TP.HCM phấn đấu 70% người dân được tiêm vắc xin cuối tháng 8
HCDC cho biết, TP.HCM phấn đấu đến cuối tháng 8, có khoảng 70% dân số (trên 18 tuổi) được tiếp cận vắc xin Covid-19 mũi 1.
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, tính từ 18h30 ngày 29/7 đến 6h ngày 30/7, TP ghi nhận thêm 2.740 ca nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP đã có hơn 84.500 trường hợp mắc Covid-19.
Theo HCDC, vắc xin là yếu tố quan trọng trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19. Vì vậy, TP cần đẩy nhanh tiến độ tổ chức tiêm cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, ưu tiên tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền.
Ngoài ra, TP cũng sẽ tiêm cho người dân trong khu vực phong tỏa. Theo đó, chính quyền các địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.
Video đang HOT
Một người dân TP.HCM đang được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng.
Đồng thời, TP.HCM cũng xem xét ưu tiên cho 62.000 nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng dịch vụ trong thời gian TP thực hiện chỉ thị 16.
HCDC cho biết, hiện TP đang triển khai tiêm vắc xin đợt 5, với 930.000 liều, dự kiến sẽ tiêm trong vòng 2-3 tuần. Chiến dịch sẽ được đẩy nhanh tiến độ bên cạnh việc giữ an toàn trong tiêm chủng và phòng chống Covid-19. Bộ Y tế đã đồng ý để TP áp dụng thí điểm mô hình tiêm phù hợp với điều kiện và tình hình phòng chống dịch của TP; phấn đấu đến cuối tháng 8, có khoảng 70% dân số (trên 18 tuổi) được tiếp cận vắc xin mũi 1.
Tại cuộc họp cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP sẽ tổ chức tiêm vắc xin sau 18h trong những ngày sắp tới. Việc tiêm vắc xin này chủ yếu diễn ra ở các phường, mỗi phường có 2 điểm tiêm. Chỉ có những người trên 65 tuổi, những người có bệnh nền phải tiêm ở bệnh viện.
HCDC khuyến cáo, trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch Covid-19, TP.HCM là đô thị trên 10 triệu dân nên khó khăn “gấp vạn lần các địa phương khác”. Tuy nhiên, TP đã nỗ lực rất nhiều để phát hiện, truy vết, tách F0 ra khỏi cộng đồng và tập trung điều trị, hạn chế số ca tử vong. Để cùng TP vượt qua đợt dịch này, mỗi người dân hãy bình tĩnh, thực hiện tốt các quy định của Chỉ thị 16, đảm bảo “người cách ly người, nhà cách ly nhà”, hạn chế tối đa việc tiếp xúc.
Hà Nội dừng toàn bộ hoạt động khai hội, không đón khách tham quan lễ hội Chùa Hương
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết đã có văn bản, thông báo dừng toàn bộ khai hội, không đón khách về tham quan, không tổ chức dịch vụ thuyền đò tại lễ hội Chùa Hương.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội chiều 13/2, đại diện UBND huyện Mỹ Đức cho biết đã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định phòng dịch. Đề nghị người dân tuân thủ quy định đeo khẩu trang, không tập trung đông người.
Ban Chỉ đạo lễ hội Chùa Hương đã chính thức công khai, công bố văn bản dừng khai hội, không đón khách về tham quan lễ hội Chùa Hương. Đến thời điểm này, mọi công tác dừng toàn các lễ hội đã được thực hiện để đảm bảo quy định phòng dịch.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, ngay sau cuộc họp ngày 29 Tết, đơn vị đã tiếp tục có những văn bản phối hợp với các quận huyện thực hiện công tác phòng chống dịch. Các đơn vị đã quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp lãnh đạo chỉ đạo phòng chống dịch.
Hà Nội hiện có trên 5.000 di tích, trong đêm giao thừa, các cơ sở này đều có du khách đến hành lễ. Qua kiểm tra của Sở nhận thấy việc chấp hành của các di tích đã tuân thủ việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, biển khuyến cáo người dân.
Người dân trẩy hội chùa Hương mùng 5 Tết 2019 (Ảnh: Phương Thảo)
Tại phủ Tây Hồ đã thực hiện việc phân luồng giao thông từ xa, giảm bớt số lượng du khách đến hành lễ và vui xuân cùng một lúc. Trong ngày mùng 1 Tết, phủ Tây Hồ đã cho tạm dừng, đóng cửa di tích nhiều lần (mỗi lần 30 phút) để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
"Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong 2 ngày Tết đã đón hơn 11.000 lượt khách, tại Đền Ngọc Sơn đón gần 2 vạn du khách, còn tại Nhà tù Hỏa Lò thì lượng du khách ít hơn. Mỗi nơi đều ứng trực tối đa lực lượng, có nhân viên nhắc nhở người dân giãn cách, đeo khẩu trang", bà Vân Anh cho hay.
Bà Vân Anh cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã xử lý quyết liệt hơn việc không đeo khẩu trang. Bởi đây là những giải pháp có thể làm được ngay, có tính chất răn đe tốt, giảm vi phạm. Hiện nay việc người dân đeo khẩu trang khi vào trong khu di tích rất tốt, tuy nhiên những địa điểm bán hàng bên ngoài vẫn chưa chấp hành, chủ quan không đeo khẩu trang.
Sở Văn hóa và Thể thao cũng đề nghị giãn cách hàng quán xung quanh các di tích, tránh việc mời chào, chèo kéo mua bán. Ngoài ra cũng cần có loa phát thanh trực quan tại các di tích, đồng thời công khai danh tính người vi phạm.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ TP đã chỉ thị dừng tất cả các lễ hội đầu năm. Ông nhấn mạnh phải đảm bảo an toàn, các địa phương có lễ hội kéo dài như ở chùa Hương thì tính toán, từ nay đến rằm Tháng Giêng tạm thời không đón khách thập phương; công khai để đảm bảo kỷ cương chung.
Nuôi trâu vỗ béo ở vùng biên Trâu từ Campuchia được mua về, sau khoảng vài tuần đến một tháng vỗ béo, người dân bán lại, thu lãi 1-3 triệu đồng mỗi con. Những ngày giáp Tết, anh Huỳnh Văn Tâm (44 tuổi) nằm bên gốc cây ven kênh Lò Gạch (xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An) vừa nói chuyện qua điện thoại với khách, vừa để mắt...