TPHCM phát triển về phía biển
Theo định hướng của UBND TPHCM, hai hướng chính để phát triển không gian thành phố đều là tiến về phía biển. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn theo định hướng này đang được thành phố tiến hành cấp tập.
Khu trung tâm quá chật hẹp và dồn nén, TPHCM muốn mở rộng về cả 4 hướng, đặc biệt ưu tiên hướng về phía biển.
Phát triển tập trung – đa cực
UBND TPHCM vừa ban hành Quy định quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025. Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2010. Đến nay, TPHCM ban hành quy định quản lý quy hoạch chung đô thị làm cơ sở cho các đơn vị quản lý lập quy hoạch chi tiết, xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng…
Theo quy định này, UBND TP xác định mô hình phát triển thành phố là tập trung – đa cực. Thành phố lấy trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển về 4 hướng. Cụ thể, trong 4 hướng phát triển có 2 hướng chính là hướng Đông và hướng Nam, 2 hướng phụ là hướng Tây – Bắc và hướng Tây, Tây – Nam.
Khu vực trung tâm tổng hợp chính của thành phố theo quy hoạch sẽ là khu trung tâm hiện hữu (trên địa bàn quận 1, quận 3 và một phần quận 4, Bình Thạnh có quy mô 930 ha) và mở rộng sang khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, có diện tích 737 ha).
Tuy nhiên, phần trung tâm tổng hợp mở rộng sang khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ bổ sung các chức năng du lịch, dịch vụ đa ngành cho trung tâm hiện hữu không còn khả năng phát triển. Còn vi tri trung tâm hành chính tai khu vưc quận 1 vẫn giữ nguyên, các cơ quan hành chính cấp thành phố đều đóng trên địa bàn quận 1 như xưa nay.
Video đang HOT
Trên 4 hướng phát triển sẽ có 4 cực là các trung tâm cấp thành phố. Theo hướng Đông, trung tâm sẽ có diện tích khoảng 280 ha, đặt tại phường Long Trường (quận 9), khu vực giáp với trục cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Theo hướng Nam, trung tâm có diện tích khoảng 110 ha, thuộc khu A của đô thị mới Nam Thành phố. Theo hướng Bắc, trung tâm có diện tích khoảng 500 ha, thuộc khu đô thị mới Tây – Bắc. Về hướng Tây, trung tâm có diện tích khoảng 200 ha, thuộc xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh), khu vực giáp quốc lộ 1. Ngoài ra còn có 2 trung tâm khu vực đặt tại huyện Hóc Môn có diện tích khoảng 50 ha (phía Bắc) và tại huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 50 ha (phía Nam).
Hướng về phía biển
Trong 4 hướng phát triển của TPHCM thì cả 2 hướng chính là Đông và Nam đều hướng về phía biển. Đây là khu vực còn nhiều diện tích đất trống và có tiềm năng giao thông thủy, phát triển cảng rất lớn. Tuy nhiên, trên 2 hướng phát triển này, thành phố vẫn xác định các vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái như khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi.
Về phía Đông, thành phố xác định tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Xa lộ Hà Nội sẽ là hành lang phát triển chính. Trên các tuyến hàng lang này sẽ phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị.
Về phía Nam, tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ sẽ là hành lang phát triển chính. Khu vực này có điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thành phố yêu cầu trong quá trình phát triển khu vực này cần tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của thành phố.
Trong mấy năm gần đây, TPHCM cũng đã cấp tập triển khai nhiều dự án để phát triển theo định hướng này như mở rộng đường Rừng Sác (Cần Giờ), phát triển Phú Mỹ Hưng (quận 7), triển khai khu đô thị cảng Hiệp Phước (Nhà Bè), nạo vét luồng sông Soài Rạp để có khả năng đón tàu biển tải trọng 50.000 tấn…
Mới đây, UBND TP tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ nạo vét luồng Soài Rạp để có thể đón tàu biển lớn vào giữa tháng 4/2014. Theo UBND TP, dự án này sớm đưa vào sử dụng sẽ tác động rất lớn đến khối lượng hàng xuất nhập khẩu qua cụm cảng TP, tăng thu ngân sách. Đồng thời, khi luồng Soài Rạp thông quan, tàu lớn có thể vào lấy hàng tại cảng Hiệp Phước, sẽ giúp khu vực này phát triển nhanh hơn.
Theo Dantri
TPHCM sắp xếp lại các trạm thu phí giao thông
Với hệ thống trạm thu phí giao thông dày đặc tại các cửa ngõ, TPHCM là địa phương mà hầu như xe ô tô nào tiến vào đều phải đóng phí. Điều đó trở thành 1 trở ngại, 1 điểm trừ đối với năng lực cạnh tranh của thành phố.
Không còn là giải pháp tối ưu
Cách đây gần 20 năm, đề xuất cho doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng hạ tầng rồi lập trạm thu phí trong 1 thời gian để thu hồi vốn (hợp đồng BOT, xây dựng - khai thác - chuyển giao) là 1 trong những giải pháp tối ưu để huy động nguồn lực tư nhân, phát triển hạ tầng. TPHCM là địa phương áp dụng biện pháp này từ rất sớm nên nhờ đó thành phố mới có được đường Điện Biên Phủ, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Triệu 2, cầu Rạch Chiếc...
Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện chính sách này đã biến TPHCM thành địa phương bị bao vây bởi hàng loạt trạm thu phí. Nếu tính về mật độ lưu thông thì TPHCM chỉ có 2 cửa ngõ chính là Đông Bắc và Tây Nam, với các trục đường chính là quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, đại lộ Đông Tây (nay là đường Mai Chí Thọ và Võ Văn Kiệt)... Trên các cửa ngõ này đều bị hàng loạt trạm thu phí "trấn thủ" như trạm Xa lộ Hà Nội, trạm Bình Triệu 1 & 2, trạm Phú Mỹ...
Trạm thu phí dày đặc ở TPHCM đang là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp vận tải
Việc bố trí các trạm thu phí hiện nay dày đặc và rối đến mức thành phố muốn kêu gọi nhà đầu tư tham gia các dự án BOT mới cũng không kiếm đâu ra chỗ để... đặt trạm thu phí. Điển hình như dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 song song với cầu Sài Gòn, ban đầu dự tính xây dựng theo hợp đồng BOT nhưng nhà đầu tư không tìm đâu ra chỗ đặt trạm thu phí vì xung quanh công trình này đã có 2 trạm thu phí lớn, đầu tư không có lời. Sau đó, thành phố đành phải chuyển sang hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) thì nhà đầu tư mới chịu làm.
Ngoài ra, khi hệ thống trạm thu phí dày đặc thì nguồn thu này của các trạm mới không còn nhiều, nhà đầu tư khó thu hồi vốn nên hình thức đầu tư này chẳng còn hấp dẫn. Điển hình là ở dự án cầu Phú Mỹ, dù chủ đầu tư bỏ hàng ngàn tỷ đồng xây dựng công trình nhưng nguồn thu từ trạm thu phí không đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư phải xin trả lại công trình cho thành phố.
Theo phòng Kế hoạch đầu tư - Sở Giao thông Vận tải TPHCM, hiện các nhà đầu tư chẳng mấy "mặn mà" với các dự án xây dựng hạ tầng bằng hình thức BOT. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng thường kéo dài làm chi phí và rủi ro đầu tư gia tăng. Trong khi đó, nguồn thu từ thu phí giao thông không bù đắp đủ cho chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Sắp xếp lại
Ngoài việc không còn hấp dẫn nhà đầu tư, hình thức bán quyền khai thác đường như trên còn đang tạo thành 1 hệ lụy là có quá nhiều trạm thu phí trên đường, gây trở ngại cho các doanh nghiệp vận tải, làm tăng giá cước vận tải, gián tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nhất là trong tình hình mức thu phí tăng cao, Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động thì mức phí này càng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của TPHCM.
Theo phòng Kế hoạch đầu tư, hiện TPHCM không thể đặt hàng loạt các trạm thu phí trên các tuyến đường vì nó sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng đường bộ và ảnh hưởng đến mặt bằng giá nói chung của thành phố. Ngoài ra, việc đặt trạm dày đặc trên các tuyến cửa ngõ còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến đường không thu phí (do xe né trạm), làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Vì vậy, thành phố không còn xem BOT là giải pháp tối ưu mà bắt đầu nghiên cứu áp dụng các giải pháp mới như đổi đất lấy hạ tầng (cầu Sài Gòn, đường Phạm Văn Đồng, 4 đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm...). Thành phố còn tiến tới nghiên cứu cho nhà đầu tư khai thác nhiều hình thức dịch vụ khác để thu phí hoàn vốn đầu tư công trình như quảng cáo, dịch vụ công cộng...
Song song đó, TPHCM cũng tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại các trạm thu phí giao thông hiện có trên địa bàn thành phố. Đầu tiên là trạm thu phí Kinh Dương Vương "trấn thủ" cửa ngõ phía Tây thành phố đã đóng cửa. Sau đó, trạm thu phí hầm Thủ Thiêm (Đường hầm vượt sông Sài Gòn) đã xây dựng xong, đã thu phí thử nghiệm, dự kiến sẽ hoạt động trong năm 2012 nhưng đến nay vẫn hoãn. Thành phố dự kiến sẽ dùng ngân sách và Quỹ Bảo trì đường bộ để duy tu đường hầm này và không đặt trạm thu phí tại đây.
Ngoài ra, thành phố cũng tính đến chuyện dẹp bỏ trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh. Tuy nhiên, muốn dẹp trạm thu phí này thành phố phải bồi thường cho chủ đầu tư là công ty Phú Mỹ Hưng theo hợp đồng trước đây thành phố đã ký kết với công ty. Do đó, thành phố đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát kỹ nội dung hợp đồng đã ký kết, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp. Đến ngày 11/3, Sở Giao thông Vận tải cũng đã tiến hành họp rà soát số liệu tại trạm thu phí Nguyễn Văn Linh để có biện pháp đề xuất thành phố trong thời gian tới.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Những dự án giao thông trọng điểm phải "về đích" trong năm nay Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT, các dự án giao thông trọng điểm là cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội Bài, nhà ga hành khách T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, cao tốc Nội Bài - Lào Cai... sẽ phải hoàn thành trong năm 2014. Mặc dù kiên quyết về thời hạn phải hoàn thành...