TP.HCM phát hiện một ca mắc bạch hầu
Nam bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 ( Bộ Quốc phòng), toàn bộ người tiếp xúc gần đã được khoanh vùng, cách ly và điều trị dự phòng.
Trao đổi với Zing chiều 25/6, Trung tá Phan Bá Hiếu, Phụ trách khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết đơn vị này đang tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân 20 tuổi, là học viên đại học ở TP.HCM, mắc bệnh bạch hầu.
Trước đó, nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau họng, khó thở, vùng hàm sưng to. Nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, các bác sĩ nhanh chóng khởi động quy trình cách ly, khử khuẩn toàn bộ các khu vực bệnh nhân đã đi qua và lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP.HCM khẳng định bệnh nhân mắc bạch hầu.
Bác sĩ Hiếu cho biết nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và các bệnh nhân, bệnh viện đã nhanh chóng cách ly những trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc trên trong phòng bệnh.
Hàng chục nhân viên y tế ở khoa Khám bệnh, Tai Mũi Họng, Truyền nhiễm và các bệnh nhân cùng phòng đã được uống thuốc điều trị dự phòng.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng lập hồ sơ báo cáo với cơ quan chức năng để khoanh vùng, xử lý. Trong đó, 16 người tiếp xúc gần nơi bệnh nhân đang sinh hoạt, học tập đã được cách ly và uống thuốc điều trị dự phòng.
Ca mắc bệnh bạch hầu tại TP.HCM đang được điều trị trong tình trạng sức khoẻ ổn định. Ảnh minh hoạ: Phạm Thắng.
Nam bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Sau một tuần điều trị, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục được theo dõi.
Video đang HOT
Như vậy, TP.HCM là địa phương thứ hai ghi nhận dịch bạch cầu. Tại Đắk Nông, trao đổi với Zing, bác sĩ Hà Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho biết đến chiều nay, 3 ổ dịch tại địa phương này đã được kiểm soát tốt.
Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong, một bệnh nhân 13 tuổi diễn tiến nặng, đang được hồi sức tích cực.
“Chúng tôi đang triển khai khám sàng lọc đối với tất cả trường hợp nghi ngờ mắc bệnh chứ không chờ ca bệnh xuất hiện mới xử lý. Hiện nay, cán bộ y tế đã đến tận nhà của đồng bào Mông tại các thôn, bản để lấy mẫu xét nghiệm và điều trị dự phòng”, bác sĩ Hùng nói.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Lịch tiêm chủng vaccine SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi
- Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
- Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
- Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Vì sao bệnh bạch hầu bùng phát tại Đắk Nông?
Vì sao tại Đắk Nông lại xuất hiện nhiều ca bệnh bạch hầu như vậy? Liệu đây có phải là hệ quả của trào lưu anti vaccine hay không?
Liên quan đến các ổ dịch bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông, đến nay, đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bệnh này, trong đó 1 bé gái 9 tuổi ở xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong đã tử vong. Dù Việt Nam chưa thanh toán được bệnh bạch hầu nhưng đã có vaccine phòng bệnh. Vậy vì sao tại Đắk Nông lại xuất hiện nhiều ca bệnh bạch hầu như vậy? Liệu đây có phải là hệ quả của trào lưu anti vaccine hay không? Bộ Y tế có giải pháp gì phòng chống dịch bệnh bùng phát diện rộng?
Phóng viên VOV phỏng vấn PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng ban điều hành dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Khu vực điều trị bệnh nhân bạch hầu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
PV: Thưa bà, bạch hầu là bệnh hiếm gặp nhưng đang liên tiếp xuất hiện tại Đắk Nông, trong đó 1 bé gái đã tử vong và hàng trăm người đang phải cách ly, theo dõi. Nguyên nhân nào khiến dịch bệnh bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng như vậy?
Bà Dương Thị Hồng: Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hơn 30 năm qua đã triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em dưới 1 tuổi. Chính vì vậy chúng ta đã khống chế cơ bản bệnh bạch hầu, số ca mắc gần đây chỉ là rải rác nhưng là điều trăn trở của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh này là đối với những tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn khó tiếp cận với hoạt động tiêm chủng, đồng thời cũng chưa nắm được đầy đủ thông tin cũng như chưa hiểu rõ về vai trò quan trọng của vaccine trong việc phòng chống bệnh bạch hầu. Chính vì vậy con của họ không được tiêm hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ nên dễ mắc bệnh.
Mặt khác, theo thời gian, miễn dịch có được từ tiêm vaccine bạch hầu sẽ giảm dần theo thời gian nên nhiều trường hợp vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu mặc dù trẻ đã tiêm đủ 3 mũi trước 1 tuổi.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để chủ động phòng bệnh bạch hầu hiệu quả các quốc gia cần tiêm vaccine có thành phần bạch hầu cho trẻ em với lịch tiêm chủng 6 mũi lần lượt là trước 1 tuổi tiêm 3 mũi, lúc 12-23 tháng tiêm mũi 4, lúc 4-7 tuổi tiêm mũi 5 và khi 9-15 tuổi tiêm mũi 6.
PV: Bà vừa nói đến việc tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, vậy Chương trình Tiêm chủng mở rộng có giải pháp gì để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng?
Bà Dương Thị Hồng: Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, Dự án TCMR sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh tăng cường công tác tiêm chủng, tiêm vét cho trẻ chưa đủ 4 mũi tiêm trước 24 tháng tuổi, đồng thời triển khai tiêm bổ sung vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi tại các vùng nguy cơ cao.
Tại các địa phương miền núi khó khăn, để tăng cường việc tiếp cận đối tượng tiêm chủng, dự án TCMR sẽ tiếp tục triển khai các điểm tiêm chủng ngoài trạm y tế xã, mang vắc xin đến gần người dân hơn. Đồng thời, trong giai đoạn này, Dự án TCMR có thể tăng tần xuất thực hiện tiêm chủng tại các thành phố lớn, không chỉ tổ chức 2 buổi mỗi tháng như hiện nay.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ lây lan tại cộng đồng, Dự án TCMR cũng đã, đang và sẽ có những hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng an toàn, hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh.
PV: Vậy bà có khuyến cáo như thế nào đối với người dân và chính quyền địa phương trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh bạch hầu?
Bà Dương Thị Hồng: Điều quan trọng là các ông bố bà mẹ cần tuân thủ tuyệt đối lịch tiêm chủng cho con mình. Để nâng cao miễn dịch phòng bệnh cho trẻ, bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ cho con theo lịch, cha mẹ cũng lưu ý việc cho trẻ tiêm trong các chiến dịch, hoạt động tiêm bổ sung do Bộ Y tế tổ chức. Hãy tự trang bị cho con mình hành trang tốt nhất là sức khỏe - phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc xin dự phòng hiệu quả nhất là tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
PV: Vâng, xin cảm ơn bà!./.
Một trẻ tử vong và hơn 1 nghìn người phải cách ly vì bệnh bạch hầu: Các mẹ có con nhỏ nhớ cho con đi tiêm chủng đầy đủ! Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là tiêm vaccine nhưng các mẹ có con nhỏ đã biết tiêm vaccine gì để phòng được căn bệnh nguy hiểm này hay chưa? Những ngày gần đây, thông tin về nhiều ổ dịch bạch hầu ở Đắk Nông khiến 12 người mắc phải, trong đó có 1 trường hợp trẻ em 9 tuổi tử vong,...