TP.HCM phản hồi lo lắng của người dân về sợ lộ thông tin cá nhân, gia đình
Đến nay, Công an TP.HCM đã trả cho người dân 5,5 triệu căn cước công dân gắn chip và có 1,2 triệu tài khoản định danh điện tử được cấp.
Ngày 11-12, HĐND TP HCM phối hợp cùng Đài truyền hình TP HCM, Sở Thông tin – Truyền thông thành phố tổ chức chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời tháng 12-2022 với chủ đề “Đăng ký và quản lý cư trú”.
Chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời với chủ đề “Đăng ký và quản lý cư trú”
Tại chương trình, cử tri Phạm Thị Ngọc Dung (huyện Củ Chi) cho hay người dân vẫn còn thói quen sử dụng sổ hộ khẩu, vẫn chưa thực sự hiểu rõ tiện ích của căn cước công dân (CCCD) gắn chip và định danh điện tử.
“Người dân lo nếu không còn sử dụng hộ khẩu thì lộ thông tin của cá nhân, gia đình khi tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cơ quan chức năng có giải pháp gì để người dân yên tâm làm CCCD gắn chip và tài khoản định danh điện tử?” – cử tri Dung hỏi.
Cử tri Phạm Thị Ngọc Dung (huyện Củ Chi)
Trong khi đó, cử tri Dương Văn Long (quận Phú Nhuận) lo lắng các ứng dụng độc hại vô tình cài trên điện thoại thì dữ liệu cá nhân của người dân hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID có thể bị truy cập bất hợp pháp hay không? Trong trường hợp bị đánh cắp, bị thất lạc thì người dân làm thế nào để đảm bảo thông tin cá nhân không bị rò rỉ và liên hệ cơ quan chức năng nào để khóa tài khoản định danh.
“Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2, người dân lo lắng lọt, lộ thông tin về tài sản cá nhân. Vấn đề này ngành Công an hỗ trợ quản lý như thế nào?” – cử tri Long nêu ý kiến.
Cử tri Dương Văn Long ( quận Gò Vấp)
Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP HCM, thông tin sau ngày 31-12 là thời điểm kết thúc sứ mệnh của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và bắt đầu thay thế bằng phương thức mới. Cơ quan chức năng đang tuyên truyền về tính năng, tiện ích, tính ưu việt của CCCD gắn chip cũng như tính bảo mật của CCCD gắn chip và định danh điện tử.
Video đang HOT
Theo đó, CCCD gắn chip là do Bộ Công an triển khai có mã QR code, khi dùng thiết bị đọc thì hiển thị 7 thông tin và người dân dùng phục vụ các giao dịch hành chính, dân sự.
Tài khoản định danh điện tử có nhiều tiện ích rất ưu việt. Ngoài tính năng như là CCCD thì tài khoản định danh điện tử tích hợp thông tin nhiều loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm y tế… Khi tích hợp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 xong thì người dân dùng tài khoản này vào các giao dịch mà không cần mang theo nhiều loại giấy tờ nữa.
“Định danh điện tử được bảo mật duy nhất và tuyệt đối do thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là dữ liệu do Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xây dựng và phát triển. Do đó, Bộ Công an đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, thuật toán tiên tiến để bảo mật cho nên khó xâm nhập và dữ liệu để lấy cắp thông tin. Cử tri hãy yên tâm” – thượng tá Hồ Thị Lãnh nói.
Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an TP HCM), cung cấp thông tin về tiện ích, tính bảo mật, tính ưu việt của CCCD gắn chip và định danh điện tử
Trong khi đó, khi cài tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID thì dữ liệu không lưu trên thiết bị cài mà lưu trên hệ thống định danh điện tử. Do đó, các mã độc cũng không thể nào xâm nhập hệ thống để lấy thông tin.
“Ứng dụng VNeID được Thủ tướng Chính phủ công nhận là ứng dụng công dân số quốc gia. Ứng dụng này do Bộ Công an xây dựng và phát triển, vừa tiện ích cho giao dịch hành chính trên môi trường điện tử, vừa thuận lợi trong giao dịch và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hiện nay, Bộ Công an chưa có quy định cập nhật tài sản lên định danh điện tử” – đại diện Công an TP HCM thông tin thêm.
Tính đến nay, Công an TP HCM đã thu nhận được gần 7 triệu hồ sơ cấp CCCD gắn chip, truyền dữ liệu về Cục C06 hơn 6,5 triệu hồ sơ, đã trả người dân 5,5 triệu CCCD.
Để người dân thuận lợi thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự, trong trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu, lực lượng công an cấp xã đang nỗ lực hỗ trợ người dân cấp giấy xác nhận nơi cư trú (CT07).
Công an Hà Nội 'căng mình' trong cao điểm 30 ngày đêm cấp CCCD gắn chip
Để phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như hoàn thành mục tiêu cấp CCCD gắn chip trước ngày 31/8, Công an tại nhiều địa phương ở Hà Nội tăng cường quân số, làm việc từ 7 giờ sáng đến 22 giờ tối hàng ngày.
Trường hợp người dân khó khăn trong việc đi lại đều được cán bộ Công an phường đến tận nhà hỗ trợ.
Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa ban hành mệnh lệnh số 01, nhằm triển khai đợt cao điểm cấp thẻ CCCD gắn chip (CCCD) trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 25/8 và xong trước ngày 31/8/2022.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, từ ngày 25/7 đến nay, tại một số điểm cấp CCCD gắn chip trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân..., lực lượng Công an đã thực hiện 3 ca làm việc từ 7 giờ đến 22 giờ đêm để hoàn thành mục tiêu.
Công an phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) lấy dấu vân tay làm CCCD gắn chip cho người dân.
Tại điểm cấp CCCD của Công an phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), từ 19 giờ, đã có rất đông công dân trên địa bàn tới làm thủ tục. Anh Nguyễn Lê H. (sinh năm 1988, trú tại ngõ 5 Hoàng Quốc Việt) không nghĩ thời gian làm thủ tục lại diễn ra nhanh chóng đến vậy, chỉ mất khoảng 20 phút tính cả thời gian chờ đợi là đã có thể cầm giấy hẹn ra về, chờ ngày trả kết quả.
Theo anh Nguyễn Lê H., cuối năm 2022, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực sử dụng, Việc tích hợp thông tin của sổ hộ khẩu vào thẻ CCCD gắn chip điện tử sẽ giúp cho các thủ tục hành chính sau này thuận tiện hơn, hạn chế đi lại nhiều lần.
Bà Trương Thị Huyền Ngọc (sinh năm 1985, trú tại đường Lạc Long Quân ) cho biết: "Tôi và gia đình bận công việc suốt tuần, nên rất mừng khi Công an phường mở điểm tiếp nhận làm CCCD gắn chíp vào buổi tối, kể cả hai ngày cuối tuần. Được giải thích qua công tác tuyên tuyền của tổ dân phố, tôi mới nhận biết được nhiều lợi ích của CCCD mới cũng như sự thuận lợi khi dùng tài khoản Định danh điện tử"
Chia sẻ về quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong đợt cao điểm này, Trưởng Công an phường Nghĩa Đô cho biết: "Chúng tôi chia làm 3 ca mỗi ngày, mỗi ca có 5 cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm thủ tục tại phường. Việc trao đổi nghiệp vụ sử dụng thiết bị, công nghệ thông tin được tiến hành thường xuyên, để anh em chiến sĩ kịp thời cấp CCCD gắn chíp cho người dân một nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn".
Theo Trưởng Công an phường Nghĩa Đô, trong đợt cao điểm này, bên cạnh việc cấp CCCD gắn chíp, cán bộ phường cũng tăng cường hướng dẫn người dân mở tài khoản Định danh điện tử (ĐDĐT). Mặc dù quy định làm việc đến 22 giờ đêm, nhưng có những ngày đơn vị hoạt động qua 23 giờ, thậm chí chờ đến khi hết công dân thì cán bộ phường mới ra về. "Mọi người đều cảm thông, chia sẻ công việc với nhau, bữa cơm của anh em cán bộ chiến sĩ cũng vội vàng, tất cả đều vì mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có CCCD gắn chíp".
21 giờ đêm 28/7, cán bộ Công an phường Nghĩa Đô vẫn tận tình phục vụ người dân làm thủ tục cấp đổi CCCD gắn chip.
Thiết bị lấy dấu vân tay hiện đại được Bộ Công an trang bị cho các đơn vị nghiệp vụ.
Không khí làm việc khẩn trương để cấp CCCD cho người dân.
Quy trình chờ cấp đổi CCCD gắn chip diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Trong đợt cao điểm cấp CCCD gắn chip, người dân được hướng dẫn mở tài khoản định danh điện tử.
22 giờ đêm, vẫn còn rất đông người dân đến chờ làm thủ tục.
Tại điểm cấp CCCD gắn chip của Công an phường Cống Vị (quận Ba Đình), Đại úy Nguyễn Ngọc Hiếu, Tổ trưởng Tổ Cảnh sát khu vực cho biết, Công an phường đã huy động 100% quân số và các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nhân dân. "Nếu tính cả các tổ cấp CCCD lưu động, thì chúng tôi dự kiến 1 ngày có thể cấp được gần 200 thẻ cho người dân".
Theo Đại uý Nguyễn Ngọc Hiếu, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt của Công an TP Hà Nội và Công an quận Ba Đình, nhất là sự đồng tình của người dân đã giúp quá trình thu nhận hồ sơ cấp CCCD trên địa bàn thuận lợi, số hồ sơ làm CCCD thu nhận tăng lên từng ngày. Tuy nhiên, vì lý do bận công việc nên một số ít người dân chưa sắp xếp được thời gian, dẫn đến khó khăn trong bố trí lực lượng đảm bảo thu nhận hồ sơ. Cũng có những trường hợp người dân có hộ khẩu trên địa bàn phường nhưng trong các đợt trước chưa kịp làm thủ tục vì công tác ở tại một tỉnh khác, lần này đã về để làm thủ tục chuyển CCCD gắn chip.
Tại phường Cống Vị, tổ cấp CCCD lưu động dự kiến 1 ngày cấp được gần 200 trường hợp.
Theo Công an TP Hà Nội, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực ngày 31/12, do đó CCCD gắn chip được tích hợp các thông tin sẽ là giấy tờ để công dân thực hiện giao dịch.
Tại Công an phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân), cũng ghi nhận rất đông lượng người dân đến làm thủ tục cấp đổi CCCD gắn chip. Lãnh đạo Công an phường cho biết, công tác tuyên truyền đã được phổ biến rộng rãi đến nhân dân về thời gian, địa điểm; đồng thời, Cảnh sát khu vực đã gửi giấy mời đến các hộ gia đình; hướng dẫn chu đáo, áp dụng hệ thống mạng xã hội như Zalo, Facebook để truyền tải nhanh nhất thông tin đến người dân, giúp quá trình làm thủ tục cấp CCCD được nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.
Để phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/8, Trung tá Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó Đội trưởng Đội Quản lý hành chính Công an quận Thanh Xuân cho biết: "Công an quận đã tổ chức 3 bộ máy đi 3 điểm thu lưu động trong toàn quận, mỗi máy đạt 300 hồ sơ/ngày. Trường hợp nào khó khăn trong việc đi lại chúng tôi cũng phối hợp đến tận nhà vận động tuyên truyền và cấp tại nhà cho công dân".
Liên quan đến đợt cao điểm này, Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu lập danh sách đối với các trường hợp không thể thu nhận do các yếu tố khách quan như đang chấp hành án phạt tù; chết; chuyển hộ khẩu về tỉnh/ thành phố khác; có hộ khẩu thường trú nhưng đã xuất ngoại; vắng mặt tại địa phương không rõ nơi đến; vắng mặt tại địa phương nhưng rõ địa chỉ nơi đến tại tỉnh/ thành phố khác, bị sai cấu trúc số định danh cá nhân chờ hủy/ xác lập lại số định danh cá nhân; thôi quốc tịch; điều trị bệnh tâm thần, đao, liệt...
Công an quận Thanh Xuân đã tổ chức 3 bộ máy đi 3 điểm thu lưu động, mỗi máy đạt 300 hồ sơ/ngày.
21 giờ ngày 27/7, rất đông người dân đã có mặt tại UBND phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip.
Quy trình công dân làm thẻ CCCD gắn chip chỉ mất 5-10 phút/bộ hồ sơ, gồm: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin, nhận dạng, lăn tay, chụp ảnh. So với trước đây, thủ tục đã được rút ngắn rất nhiều.
Giám đốc Công an TP Hà Nội nhấn mạnh, từ ngày 31/12/2022, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực sử dụng, thẻ CCCD gắn chip điện tử được tích hợp các thông tin sẽ là giấy tờ để công dân thực hiện giao dịch thay thế sổ hộ khẩu. Vì thế, công dân đủ điều kiện được cấp nên tranh thủ thời gian đến trụ sở công an xã, phường, thị trấn thực hiện thủ tục cấp CCCD gắn chip, đảm bảo quyền lợi cá nhân của chính mình.
Theo Bộ Công an, tính đến nay, toàn quốc đã có hơn 65 triệu thẻ CCCD gắn chip cấp cho người dân. Đây là một bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trên nền tảng số phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Kể từ 18/7, Bộ Công an bắt đầu phê duyệt, cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Nhiều người đã được cấp tài khoản ở mức độ 2. (Tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam có hai mức. Mức 1 gồm các thông tin cá nhân và ảnh chân dung; mức 2 có thêm thông tin về vân tay. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như thẻ CCCD gắn chip khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD).
Đề xuất cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi và người không quốc tịch Bộ Công an đề xuất bổ sung thông tin sinh trắc vào CCCD và nhiều tích hợp khác để bỏ đi những giấy tờ không cần thiết. Đặc biệt, bộ này còn đề xuất cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi và người không quốc tịch. Sau 6 năm triển khai thực hiện luật Căn cước công dân (CCCD), Bộ Công an...