TPHCM nhận thiếu sót khi điều chỉnh quy hoạch chưa xin phép Thủ tướng
UBND TPHCM nhận thiếu sót khi điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Nam thành phố mà chưa xin phép Thủ tướng Chính phủ. Theo biện giải, việc điều chỉnh này không làm thay đổi định hướng phát triển quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt, mục đích để phù hợp với xu thế phát triển tại thành phố.
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra về đất đai tại thành phố.
Về việc điều chỉnh quy hoạch 8 khu chức năng tại Khu đô thị mới Nam thành phố, UBND TPHCM nhận thiếu sót khi chưa xin ý kiến của Thủ tướng mà đã ban hành Quyết định 5080 năm 1999, trong đó có điều chỉnh 8 khu chức năng.
TPHCM nhận thiếu sót khi điều chỉnh chức năng khu đô thị mới Nam thành phố mà chưa xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ
“Giải trình” cho việc điều chỉnh quy hoạch, UBND thành phố cho biết, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Khu đô thị mới Nam Thành phố với 22 khu chức năng (Quyết định số 749/TTg năm 1994).
TPHCM đã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và mời gọi đầu tư vào các khu chức năng. Tuy nhiên, vào thời điểm này rất khó kêu gọi các nhà đầu tư vì hầu hết các khu chức năng theo quy hoạch được duyệt là các cơ sở nghiên cứu khoa học hoặc có mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng nên khó hoàn vốn đầu tư.
Do đó, sau 5 năm triển khai thực hiện quy hoạch chung, để phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển, năm 1999, thành phố gửi văn bản đến Bộ Xây dựng về việc xin ý kiến chỉ đạo việc lập đồ án quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị mới Nam thành phố.
Theo cơ quan báo cáo, nội dung điều chỉnh quy hoạch này đã có lấy ý kiến của Bộ Xây dựng và Quyết định số 5080 đã được thay thế bởi quyết định số 6555 năm 2005.
Video đang HOT
Trong khi đó, nội dung quy hoạch tại quyết định số 6555 đã được cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg năm 2010, đồng thời được cập nhật vào Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5.000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố (rộng 2.975ha) và được UBND TPHCM phê duyệt tại quyết định 6992 năm 2012.
Để có cơ sở quản lý và tiếp tục triển khai các dự án, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển đổi 8 khu chức năng tại quyết định 5080 và cho phép thành phố tiếp tục thực hiện quyết định 6555.
UBND thành phố cũng báo cáo việc giải quyết đối với các dự án nhà ở của Công ty TNHH xây dựng Hoàng Nam và của Công ty Xây dựng và kinh doanh nhà Đại Phúc; dự án khu chung cư Lê Thành đối với phần đất giao ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Cụ thể, dự án khu dân cư quy mô 28,2ha tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh do Công ty TNHH Xây dựng Đại Phúc làm chủ đầu tư (giao đất năm 2004), dự án khu dân cư quy mô 2ha tại phường An Lạc, quận Bình Tân do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành làm chủ đầu tư (giao đất năm 2005) và dự án khu dân cư tại phường An Lạc, quận Bình Tân do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hoàng Nam làm chủ đầu tư (giao đất năm 2009).
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố quyết định giao đất trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004 và Nghị định 69/2009 của Chính phủ. Sau đó, các dự án trên đều được UBND thành phố chấp thuận cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Về việc xử lý dự án xây dựng khu chung cư của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nhà Ngọc Đông Dương chậm tiến độ, UBND thành phố cho biết, đầu tiên, dự án chung cư A22 có diện tích hơn 13.700m2 (tại khu chức năng số 13, khu đô thị mới Nam TP) do Công ty CP Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc Hồng Quang làm chủ đầu tư. Sau đó, công ty Hồng Quang đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Ngọc Đông Dương để tiếp tục thực hiện dự án.
Công ty Ngọc Đông Dương cam kết tháng 12/2013 sẽ khởi công xây dựng nhưng sau đó nêu lý do khó khăn về tài chính nên kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để triển khai thực hiện dự án.
Đến năm 2016, công ty vẫn chưa khởi công xây dựng theo cam kết và cũng không thực hiện báo cáo giám sát đầu tư. Ban Quản lý Khu Nam đã kiến nghị UBND thành phố giao Sở Tài nguyên Môi trường thanh tra về tình hình sử dụng đất và xử lý theo quy định.
Đến tháng 6 năm nay, Ban Quản lý Khu Nam đã yêu cầu Công ty Ngọc Đông Dương cam kết tiến độ thực hiện và xây dựng hoàn thành công trình đầu tư dự án. Nếu không triển khai sẽ xử lý theo quy định. Sau đó, công ty có văn bản cho biết trong tháng 8/2018 sẽ lập thủ tục để thực hiện dự án.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc giải quyết 17 dự án chồng lấn hành lang an toàn giao thông, trong đó có dự án của Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn xây dựng hạ tầng kỹ thuật lấn đất xây dựng giao thông và công trình công cộng để làm nhà ở, chuyển nhượng đất khi chưa được giao; việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện của Khu dân cư 6A do Công ty Him Lam làm chủ đầu tư; việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện của dự án khu dân cư Hồ Học Lãm do Công ty CP Địa ốc 10 làm chủ đầu tư…
Được biết, từ năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận 2889 chỉ ra hàng loạt dự án có sai phạm trong quá trình triển khai các dự án đầu tư tại thành phố. Tuy nhiên, do việc xử lý sau thanh tra kéo dài nên đến tháng 7/2018, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo TPHCM xử lý dứt điểm việc xử lý sau thanh tra về đất đai tại thành phố liên quan đến kết luận trên.
Trước đó, thực hiện kết luận thanh tra 2889, UBND TPHCM cũng đã có nhiều báo cáo về xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, các cơ quan gồm Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu Nam, UBND các quận/huyện: 2, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh bị phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Quốc Anh
Theo Dantri
Cà Mau "hỏa tốc" đóng cửa nhà máy xử lý rác thải
Máy móc, thiết bị hư hỏng, phát tán mùi hôi ra bên ngoài gây bức xúc trong dân, đó là lý do Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau bị UBND tỉnh Cà Mau lệnh đóng cửa trong 3 tháng.
UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn "hỏa tốc" do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, ký gửi các Sở, ngành, địa phương và Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) về việc bảo trì Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau hoạt động từ tháng 5/2012, với công suất 200 tấn/ngày. Sản phẩm chính của nhà máy là phân compost, tỷ lệ chôn lấp 8,24%. Trong quá trình vận hành, nhà máy đã tạm ngưng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng vào năm 2015.
Theo báo cáo của chủ đầu tư (Công ty Công Lý), đến nay máy móc, thiết bị của nhà máy đã hư hỏng nhiều, không đảm bảo kỹ thuật, an toàn và hoạt động lâu dài của nhà máy.
"Qua kiểm tra thực tế, các thiết bị hư hỏng trong tình trạng không vận hành; lò đốt rác bị gãy ống khói; khu vực nhà máy phát tán mùi hôi nên đề nghị cho nhà máy tạm ngưng hoạt động trong 3 tháng để bảo trì, bảo dưỡng, kể từ ngày 27/7/2018", nội dung công văn nêu rõ.
Cà Mau đóng cửa Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau 3 tháng. (Ảnh: CTV)
Trong thời gian nhà máy tạm ngừng hoạt động, UBND tỉnh Cà Mau giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau tập kết, xử lý rác thải tạm phần rác của TP Cà Mau trên phần đất đã giao cho UBND TP Cà Mau quản lý. Tỉnh thống nhất đầu tư diện tích sân khoảng 200m2 để tập kết rác, đào 2 hố chôn lấp hợp vệ sinh, với diện tích 2.500m2/hố.
UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện rà soát, bố trí những vị trí phù hợp, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường để tập kết và xử lý rác thải tạm thời.
Đồng thời, UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu chủ đầu đầu tư phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có biện pháp đảm bảo vệ sinh, môi trường trong các khu vực tạm trữ rác; tích cực có giải pháp phù hợp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc bảo trì, sửa chữa thiết bị đảm bảo hoàn thành trước thời hạn 3 tháng.
"Sau khi thực hiện xong phần việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, chủ đầu tư phải có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xử lý rác tồn đọng trong thời gian sớm nhất", văn bản của UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo rõ.
Theo Dantri
Cà Mau yêu cầu nhà máy rác bị dân tố gây ô nhiễm xử lý rác tồn đọng Đối với việc xử lý lượng rác tồn đọng, UBND tỉnh yêu cầu chủ nhà máy rác khẩn trương tăng tần suất xử lý để giảm bớt lượng rác tồn đọng, xử lý mùi hôi, ruồi, muỗi, gián... tránh ô nhiễm môi trường, phát tán mầm bệnh. Ngày 25.7, theo nguồn tin của phóng viên, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản...