TPHCM: Người dân rời thành phố trước giờ G, xuất hiện 5 biến chủng Covid-19
Từ 0h ngày 9/7, TPHCM sẽ thực hiện phương án giãn cách theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày. Chính quyền thành phố kêu gọi người dân ở nhà, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.
Thủ tướng: Cách ly xã hội toàn TPHCM là quyết định khó khăn nhưng cần thiết
Sáng 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TPHCM về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, trước khi toàn thành phố chính thức bước vào 15 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến với TPHCM sáng 8/7, trước ngày chính thức phong tỏa, cách ly toàn thành phố (ảnh: VGP).
Nói về việc cách ly xã hội toàn thành phố, Thủ tướng nhận định, đây là quyết định khó khăn nhưng cần thiết và phù hợp trong lúc này, đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trao đi đổi lại nhiều lần.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao TPHCM và Bộ Y tế phối hợp các đơn vị xây dựng kịch bản đến 50.000 ca bệnh tại thành phố trong đợt bùng phát dịch để bố trí đủ nguồn lực đối phó. Xem thêm tại đây.
TPHCM xử phạt người ra khỏi nhà không có lý do chính đáng
Trong quãng thời gian áp dụng Chỉ thị 16 toàn địa bàn, TPHCM sẽ tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp người dân ra khỏi nhà không thuộc các trường hợp quy định và không có lý do chính đáng.
Nội dung trên được đề cập tại quyết định áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn, được Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong ký ban hành sáng 8/7.
Theo đó, thành phố sẽ thực hiện phương án giãn cách theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Chính quyền thành phố kêu gọi người dân ở nhà, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Những trường hợp thật sự cần thiết được UBND TPHCM quy định gồm mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao… Xem thêm tại đây.
Hàng quán không bán mang về, vé số ngừng hoạt động 15 ngày
Ngày 8/7, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần của Chỉ thị 16. Phương án này được áp dụng trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.
Video đang HOT
Theo công văn trên, toàn TPHCM sẽ thực hiện nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố – ấp cách ly với khu phố – ấp, xã – phường – thị trấn cách ly với xã – phường – thị trấn, quận – huyện và thành phố Thủ Đức cách ly với quận – huyện và thành phố Thủ Đức.
Phương án này được áp dụng trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.
UBND TPHCM đề nghị tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các khu chợ cần tạm thời đóng cửa và áp dụng các biện pháp khắc phục nếu không đảm bảo tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Đại lý bán vé số và bán vé số dạo trên địa bàn cần tạm dừng hoạt động. Dịch vụ ăn uống mang về cũng không được hoạt động trong 15 ngày tới.
Hoạt động vận tải hành khách công cộng cần tạm dừng hoạt động. Người dân hạn chế tối đa di chuyển trừ các trường hợp thực hiện công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa và các xe taxi chở bệnh nhân.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe máy bao gồm xe ôm truyền thống và công nghệ cũng được yêu cầu tạm ngừng. Các bến đò ngang sông, bến thủy nội địa ngừng vận chuyển khách. Xem thêm tại đây.
Người dân khăn gói hành lý ùn ùn rời Sài Gòn ngay trước giờ G
Trước thông tin TPHCM giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19, hàng nghìn người khăn gói ùn ùn đổ về cửa ngõ rời thành phố.
Lượng phương tiện đổ về chốt dưới chân cầu Đồng Nai đông đúc ngay từ đầu giờ chiều 8/7.
Lượng phương tiện đổ về chốt dưới chân cầu Đồng Nai đông đúc ngay từ đầu giờ chiều 8/7. Tại chốt kiểm tra, người dân phải dừng lại xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với cơ quan chức năng mới được qua chốt.
Toàn bộ đường dành cho xe máy đã được chặn lại, lần lượt kiểm tra giấy “thông hành”, đúng và đủ mới được lưu thông qua chốt. Những người không xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính bị buộc phải quay đầu xe trở về thành phố.
Những người có giấy xét nghiệm sau khi qua chốt phải dừng lại để thực hiện khai báo y tế. Đến gần 21h, người dân đổ về chốt kiểm tra ở cầu Đồng Nai để rời TPHCM vẫn không hề thuyên giảm. Xem thêm tại đây.
3 tài xế chở hàng tuyến TPHCM – Hà Nội dương tính SARS-CoV-2
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, 3 tài xế lái xe hàng đường dài từ TPHCM đến bãi xe Liên Phương, Thường Tín, Hà Nội đã có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
3 tài xế chở hàng tuyến TPHCM – Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa).
Các trường hợp này là anh L.X.T., sinh năm 1987, anh N.B.T., sinh năm 1998, anh B.T.Q., sinh năm 1976. Cả 3 tài xế đều đi cùng xe và có địa chỉ tại Quất Động, Thường Tín.
Bước đầu, TTYT Thường Tín xác minh được 4 F1 của các bệnh nhân. CDC Hà Nội đang phối hợp với TTYT Thường Tín tiếp tục điều tra, truy vết và lấy mẫu xét nghiẹm trường hợp liên quan. Xem thêm tại đây.
4 ca nghi mắc Covid-19 tại khu chế xuất Tân Thuận
Ngày 8/7, tổ công tác thuộc bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TPHCM, phối hợp với ngành y tế thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.
4 trường hợp nghi mắc Covid-19 vừa được phát hiện qua test nhanh ở nhóm công nhân làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận (Ảnh: H.T).
Trước đó, tại Công ty TNHH Hung Way, thông qua test nhanh, Trung tâm Y tế quận 7 ghi nhận có 4 trường hợp nghi mắc Covid-19. Hiện các ca này đang được cách ly ngay tại công ty.
Ngay sau khi phát hiện các ca nghi nhiễm, nhân viên y tế đã khẩn trương điều tra, truy vết những trường hợp tiếp xúc. Công ty đã tạm ngưng hoạt động để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Xem thêm tại đây.
5 biến chủng nguy hiểm của Covid-19 đã xuất hiện tại TPHCM
Tối 8/7, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), cho biết từ khi dịch xuất hiện trên địa bàn thành phố đến nay, qua giải mã trình tự gen, ngành y tế xác định được 5 biến chủng của Covid-19.
Trên địa bàn TPHCM đã phát hiện 5 biến chủng của dịch Covid-19 qua giải mã trình tự gen (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Các biến chủng được ghi nhận, gồm: biến chủng Châu Âu, Anh, Nam Phi, Uganda và biến chủng Ấn Độ (Delta).
Từ khi xuất hiện biến chủng Delta đến nay, thành phố chưa phát hiện biến chủng khác của dịch Covid-19. Ngành y tế tiếp tục công tác giám sát, giải mã trình tự gen để kịp thời phát hiện, có phương án xử lý hiệu quả trong trường hợp xuất hiện biến chủng mới (nếu có).
Trong số 4 biến chủng được ghi nhận, biến chủng Delta đang gây ra đợt dịch thứ 4 trên địa bàn TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. Biến chủng này đến nay gây ra nhiều chuỗi lây nhiễm, tốc độ lây lan rất cao.
TPHCM: 4 ca nghi mắc Covid-19 tại khu chế xuất Tân Thuận
Qua test nhanh tại một công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, Trung tâm Y tế quận 7 phát hiện 4 trường hợp nghi mắc Covid-19.
Ngày 8/7, tổ công tác thuộc bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TPHCM, phối hợp với ngành y tế thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.
Đoàn công tác kiểm tra khu vực vừa cách ly vừa làm việc của công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận (Ảnh: H.T).
Trước đó, tại Công ty TNHH Hung Way, thông qua test nhanh, Trung tâm Y tế quận 7 ghi nhận có 4 trường hợp nghi mắc Covid-19. Hiện các ca này đang được cách ly ngay tại công ty.
Ngay sau khi phát hiện các ca nghi nhiễm, nhân viên y tế đã khẩn trương điều tra, truy vết những trường hợp tiếp xúc. Công ty đã tạm ngưng hoạt động để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Ông Phạm Thanh Trực, Phó Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận cho biết, tại đây có 250 công ty với khoảng 60.000 người lao động. Để đảm bảo an toàn cho người lao động, đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất, từ tháng 4, Ban quản lý đã thành lập 10 tổ kiểm tra và kiểm tra toàn bộ các công ty trong khu chế xuất, đánh giá mức độ an toàn trong phòng chống dịch tại các công ty.
4 trường hợp nghi mắc Covid-19 vừa được phát hiện qua test nhanh ở nhóm công nhân làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận (Ảnh: H.T).
Trước thời điểm thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Ban quản lý khu Chế xuất Tân Thuận đang phối hợp với ngành y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người lao động để kịp thời phát hiện những trường hợp mắc và nghi mắc. Sáng cùng ngày, đoàn đã kiểm tra tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm dành cho người lao động tại quận 7.
Thực tế cho thấy, người lao động còn tập trung đông, chưa đảm bảo giãn cách. Tổ công tác đề nghị chính quyền địa phương cần có sự phối hợp điều phối để đảm bảo giãn cách phòng chống dịch tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tổ đề xuất phương án nên thực hiện lấy mẫu ngay tại từng công ty, tránh việc người lao động của nhiều công ty tập trung tại một điểm, khiến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.
Trắng đêm lấy mẫu xét nghiệm ở khu chế xuất Nhân viên y tế tại TP HCM suốt đêm lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng tại nhiều địa bàn có nguy cơ cao như khu chế xuất Tân Thuận, phường An Lạc, Tân Bình. Qua đánh giá tình hình dịch bệnh tại phường An Lạc, thành phố quyết định tổ chức lấy mẫu xét nghiệm khẩn trên diện rộng tại địa điểm...