TPHCM: Nhiều bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 nặng vì chưa tiêm vaccine
Dù thuộc đối tượng ưu tiên tiêm chủng ngay từ đầu nhưng đến nay khi TPHCM đã mở chiến dịch tiêm mũi 3, vẫn còn những bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 nặng mà chưa có mũi vaccine nào.
TPHCM đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 từ ngày 10/12. Bệnh nhân ung thư trên 18 tuổi (với thời gian được tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày) là đối tượng được ưu tiên, như nhiều đợt tiêm chủng trước đó.
Nhưng trớ trêu là đến giờ này, vẫn còn nhiều bệnh nhân ung thư chưa tiêm mũi vaccine nào, mắc Covid-19 và nhập viện trong tình trạng nặng.
Hàng loạt F0 ung thư chưa tiêm vaccine
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Điều trị Ung bướu, Bệnh viện Dã chiến Điều trị Covid-19 TP Thủ Đức số 1 cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay khoa đã tiếp nhận 119 bệnh nhân ung thư mắc Covid-19. Trong đó chỉ có 64 trường hợp tiêm đủ 2 liều vaccine cơ bản, 20 bệnh nhân được chích một mũi và đến 35 F0 chưa tiêm mũi nào, một tỉ lệ khá cao.
Bệnh nhân ung thư mắc Covid-19, chưa tiêm mũi vaccine nào (Ảnh: BSCC).
Điển hình là trường hợp của ông H. (63 tuổi), một bệnh nhân bị ung thư vùng đầu, cổ.
Đầu tháng 12, vì khối u lở loét ra da, ông H. đến một bệnh viện thăm khám, thay băng vết thương và được phát hiện mắc Covid-19 nên chuyển vào Bệnh viện Dã chiến Điều trị Covid-19 TP Thủ Đức số 1.
Theo lời kể của người nhà, vì thấy ông bệnh nặng và đi lại khó khăn nên ngần ngại, không đưa đi tiêm vaccine.
Hậu quả là thời điểm nhập viện, sức khỏe bệnh nhân rất yếu, bệnh nền nặng vì khối u đã di căn gan và thiếu máu nặng.
Ngoài điều trị Covid-19, các bác sĩ phải truyền máu, dùng kháng viêm, kháng đông, chăm sóc tại chỗ liên tục cho bệnh nhân. Nhờ đáp ứng tốt với điều trị, diễn tiến thuận lợi nên ông H. hiện đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn như vậy.
Theo bác sĩ Vũ, có nhiều F0 là bệnh nhân ung thư chưa kịp nhập vào khoa Ung bướu đã trở nặng, tử vong ở khoa Cấp cứu.
Video đang HOT
Lý giải về nguyên nhân chưa tiêm đủ vaccine, bác sĩ Vũ cho biết một số địa phương, nhất là ở tỉnh, vì nhân viên y tế còn ngại bệnh nhân thể trạng yếu, bệnh nền mà trì hoãn tiêm vaccine. Hoặc do người nhà không cho tiêm, thậm chí chính bệnh nhân không muốn tiêm vì nghe thông tin tiêm sẽ bị sốc, sợ vaccine hành.
“Một số bệnh nhân mới chích mũi đầu, chưa kịp tiêm mũi 2 vì chưa tới lịch đã nhiễm Covid-19. Hoặc bệnh nhân ở tỉnh, khi vào TP điều trị đã bị lỡ lịch chích ở quê và không biết liên hệ ai để tiêm vaccine” – bác sĩ Vũ cho biết thêm.
Nhiều bệnh nhân ung thư tại TPHCM vẫn chưa tiêm vaccine Covid-19 dù là đối tượng ưu tiên (Ảnh: BSCC).
Tiêm vaccine không làm bệnh ung thư nặng lên
Thống kê cho thấy, với các bệnh nhân ung thư giai đoạn nặng, khi mắc Covid-19 sẽ làm bệnh diễn tiến nhanh, với tỷ lệ tử vong lên đến 25-30%, gấp 10-12 lần so với tỷ lệ trung bình của Việt Nam (2,5%) và thế giới (2,1%).
Bác sĩ Vũ thông tin, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 đòi hỏi phải theo dõi sát để can thiệp kịp thời. Ngoài điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế như hỗ trợ hô hấp, kháng viêm, kháng đông, các F0 phải được xử lý các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra, đặc biệt là chống đau, nhất là khi ung thư khi di căn qua xương, não, gan…
Điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư cũng phải khéo léo do phần lớn dựa trên morphine, nếu không chú ý có thể gây suy hô hấp nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các biến chứng như tràn dịch trong bụng, phổi, tim… kèm theo do ảnh hưởng của bệnh.
Bác sĩ khẳng định, tiêm vaccine không làm tình trạng ung thư nặng hơn (Ảnh: BSCC).
Vì các bệnh nhân giai đoạn cuối đều vận động kém, thể trạng suy kiệt nên mọi chuyện đều nhờ nhân viên y tế hỗ trợ, từ pha sữa, đút ăn, uống, thay drap, thay tã, đổ rác.
Chứng kiến những câu chuyện bi kịch đau lòng của bệnh nhân ung thư khi thành F0, bác sĩ Vũ khuyên bệnh nhân hãy tiêm đủ vaccine càng sớm càng tốt. Ngoài trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc, có tiền sử sốc phản vệ thì không có chống chỉ định tiêm vaccine với người bị suy giảm miễn dịch (như người cấy ghép tạng, HIV, ung thư…).
Bác sĩ nhấn mạnh, tiêm vaccine không làm tình trạng ung thư hay các bệnh nền nặng hơn, ngược lại còn giúp bảo vệ nguy cơ đáng kể. Ngay cả những bệnh nhân đã chích ngừa, dù mới một mũi cũng có diễn tiến thuận lợi và khả năng hồi phục nhanh chóng hơn.
Một diện mạo 'đặc biệt' của Thủ đô trong những ngày giãn cách xã hội
Nhiều địa điểm vốn nhộn nhịp thì nay vắng lặng. Trên các tuyến giao thông, các chốt kiểm dịch của thành phố tăng cường kiểm tra người đi đường.
Những pano "Chốt kiểm soát COVID-19", "Vùng xanh an toàn" ... hiện diện tại các khu dân cư... Những hình ảnh này sẽ in đậm trong tâm trí người dân Thủ đô về những ngày tháng căng mình chống dịch COVID-19.
Từ ngày 24/7/2021, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.
Đây cũng là mốc thời gian Thủ đô bước vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 lần thứ tư.
Chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) "nội bất xuất, ngoại bất nhập" cả 4 cửa ra vào Đông, Tây, Nam, Bắc.
Biển báo chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 đỏ rực ngã 5 Hàng Đậu-Hàng Giấy-Hàng Than-Quán Thánh- Phan Đình Phùng (quận Hoàn Kiếm) những ngày cuối tháng 8/2021.
Hàng rào chốt kiểm soát ngăn chặn người ra vào trên phố thuốc bắc Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm).
Thiếu hàng rào sắt, phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) chăng dây yêu cầu người dân "Không đi lối này" qua phố Thuốc Bắc.
Thực hiện Chỉ thị này của thành phố, tất cả các địa điểm vui chơi giải trí ngoài trời, công cộng như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, công viên, vườn hoa... đều được các lực lượng chức năng lập rào chắn, chăng dây để cấm người dân tập thể dục, tụ tập đông người, cho đến khi có thông báo mới. TP Hà Nội cũng đã hỏa tốc triển khai 67 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, đường nhánh, bến thủy nội địa ra vào thành phố và tại các bến xe, bến tàu liên tỉnh. Mỗi chốt sẽ có 11 cán bộ tham gia ứng trực, gồm: Cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông, cán bộ y tế, cán bộ quân đội và cán bộ tư pháp của địa phương.
Ngoài các chốt kiểm soát dịch để kiểm tra phương tiện, người dân ra vào nội đô, tại tất cả các tuyến phố đều bố trí dân quân tự vệ, thanh niên xung kích, dân phòng cơ sở... tham gia phòng chống dịch, sẵn sàng thực hiện những biện pháp cần thiết và cấp bách khi có lệnh khẩn cấp.
Cửa ngõ số 40 phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) không chỉ được hàn cố định, mà còn bổ sung thêm lưới B40.
Biển 5K niêm yết rõ ràng, thay thế biển quảng cáo tại cửa hàng thời trang trên phố Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Cửa khẩu vào phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) trong những ngày bị phong tỏa (16/8-7/9), người bên ngoài chỉ có thể tiếp tế cho người bên trong ngoài hàng rào kiểm dịch.
Hàng rào chặn giữa đường, có lực lượng chức năng canh gác, ngăn người ra vào phố Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa) do có ca F0.
Hàng rào chốt kiểm soát ngăn người ra vào không chỉ dựng lên đơn thuần, mà còn được hàn chặt bằng sắt phi 6 trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên).
Theo ghi nhận của phóng viên, tất cả các biện pháp phòng chống dịch của Hà Nội đều nhằm mục tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn làm "pháo đài", người dân làm "chiến sĩ" trong phòng chống dịch, kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, để đảm bảo hiệu quả cách ly, truy vết khi phát hiện các ca mắc COVID-19 mới. Mức độ giãn cách còn được nâng lên tầm cao mới khi Hà Nội triệt để kiểm tra giấy đi đường để đảm bảo người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết.
Những bài học về khả năng lây lan nhanh của biến chủng virus mới tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương đang cho thấy, nếu không phòng chống dịch triệt để, Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ "vỡ trận".
Người dân Khu tập thể Tổng công ty lắp máy Việt Nam thiết lập "Vùng xanh an toàn" bằng cả dát giường buộc chặt vào cổng ra vào trên phố Hoàng Hóa Thám (quận Ba Đình).
"Vùng xanh an toàn" được người dân Khu dân cư số 7 phố Hoàng Hoa Thám ngăn chặn bằng cổng khung sắt kiên cố buộc chặt với thang tre.
Người dân phường Thụy Khuê muốn ra vào chợ dốc Tam Đa (quận Ba Đình) đều phải có "phiếu đi chợ" theo mẫu phường cấp và được kiểm tra chặt chẽ tại chốt kiểm soát đặt tại hai đầu chợ.
Tất cả phương tiện gặp chốt kiểm soát dịch trên phố Tôn Quang Phiệt tại ngã ba Tòa chung cư CR3B Khu đô thị Nam Cường (quận Bắc Từ Liêm) nếu nkhông có thẻ dân cư thì đều phải quay đầu.
Những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, đường phố tĩnh lặng không còi xe, thông thoáng, không gian, thời gian sống dường như chuyển động chậm hơn, để tất cả người dân đều nghiêm túc đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và nâng cao ý thức tự giác phòng dịch cho bản thân, cũng như cộng đồng. Virus SARS-CoV-2 vô hình, không nhân nhượng bất cứ cá nhân nào đánh giá thấp khả năng lây nhiễm, tàn phá của chúng và và tồn tại trong các thói quen cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Ngăn chặn tiếp xúc tối thiểu giữa người với người là phương cách tối ưu để bẻ gãy chuỗi lây nhiễm virus trong thời gian chờ thực hiện tiêm chủng toàn dân.
Các tổ công tác đặc biệt của TP Hà Nội thiết lập nhiều vòng kiểm tra người đi đường, với nhiều lực lượng tham gia.
Qua các chốt kiểm dịch, người dân đều phải chuẩn bị đủ giấy đi đường theo mẫu và giấy tờ tùy thân để lực lượng chức năng kiểm tra...
Mức xử phạt vi phạm theo Chỉ thị 16 cũng được niêm yết tại các điểm kiểm soát dịch để người dân hiểu rõ.
Bên cạnh sự đồng lòng, chung tay góp sức của cả cộng đồng cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh, vẫn còn một bộ phận người dân không tuân thủ quy tắc 5K, coi thường dịch bệnh, bất chấp chế tài xử phạt, bỏ ngoài tai cảnh báo, thách thức thành quả chống dịch của toàn dân, toàn thành phố.
Đến nay, lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã xử phạt gần 31.200 trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch COVID-19, trong đó cảnh cáo gần 300 vụ, phạt tiền hơn 30.000 vụ, với số tiền trên 48,2 tỷ đồng nộp Kho bạc Nhà nước và chuyển xử lý hình sự 6 vụ. Lực lượng chức năng cũng xử lý gần 500 vụ không chấp hành quy định tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã hy sinh kinh tế, thực hiện giãn cách xã hội thì phải sớm đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh Sáng 29/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) với 20 tỉnh, thành phố; 209 quận, huyện, thị xã; 1.060 xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường...