TP.HCM: Nhiều người tiếp tục ‘chui’ hẻm, né chốt kiểm soát dịch khi ra, vào Q.Gò Vấp
Tại hai chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở điểm giao đường Lê Quang Định – Phạm Văn Đồng và Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp, TP.HCM) vẫn xuất hiện tình trạng người dân chui hẻm, né chốt kiểm soát.
Người dân đi từ hẻm 123 Trần Quốc Tuấn, sau khi chốt kiểm soát dịch Lê Quang Định – Phạm Văn Đồng đóng, để ra đường Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp) . ẢNH: ĐN
Ghi nhận của Thanh Niên ngày 3.6, chốt kiểm soát dịch Lê Quang Định – Phạm Văn Đồng đã đóng, người dân từ Q.Gò Vấp muốn ra khỏi quận sẽ được lực lượng chức năng hướng dẫn rẽ trái, đi vào đường Trần Quốc Tuấn và rẽ vào đường Phan Văn Trị. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, trên đường Trần Quốc Tuấn có nhiều hẻm nhỏ có thể rẽ ra đường Phạm Văn Đồng và tình trạng nhiều xe máy chui vào các hẻm nhỏ, “né” chốt kiểm soát vẫn diễn ra.
Vẫn còn ùn tắc, cự cãi ở chốt phong tỏa chống Covid-19 tại Gò Vấp
Và theo chiều ngược lại, người dân, nhân viên giao hàng cũng theo những con hẻm này để vào bên trong Q.Gò Vấp mà không phải qua chốt kiểm soát dịch.
Anh T.T.S (42 tuổi), nhà ở một hẻm nhỏ ở đường Trần Quốc Tuấn (Q.Gò Vấp), cho biết từ khi có chốt kiểm soát ở đường Lê Quang Định – Phạm Văn Đồng, người dân “né” chốt bằng cách thông qua con hẻm này rồi đi ra ngoài.
Dù được hướng dẫn đi thẳng đường Trần Quốc Tuấn vì chốt kiểm soát dịch Lê Quang Định – Phạm Văn Đồng đã đóng nhưng một số người dân vẫn “chui” hẻm 123 Trần Quốc Tuấn (P.1, Q.Gò Vấp) để ra đường Phạm Văn Đồng . ẢNH: ĐN
“Ngày đầu tiên thì còn ít người biết chứ đến ngày thứ 3 người ta nắm được tình hình rồi cứ “chặt hẻm” mà đi, xe nào cồng kềnh hơn thì đi xuống một đoạn nữa sẽ gặp được những hẻm lớn hơn”, anh S. cho biết thêm.
Tương tự, tại chốt kiểm soát dịch Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng, từ sáng sớm 3.6, lực lượng chức năng đã tiến hành hướng dẫn người dân khai báo y tế điện tử bắt buộc trước khi xuất trình giấy tờ xin ra hoặc vào Q.Gò Vấp.
Lượng chức năng đã rào chắn con hẻm 345 Phan Văn Trị, P.11 (con hẻm này có thể lưu thông từ Phan Văn Trị ra Phạm Văn Đồng và ngược lại) để tránh người dân chui hẻm, né chốt kiểm soát dịch.ẢNH: SM
Mặc dù lực lượng chức năng đã rào chắn trước hẻm 345 Phan Văn Trị (con hẻm này có thể lưu thông từ Phan Văn Trị ra Phạm Văn Đồng và ngược lại – PV) để tránh tình trạng người dân chui hẻm, né chốt kiểm soát dịch. Tuy nhiên, tình trạng “chui” hẻm né chốt vẫn diễn ra.
Ghi nhận tại con hẻm 345 Phan Văn Trị (P.11, Q.Bình Thạnh), một số nhân viên giao hàng vẫn cố lách xe qua rào chắn để vào trong Q.Gò Vấp, còn một số người khác sau khi nghe lực lượng chức năng thông báo thì quay đầu xe để ra lại chốt kiểm soát dịch.
Lực lượng chức năng nhắc nhở người dân không được đi con hẻm 345 Phan Văn Trị (P.11, Q.Bình Thạnh) để né chốt kiểm soát dịch Covid-19 . ẢNH: SONG MAI
Tài xế xe ôm công nghê vẫn lái xe qua con hẻm 345 Phan Văn Trị dù đã được chắn . ẢNH: ĐÀO NGUYÊN
Ngoài ra, tại chốt Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng, người dân nhằm né chốt kiểm soát dịch khi đi từ Q.Gò Vấp ra bên ngoài, đã rẽ phải vào đường Trần Quốc Tuấn, rồi “chui hẻm” để đi ra đường Phạm Văn Đồng, sang các quận khác.
TPHCM: 7 khu công nghiệp, chế xuất đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19
Trong 7 khu công nghiệp, chế xuất chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có 2 nơi đã xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM vừa có báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động lao động, sản xuất. Trong 7 khu chế xuất, khu công nghiệp đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã ghi nhận 2 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Trong đó, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi xuất hiện một ca mắc Covid-19 vào ngày 28/5. Bệnh nhân là nữ, từng tham gia nhóm truyền giáo Phục Hưng (quận Gò Vấp). Công ty bệnh nhân làm việc đã có 63 người tiếp xúc F1 và hơn 130 F2. Sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị đã tạm ngừng hoạt động.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại Khu chế xuất Tân Thuận.
Còn tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Hóc Môn) đã xuất hiện một trường hợp F2 trở thành F0. Trước đó, nam bệnh nhân làm việc trong một công ty thuộc khu công nghiệp này đã giao hàng cho một ca F1 khác. 25 người tiếp xúc gần với bệnh nhân trên được cách ly tập trung.
Nơi làm việc của bệnh nhân trên đã được phong tỏa toàn bộ, 150 đồng nghiệp tiếp xúc F2 được yêu cầu không rời khỏi khu vực công ty.
Ngoài ra, trên toàn TPHCM đang có 6 khu công nghiệp, chế xuất đang có những trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc Covid-19. Những địa điểm này gồm Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi), Khu công nghiệp Đông Nam (huyện Củ Chi), Khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Bình), Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 (huyện Bình Chánh).
Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp trên đã hướng dẫn những đơn vị có ca nhiễm lập danh sách người tiếp xúc và lên phương án cách ly theo từng mức độ dịch bệnh.
Thời gian qua, TPHCM đã xét nghiệm tầm soát mở rộng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi ở của công nhân. Từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay, hơn 280.000 mẫu thử của công nhân trên địa bàn đã được thực hiện.
Tại buổi họp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM chiều 2/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý địa bàn cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát dịch bệnh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông người lao động.
Trong ngày 2/6, TPHCM tiếp tục ghi nhận 31 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tính đến nay, TPHCM ghi nhận 258 người mắc Covid-19 (tính từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4). Trong đó, hơn 200 bệnh nhân liên quan tới chuỗi lây nhiễm điểm truyền giáo Phục Hưng.
Đã chi hơn 21.000 tỉ đồng từ ngân sách hỗ trợ và dập dịch COVID-19 Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết tính đên ngày 2-6, ngân sách đã chi hơn 21.100 tỉ đồng để phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch này gây ra. Lấy mẫu cho người dân sống trong hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH Cụ thể, trao đổi...