TPHCM: Nhiều mô hình sáng tạo ở trường học hưởng ứng cuộc vận động người dân không xả rác
Cuộc vận động bắt đầu triển khai từ tháng 10-2018. Đến nay đã có 24/24 phòng GD-ĐT quận, huyện phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP triển khai các hình thức vận động, trở thành hoạt động xuyên suốt và liên tục trong năm học.
Nhiều mô hình sáng tạo đã được các trường vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, qua đó góp phần nâng cao ý thức cho học sinh.
Sáng 21-11, tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU (ngày 19-10-2018) của Thành ủy TPHCM về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước” do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP cho biết, qua một năm thực hiện, cuộc vận động đã bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực.
Học sinh Trường THCS Chu Văn An (quận 1) tham gia tiết mục tuyên truyền về giảm thiểu rác thải nhựa.
Theo đó, cuộc vận động bắt đầu triển khai từ tháng 10-2018. Đến nay đã có 24/24 phòng GD-ĐT quận, huyện phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP triển khai các hình thức vận động, trở thành hoạt động xuyên suốt và liên tục trong năm học. Nhiều mô hình sáng tạo đã được các trường vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, qua đó góp phần nâng cao ý thức cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) thực hiện lời kêu gọi “Đoàn kết, chăm ngoan, bảo vệ môi trường, chấp hành luật pháp”.
Đơn cử tại quận 8, bà Mao Thị Kim Liên, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 8 cho biết, các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn quận đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo như phân loại rác thải tại nguồn, thực hiện phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, hướng dẫn học sinh tái chế chất thải, tổ chức đổi rác thải lấy cây xanh, chương trình “ngày chủ nhật xanh” với các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn cảnh quan đô thị…
Hoạt cảnh sân khấu của học sinh kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Video đang HOT
Tại Trường Mầm non Nam Sài Gòn (quận 7), nhà giáo ưu tú Nguyễn Đặng Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để tham gia hưởng ứng cuộc vận động, đơn vị đã trang bị thêm nhiều thùng phân loại rác thải tại đơn vị, kết hợp với cha mẹ học sinh triển khai phong trào không sử dụng túi ni lông và ống hút nhựa trong trường học.
Riêng tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, bà Bùi Thị Bảo Ngọc, Phó hiệu trưởng nhà trường bày tỏ, cái khó nhất trong việc thực hiện cuộc vận động là làm thế nào thay đổi thói quen của học sinh. Điều đó đòi hỏi thời gian, sự kiên trì của tập thể sư phạm và sự phối hợp của chính học sinh.
Để thực hiện mục tiêu đó, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục học sinh ngay từ năm đầu cấp (năm học lớp 10), đồng thời thực hiện nhiều biện pháp như: phát huy vai trò nêu gương của giáo viên, lồng ghép nội dung không xả rác thải vào các bộ môn giảng dạy trên lớp, hoạt động phong trào, hoạt động trải nghiệm, chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp… Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với cha mẹ học sinh và đơn vị phụ trách căn tin hưởng ứng sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, không dùng ly nhựa sử dụng một lần, ống hút nhựa…
Qua thực tế triển khai, đơn vị này nhận thấy, để cuộc vận động đạt hiệu quả cần có sự đồng lòng và ý thức đón đầu đổi mới của tập thể sư phạm, kết hợp với việc đầu tư cơ sở vật chất. Song, quan trọng hơn hết là sự quan tâm, khích lệ kịp thời của ban giám hiệu, kêu gọi được ý thức chủ động, sáng tạo của học sinh.
Để cuộc vận động hiệu quả cần phát huy vai trò “tuyên truyền viên” của chính học sinh
Thời gian tới, để cuộc vận động ngày càng lan tỏa và đem lại những chuyển biến rõ nét, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP đề nghị các phòng GD-ĐT ở 24 quận, huyện, các trường THPT, trung cấp có thêm nhiều giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch với từng giai đoạn thực hiện, phát huy vai trò của mỗi cán bộ, giáo viên.
“Ngành giáo dục phấn đấu mỗi cán bộ, giáo viên là một tuyên truyền viên nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh. Trong đó, trường học cần phối hợp với đoàn thanh niên, các tổ chức, đoàn thể xã hội tại địa phương để nâng cao hơn nữa hiệu quả cuộc vận động”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT bày tỏ.
Dự kiến, trong quý 1-2020, các trường sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá và khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động để qua đó lan tỏa các mô hình tốt, đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho người dân.
THU TÂM
Theo SGGP
500 kg rác treo 'ngập đầu', cảnh báo giới trẻ 'xả ít thôi'
Nhằm cảnh cáo về lượng rác thải đang không thể tiêu hủy hết, một chương trình triển lãm có chủ đề "Xả rác ít thôi" vừa được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội).
Khách tham quan ngỡ ngàng khi thấy khu vực trần nhà với đủ loại loại rác thải quen thuộc trong đời sống hàng ngày được treo lơ lửng trên đầu với ý nghĩa "cảm giác bí bách, ngộp thở và con người đang dần chìm trong rác thải".
Đây là 500 kg rác thải qua xử lý tạo nên không gian nghệ thuật sắp đặt ấn tượng tại Triển lãm "Xả rác ít thôi" ở Trung tâm Văn hóa Pháp L'Espace số 24 Tràng Tiền (Hà Nội).
Triển lãm được tổ chức bởi UBND TP Hà Nội, vùng Ile-de-France và PRX-Vietnam với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Pháp - AFD.
Nhiều thông tin tại triển lãm khiến lần đầu mọi người mới hiểu được tác hại của rác thải nhựa: Phần lớn rác thải sinh hoạt của con người được làm từ nhựa và nylon, loại vật liệu tốn từ hàng trăm đến hàng triệu năm mới có thể phân hủy được trong đất. Thời gian phân hủy cửa hộp xốp là 50 năm. Chúng sẽ phân hủy thành các hạt vi nhựa và gây ô nhiễm các môi trường nước (nước ngọt và nước biển). Hơn nữa hộp xốp không phải lúc nào cũng thích hợp để đựng đồ ăn. Styrene, một phần tử trong thành phần hộp xốp là một chất bị nghi ngờ có thể gây ung thư và là chất độc thần kinh. Nó có khả năng lây sang thực phẩm và đồ uống được đựng trong hộp.
Hơn nữa, rác thải nhựa còn gây nguy hiểm cho động vật trên Trái Đất khi chúng lầm tưởng rác là thức ăn. Việc sản xuất các lọ dầu gội sữa tắm của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu sử dụng rất nhiều năng lượng và nguyên liệu trong khi thời gian sử dụng sản phẩm rất ngắn, còn các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không phải là vô tận.
"Khi bị thải ra môi trường tự nhiên, một chiếc chai nhựa phải mất 100 - 1000 năm mới phân hủy được. Ngoài ra quá trình sản xuất chai nhựa gây phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tiêu tốn các nguồn năng lượng hóa thạch không thể tái tạo và sử dụng nhiều nước. Bạn có biết để sản xuất được một chai nhựa có dung tích 1 lít người ta phải dùng đến 3 lít nước hay không?", một thông điệp và câu hỏi được đề tại triển lãm.
Phương Thảo (17 tuổi) cho biết: "Em cũng từng làm một triển lãm về rác thải nhựa. như thế này. Em đánh giá rất cao cách sắp đặt treo những mô hình rác của BTC. Cũng vì hưởng ứng phong trào đẩy lùi rác thải nhựa mà em đã mua một chiếc ly thủy tinh để hạn chế rác từ cốc nhựa mỗi khi đi uống café".
Thông qua triển lãm mới thấy không chỉ rác khi thải ra, những đồ dùng, vật dụng trong bếp của mỗi gia đình cũng đáng lưu ý. Việc sửa dụng các hộp như trưng bày không phải là không có nguy hiểm. Trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm, các chất gây ô nhiễm có thể nhiễm vào thực phẩm, trong số đó có một số hợp chất phtalates được sử dụng để làm mềm nhựa, hoặc bisphenol A. Cả hai đều là chất gây rối loạn nội tiết.
Bên cạnh những mô hình rác thải, triển lãm "Xả rác ít thôi" còn cung cấp những tấm infographic giúp công chúng hiểu hơn về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Chẳng hạn như thông điệp về lượng rác thải trung bình của một gia đình 4 người tại Hà Nội là 3,48 kg.
Tại đây, triển lãm cũng cho thấy con số thống kê mỗi gia đình Việt Nam thải ra một ngày từ 5 đến 7 chiếc túi nylon. Tính trong phạm vi cả nước mỗi ngày có 25 triệu túi nylon được thải ra gây rất nhiều hậu quả cho môi trường.
Và minh chứng rõ nét nhất là chiếc xe của công nhân quét rác từ năm 2010 đến năm 2050 sẽ chất cao như núi, gấp 4-5 lần sau 40 năm. Năm 2010 người dân Hà Nội thải rác ra là 5.000 tấn/ngày, đến năm 2050 dự kiến con số sẽ lên tới 15.900 tấn/ngày.
Theo Zing
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua sự kiện "nửa đời nhựa" Chiều 14/11, nhóm sinh viên "Chợ Nhựa lớp" báo Mạng điện tử - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phối hợp với trường Mầm non Tràng An (Hà Đông, Hà Nội) tổ chức chương trình ngày hội tái chế "Nửa đời nhựa" nhằm hưởng ứng chiến dịch "Giảm thiểu rác thải nhựa" của Chính phủ. Dự án "Nửa đời nhựa" triển...