TP.HCM: Những ngày giãn cách, lãnh đạo sở ngành, quận huyện không rời khỏi thành phố
Trong thời gian giãn cách từ 0h ngày 31-5, UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện không rời khỏi thành phố khi chưa có sự đồng ý của chủ tịch UBND TP.
Lãnh đạo các sở ngành, quận huyện của TP.HCM trong một cuộc họp khẩn về COVID-19 – Ảnh: THU HIẾN
Tối 30-5, UBND TP.HCM có văn bản khẩn về triển khai và hướng dẫn các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội và phòng chống dịch COVID-19.
Một trong những nội dung quan trọng trong công văn là UBND thành phố đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện không rời khỏi thành phố khi chưa có sự đồng ý của chủ tịch UBND thành phố.
Thành lập các tổ phản ứng nhanh để ứng phó với tình hình dịch COVID-19 phát sinh trên địa bàn.
Tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc trực tuyến; không tổ chức các cuộc họp tập trung trên 20 người tham dự trong một phòng.
Bắt buộc kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế và lập danh sách các trường hợp đến trụ sở làm việc và liên hệ công tác của cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác truy vết khi cần thiết.
Đối với các cuộc họp, sự kiện: người dự phải đeo khẩu trang, ngồi giãn cách ít nhất 2m.
Không bắt tay; rửa tay hoặc khử khuẩn trước và sau cuộc họp. Tiến hành vệ sinh phòng họp, khử khuẩn các bề mặt, các đồ vật tiếp xúc với người dự họp sau mỗi cuộc họp.
Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người trong mỗi cuộc họp, hội nghị.
Yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức của thành phố phải gương mẫu trong việc chấp hành yêu cầu các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trong thời điểm hiện nay, yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, hệ thống chính trị tập trung, không chủ quan, đồng sức, đồng lòng để giải quyết công việc được giao kịp thời, không để ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tiếng ồn karaoke ảnh hưởng tim mạch, huyết áp dẫn đến đột quỵ
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn (bao gồm karaoke) thì mức độ sử dụng thuốc an thần cao hơn, tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp dẫn đến đột quỵ.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nêu những tác hại của tiếng ồn ảnh hưởng đến người dân. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Sáng 9.3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chủ trì buổi họp bàn giải pháp xử lý vi phạm tiếng ồn, nhất là tiếng ồn từ karaoke tự phát.
"Chịu không thấu" vấn nạn karaoke, người dân cầu cứu UBND TP.HCM
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cho biết tiếng ồn phát sinh từ nhiều nguồn: các tụ điểm điểm karaoke chưa đảm bảo cách âm, các cửa hàng kinh doanh thiết bị âm thanh, tụ điểm vui chơi giải trí, nhất là karaoke kẹo kéo, loa di động tại nơi công cộng hoặc gia đình, nhóm nhậu hát karaoke gây ồn.
Trong 2 năm 2019 - 2020, các quận huyện xử lý 141 trường hợp vi phạm, nhưng chỉ có 20 trường hợp vi phạm tiếng ồn trong sinh hoạt khu dân cư với tổng số tiền phạt 2,6 triệu đồng.
Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết có 4 nhóm gây tiếng ồn. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Quy định xử phạt tiếng ồn được áp dụng theo Nghị định 167/2013 và Nghị định 155/2016. Nhưng cả 2 quy định này đều còn bất cập, Nghị định 167 chỉ được xử phạt hành vi gây ồn từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, mức phạt thấp chỉ từ 100.000 - 300.000 đồng. Còn Nghị định 155 thì mức phạt cao nhưng cán bộ phường không có thẩm quyền đo và lập biên bản xử phạt mà phải thuê đơn vị có chức năng đo đạc tiếng ồn.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, dẫn đến đột quỵ
Về tác hại của tiếng ồn, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng dẫn chứng một thống kê cho thấy những người thường xuyên tiếp xúc nhiều với tiếng ồn thì mức độ sử dụng thuốc an thần cao hơn người bình thường. Đầu tiên, tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lý, gây bức xúc cho người dân, thậm chí dẫn đến xô xát, ảnh hưởng tính mạng có xảy ra.
Ông Hưng cũng cho biết tiếng ồn ảnh hưởng đến các bệnh về tâm thần, tim mạch, tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhất là người lớn tuổi. Còn ở trong khu dân cư, khi vào mùa thi, nhiều bậc phụ huynh không biết dẫn các cháu đi đâu để học. Khi tiếng hát karaoke dừng thì các cháu cũng mệt mỏi và lăn ra ngủ.
Phó giám đốc Sở Y tế dẫn chứng trước năm 1975, trên tivi và radio thường phát đi thông điệp kể từ 21 giờ khuyến cáo người dân vặn nhỏ âm thanh của các thiết bị và đề nghị Sở TT-TT nhắn tin đến các thuê bao điện thoại thông điệp này để nhắc nhở người dân.
Loa kẹo kéo di động, ai xử lý?
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND Q.12 nhìn nhận trong khi việc xử phạt còn gặp khó thì địa phương vận dụng hương ước, người hát karaoke tại nhà thì tổ dân phố vận động, ký cam kết. Thực tế, nếu cảnh sát khu vực nhắc nhở thì người hát karaoke gây ồn ngưng ngay, vấn đề là mình có biết và có xuống hay không.
Ông Hiếu cũng đề xuất TP.HCM có quy chế cán bộ phải có trách nhiệm về xử lý tiếng ồn, trước tiên là nhắc nhở, tái phạm thì lập biên bản cảnh cáo, lần thứ 2 thì có chế tài xử lý hành chính. Trước bất cập về quy định cán bộ phường không có thẩm quyền đo tiếng ồn, ông Hiếu đề xuất mở các lớp tập huấn cho cán bộ có thể đi học và cấp chứng chỉ về thẩm định tiếng ồn.
Chủ tịch UBND Q.12 Lê Trương Hải Hiếu nhìn nhận nếu cảnh sát khu vực xuống nhắc nhở thì người dân ngưng ngay hoạt động gây ồn. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Tại Q.Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh Hồ Phương chia sẻ những ngày qua, khi lực lượng chức năng của phường đi kiểm tra thì các địa điểm kinh doanh e dè hơn, nhưng khi lực lượng rút về thì hoạt động gây ồn quay lại như cũ. Một số phường đã lập biên bản xử phạt nhiều trường hợp vi phạm, mức phạt 200.000 đồng.
Ông Phương cho biết có thể áp dụng Nghị định 155 để xử phạt hoạt động gây ồn ở các địa điểm cố định. Tuy nhiên, hoạt động gây ồn lưu động như karaoke kẹo kéo gắn trên trên xe chạy loanh quanh trên đường, len lỏi vào khu phố thì khó xử lý. Do vậy, ông Phương đề nghị cần có quy định cụ thể hơn để xử phạt những trường hợp gây tiếng ồn này.
Bệnh nhân tái dương tính COVID-19, tìm khẩn khách trên chuyến bay TP.HCM đi Thái Bình Tối 6-3, Sở Y tế Hải Phòng phát đi thông báo khẩn liên quan đến lịch trình di chuyển của bệnh nhân số 2148. Hải Phòng thông báo khẩn tới những người từng đi trên chuyến bay liên quan trường hợp bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 - Ảnh: TIẾN THẮNG Cụ thể, Sở Y tế TP Hải Phòng thông báo bệnh nhân số...