TP.HCM: Nhà hẻm phủ lớp gạch đất nung, mái ngói đỏ mang đậm nét quê Việt
Nhà được cải tạo từ ngôi nhà cũ xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ trước. Sau khi hoàn thành, công trình trở thành không gian sống lý tưởng, tràn ngập ánh sáng với thiết kế độc, lạ.
Trải qua hơn 3 thập kỷ, ngôi nhà vỏn vẹn 30m2 nằm trong con hẻm nhỏ gần chợ Thị Nghè – TP.HCM bị xuống cấp trầm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Để có một không gian sống và kinh doanh hiện đại, tiện lợi hơn, chủ nhân của ngôi nhà đã tìm đến các kiến trúc sư.
Người chủ căn nhà kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường nên họ mong muốn vật liệu cải tạo và hoàn thiện ngôi nhà cũng là những vật liệu truyền thống, ưu tiên vật liệu tái sử dụng.
Ngoài ra ngôi nhà phải có không gian thoáng mát, hòa mình với thiên nhiên.
Mặt tiền ngôi nhà trước – sau khi tiến hành cải tạo.
Để giải quyết “bài toán” gia chủ đưa ra, nhóm KTS Giang Đoàn, Hoàng Duy, Nirbay Shah, Hải Vũ đã đưa ra giải pháp: Phủ một lớp vỏ bằng gạch gốm và dây leo phía mặt tiền, vừa chống nắng hướng Tây vừa đưa gió, không khí, ánh sáng thâm nhập vào nhà từ nhiều hướng.
Cánh cửa ra vào được làm từ gỗ tái chế. Chất liệu của cánh cửa hài hòa với gạch nung truyền thông, tạo cảm giác ấm áp, thân thiện, gợi về những ngôi nhà quê xưa cũ. Chính mặt tiền này tạo ra sự độc đáo cho Phuong House – ngôi nhà nằm giữa lòng thành phố.
Ngôi nhà được đặt tên là Phuong House. Lớp gạch gốm bên ngoài vừa giúp giảm thiểu nắng hướng Tây chiếu trực tiếp vào mặt nhà, vừa góp phần lấy sáng và thông gió cho toàn bộ nhà phố.
Video đang HOT
Các không gian chức năng được nối liền mạch từ tầng trệt đến áp mái nhờ những khoảng đệm nối kết không gian chung và riêng.
Cầu thang bậc rỗng, uốn lượn nhẹ nhàng dẫn lối lên tầng trên. Đây cũng là một trong những chi tiết kiến trúc tạo điểm nhấn và sự mềm mại cho Phuong House.
Không gian chung gồm phòng sinh hoạt chung, khu bếp ăn, thư viện, khu trưng bày sản phẩm và phòng thờ. Không gian riêng có phòng ngủ, vệ sinh.
Mỗi căn phòng đều có cửa kính trong suốt mở ra không gian thoáng đãng bên ngoài. Lớp gạch gốm lúc này lại trở thành bức tường bảo vệ sự riêng tư cho gia chủ.
Nội thất gỗ tự nhiên có thiết kế đơn giản, mộc mạc hài hòa với tường bê tông không sơn trát bao quanh.
Bên cạnh khu vực ngủ nghỉ là phòng tắm được trang bị đầy đủ tiện ích cần thiết, phong cách thiết kế đồng nhất với tổng thể phòng.
Hệ kệ gỗ gồm nhiều ngăn được bố trí sát tường giúp gia tăng không gian lưu trữ tiện ích.
Phuong House mang hình ảnh giản dị, gần gũi, thân quen của nông thôn Việt giữa phố thị, là không gian ấm áp, thoát khỏi xô bồ của thành phố.
Ảnh: G architects
Tòa chung cư phủ kín cây xanh như rừng nhiệt đới, ai nhìn cũng muốn ở
Hai tòa nhà này được ví như khu rừng thu nhỏ vì trên các tầng đều trồng rất nhiều cây xanh với tổng số lên tới 800 cây lớn, 14.000 cây nhỏ...
Tòa tháp đôi Bosco Verticale (Rừng thẳng đứng) ở Milan (Italy) do công ty kiến trúc Stefano Boeri Architetti thiết kế đã giành được giải thưởng Tòa nhà cao tầng đẹp nhất thế giới khi vừa hoàn thiện.
Công trình bao gồm hai tòa tháp cao 80m và 112m, trên các tầng đều trồng cây với tổng số lên tới 800 cây lớn và 14.000 cây nhỏ bao gồm khoảng 1.000 chủng loại khác nhau.
Ở đây có 113 căn hộ với khoảng vườn riêng rộng rãi ở các ban công. Ngoài ra tòa nhà này còn có các khu văn phòng, thương mại.
"Khu nhà thể hiện sự mong muốn của con người được giao hòa với thiên nhiên. Đây là ý tưởng sáng tạo dành cho tương lai, không nghi ngờ gì nữa, tòa nhà "xanh" này chính là giải pháp cho các đô thị đông dân ở châu Âu", chuyên gia Christoph Ingenhoven khẳng định.
Những "tòa nhà cao tầng có nhiều cây" là một ví dụ nổi bật của một sự cộng sinh giữa kiến trúc và thiên nhiên, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Milan là một nơi khí hậu ôn hòa vì vậy rất nhiều chủng loại cây đa dạng có thể sinh trưởng dù điều kiện đất ở chung cư không tốt. Do được trồng phủ kín bề mặt tòa nhà nên những người thợ thường phải đu mình trên hệ thống cáp treo để tỉa và chăm sóc cây.
Để tòa nhà luôn phủ màu xanh, các chuyên gia lâm nghiệp đã chọn những giống cây khỏe mạnh và người chăm sóc định kỳ để đảm bảo chúng phát triển tốt nhất.
Ngoài khu vực ban công nhiều cây, các căn hộ cũng có những bức tường kính lớn để tận dụng gió và ánh sáng cho ngôi nhà. Từ phòng ngủ của bất kỳ căn hộ nào, chủ nhà cũng có thể nhìn thấy màu xanh của cây cối.
Rừng thẳng đứng là một khái niệm kiến trúc mới, thay thế các vật liệu truyền thống trên các bề mặt đô thị. Điều này giúp bảo vệ môi trường đô thị, và cải thiện chất lượng cuộc sống con người xung quanh nó.
Ngay khi hoàn thành, công trình này đã được rất nhiều chuyên gia khen ngợi, đồng thời được mệnh danh là chung cư "xanh" nhất trên thế giới.
Cây cối phủ kín bề mặt tòa nhà khiến con người có cảm giác hòa mình với thiên nhiên, quên đi cảm giác ngột ngạt, bức bí trong các đô thị hiện đại
Sáng tạo giảm nhựa "đỉnh nhất": Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà Rác thải nhựa đang là một trong những vấn nạn đau đầu nhất thế giới, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của nhân loại. Đứng trước tình hình đó, rất nhiều địa phương đã sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ích vừa giúp giảm thiểu rác nhựa. Xem thêm clip: Người dân Philippines dùng chai nhựa để...