TP.HCM nhận hơn 666.000 liều vắc xin Pfizer và AstraZeneca để tiêm mũi 2
Theo Sở Y tế TP.HCM, tối 23-9, TP nhận hơn 620.000 liều vắc xin Pfizer và 46.000 liều vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ.
Ngày mai (24-9), số vắc xin này sẽ được chuyển ngay cho các quận huyện chủ yếu để tiêm mũi 2 cho người dân.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tính đến sáng 23-9, TP.HCM còn hơn 700.000 liều vắc xin các loại, trong đó có 500.000 liều Vero Cell đang chờ thẩm định.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thành phố sẽ nới lỏng dần từng bước các hoạt động kinh tế theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ bảo vệ của người dân gồm căn cứ theo hai trụ cột là tiến độ tiêm vắc xin và an toàn của hệ thống y tế theo từng giai đoạn, địa bàn cụ thể.
Các lộ trình cũng được xác định gồm giai đoạn từ 1-10-2021 đến 31-10-2021, giai đoạn 1-11-2021 đến 15-1-2022 và giai đoạn sau 15-1- 2022.
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chiến dịch tiêm vắc xin, đảm bảo tiêm mũi 1 cho tất cả người trên 18 tuổi, nhắc mũi 2 cho toàn bộ người tiêm mũi 1, ưu tiên tuyến đầu, người có nguy cơ cao.
Ngoài ra, thành phố sẽ nghiên cứu phương án tiêm vắc xin cho trẻ em, trẻ em có nguy cơ cao như có bệnh nền, béo phì.
Với người dân trên 18 tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin mũi 1 có thể gửi tin nhắn đến tổng đài 8066 theo cú pháp MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen để đăng ký.
Danh sách đăng ký sẽ được chuyển qua thư điện tử với tần suất 1 giờ/lần đến UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức để tổ chức tiêm theo kế hoạch tiêm chủng của thành phố.
Kiến nghị tiêm vaccine cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều tỉnh, thành kiến nghị có giải pháp để sớm tiêm vaccine cho học sinh, trước mắt là bậc THPT.
Tại hội nghị tổng kết toàn ngành giáo dục và đào tạo năm 2021 ngày 28/8, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá năm học 2020-2021 bị ảnh hưởng của Covid-19, các địa phương, trường học đã linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học qua Internet và truyền hình, điều chỉnh hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận chất lượng, hiệu quả dạy và học trực tuyến còn hạn chế, nhất là bậc tiểu học và ở những địa phương chưa có điều kiện. Hạ tầng công nghệ, đường truyền, trang thiết bị và nguồn học liệu chưa đáp ứng được yêu cầu. Giáo viên nhiều nơi chưa được tập huấn kỹ cả về công nghệ và phương pháp. Gia đình chưa tham gia phối hợp hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả.
Đó là một phần lý do để Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngành y tế có giải pháp để sớm tiêm vaccine cho học sinh, từ đó có thể triển khai dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine AstraZeneca cho một người dân ở Hà Nội, hôm 4/8. Ảnh: Giang Huy
Đồng tình với đề xuất, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho biết hiện tỉnh có 91% giáo viên được tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19, 44% tiêm mũi 2. Học sinh chưa được tiếp cận nên bắt buộc học trực tuyến. Nhưng phương pháp học này không đảm bảo hiệu quả, đặc biệt đối với hơn 14.000 học sinh khó khăn.
Địa phương này muốn có chương trình tiêm vaccine cho học sinh từ 12 tuổi trở lên để việc mở cửa trường học an toàn hơn. "Chúng tôi xác định hơn 200.000 học sinh toàn tỉnh đến trường phải được an toàn, giáo viên phải được an tâm, xã hội an lòng", đại diện tỉnh Vĩnh Long nói.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch tỉnh Gia Lai, cho biết việc "tạm dừng đến trường không dừng học" là bài toán khó với địa phương do địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội. Tỉnh mong sớm có chương trình vaccine phòng Covid-19 cho học sinh để các em được học trực tiếp tại trường.
Tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra kiến nghị tương tự, trong đó nhấn mạnh việc tính toán, ưu tiên tiêm vaccine cho học sinh THPT.
Năm học 2021-2022 đã bắt đầu ở một số địa phương. Tuy nhiên, các tỉnh, thành đều xác định có thể có giai đoạn phải học online do ảnh hưởng của Covid-19. Nhiều tỉnh, thành như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Nghệ An xác định phải học trực tuyến ngay trong những tháng đầu năm học.
TPHCM có thể mua hơn 10 triệu liều vắc xin từ Mỹ nếu đàm phán thành công TPHCM đang thúc đẩy đàm phán mua vắc xin từ Mỹ, nếu thuận lợi thì lô vắc xin đầu tiên sẽ được xuất sang Việt Nam vào tuần đầu tháng 9, bình quân 500.000 liều/tuần; sau đó mỗi tuần một triệu liều. Văn phòng UBND TPHCM vừa phát thông báo truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức...