhanh. Truy vết điều tra bằng được F1, F2 của cả người anh và người em, tập trung truy vết từ ngày 31-1 đến nay, đúng với lộ trình.
Bộ Y tế đề nghị 100% F1 phải đi cách ly tập trung, không trường hợp nào được ở nhà lấy mẫu xét nghiệm. F2 phải cách ly tại nhà, đặc biệt phải đủ điều kiện cách ly tại nhà như khoảng cách, ăn riêng, uống riêng không được tiếp xúc với cộng đồng.
F2 ở nhà phải ký cam kết, nếu vi phạm cũng cho đi cách ly tập trung, không cách ly tại nhà. Cách ly F1, F2 riêng nếu không rất có nguy cơ lây chéo.
Ông cũng yêu cầu đẩy nhanh việc truy vết, phải làm việc với bệnh nhân, yêu cầu khai báo trung thực, nếu gian dối sẽ bị truy tố.
Ca nghi mắc COVID-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất có nhiễm biến chủng mới nCoV? Ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP.HCM thông tin về thời gian sẽ có kết luận về chủng virus mà bệnh nhân nghi bị COVID-19 mắc phải. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 6/2 do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì, ông Phan Trọng Lân cho biết, sáng 7/2 sẽ có kết...