TP.HCM: Người đàn ông hơn 40 năm bị “lãng quên”?
Đó là trường hợp ông Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1959, trú tại số nhà 23/91 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ông Hiệp đã 60 tuổi nhưng đến nay vẫn không có sổ hộ khẩu, không được cấp chứng minh thư nhân dân.
Kể cho phóng viên Dân Việt về trường hợp em trai mình, ông Nguyễn Văn Hạnh, anh trai ông Hiệp nói: “Em trai tôi bị chính quyền “bỏ quên” hơn 40 năm qua”.
Ông Hạnh kể lại: Ông Hiệp lớn lên, đi bộ đội năm 1977, đóng quân tại Núi Đất, Vũng Tàu. Tuy nhiên, mới đi được hai ngày thì ông Hiệp nhận được tin cha bệnh nặng, thương cha nên ông Hiệp đã bỏ trốn về địa phương để chăm sóc cho cha và gia đình. Do tuổi còn trẻ và nhận thức chưa đầy đủ về hành vi của mình nên ông Hiệp đã không quay lại đơn vị.
Khi nhập ngũ, ông Hiệp đã được địa phương cắt hộ khẩu khỏi nơi cư trú. Trở về, ông Hiệp cũng không biết mà trình báo và làm thủ tục đăng ký lại. Từ đó tới nay, ông Hiệp vẫn sinh sống trên đất thổ cư và nếp nhà cha mẹ để lại cùng với người em gái út (tại số nhà 23/91 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM), nhưng không có đăng ký hộ khẩu, cũng chưa từng được cấp chứng minh thư nhân dân.
“Em trai tôi bị “bỏ quên” 40 năm qua”. (Ông Hiệp (bên trái), ông Hạnh (bên phải ảnh) trao đổi với PV Dân Việt). (Ảnh: PT)
“Từ ngày trở về, em trai tôi không đi đâu khỏi địa phương. Do không có nghề nghiệp ổn định, em tôi đi làm thuê, phụ hồ, bốc bác quanh đây. Ban ngày em tôi đi làm, tối lại về nhà cùng với gia đình em gái út vì em trai tôi không có vợ con”, ông Hạnh kể.
Cho tới ngày gần đây, ông Hiệp bị tai biến dẫn đến đột quỵ phải đi cấp cứu tại bệnh viện Gia Định. Do chi phí chữa bệnh tốn kém, gia đình muốn đăng ký tham gia bảo hiểm y tế cho ông Hiệp. Ông Hiệp chỉ còn mỗi Thẻ căn cước do chính quyền Việt Nam Cộng hòa cấp từ năm 1974, có tên trong Tờ khai gia đình cũng được chính quyền lúc bấy giờ là tỉnh Gia Định, quận Gò Vấp cấp. Nhưng những thứ giấy tờ này nay đã không còn giá trị, ông Hiệp lại không có bất kỳ thứ giấy tờ tùy thân nào khác nên không mua được bảo hiểm.
Ông Hiệp trao đổi do bản thân bị bệnh, việc đi lại khó khăn nên mọi việc nhờ cậy cả vào ông Hạnh. Hỏi tại sao hơn 40 năm qua ông không đi đăng ký hộ khẩu, xin cấp chứng minh nhân dân? Ông Hiệp nói bản thân không biết, cũng không ai hỏi và hướng dẫn nên không biết để làm.
“Bây giờ già yếu, ốm đau, đi khám chữa bệnh tốn kém mà nhà không có điều kiện nên cần có bảo hiểm y tế cho đỡ tốn tiền. Hơn nữa, có chết nằm xuống còn có giấy báo tử, có tên bia mộ chứ giờ tôi chẳng có thứ giấy tờ chứng minh tôi là tôi. Tôi ở nhà của cha mẹ tôi mà như ở tạm trú”, ông Hiệp phân trần.
Video đang HOT
Ông Hạnh cho biết thêm: Hồ sơ xin xác nhận của ông Hiệp đã được ông Hạnh làm và gửi cho Ban chỉ huy quân sự phường 7 nơi ông Hiệp cư trú từ cuối năm 2017. Tuy nhiên sau nhiều lần bổ sung hồ sơ, đi lại nhưng hiện ông Hiệp vẫn chưa nhận được trả lời của cơ quan chức năng.
Ông Hiệp vẫn sống trong ngôi nhà cha mẹ để lại nhưng không có bất kỳ thứ giấy tờ tùy thân nào
Sáng 11.1, trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tá Đinh Thế Vinh – Phó trưởng Công an Phường 7 cho biết, ông Hiệp đúng là người của địa phương. Ông Hiệp thuộc đối tượng quân nhân bỏ, lạc, đào ngũ thì theo luật định phải trình báo bên quân sự, có xác nhận thì mới chuyển hồ sơ về phường để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu được.
“Trước kia ông Hiệp làm ăn ở đâu không thường xuyên có mặt tại địa phương. Đến năm 2005, công an phường kiểm tra rà soát mới thấy ông Hiệp có mặt ở địa phương nên làm đăng ký tạm trú cho ông Hiệp. Công an cũng đã hướng dẫn gia đình và ông Hiệp đi trình báo với bên phường đội, quận đội nhưng do bản thân ông Hiệp và gia đình có tâm lý lo sợ nên họ không làm”, ông Vinh cho biết thêm.
Tuy nhiên, những gì ông Vinh nói lại trái ngược với phản ánh của ông Hiệp và gia đình ông. Rằng gia đình và bản thân ông Hiệp chưa từng được chính quyền, công an hay Ban chỉ huy quân sự hỏi han hay hướng dẫn như ông Vinh nói. Ông Hiệp cũng không đi đâu khỏi nơi cư trú suốt từ năm 1977 đến nay (trừ 2 ngày nhập ngũ).
Phóng viên Dân Việt cũng đã làm việc với Ban chỉ huy quân sự phường 7. Ông Nguyễn Thanh Phúc, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự phường 7 cho biết, hồ sơ của ông Hiệp đã được Ban chỉ huy quân sự phường 7 tiếp nhận, chuyển lên Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh từ 1-2 tháng nay.
“Tôi được biết Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh đã chuyển hồ sơ lên thành phố và hiện đang chờ thành phố xác minh trả lời. Lý do chậm trễ một phần là do gia đình bổ sung hồ sơ, một phần do bên công an phường có sự thay đổi công an khu vực. Mà hồ sơ thì phải chờ công an khu vực xác minh và ký xác nhận chúng tôi mới nộp lên trên được”.
Theo Danviet
Chăm bưởi cảnh căng tròn, quả chi chít sát đất để phục vụ "đại gia"
Những ngày này, các nhà vườn làng Hà Dừa (Diên Khánh, Khánh Hòa) đang tất bật chăm sóc các chậu bưởi cảnh để có thể tung ra thị trường đúng dịp Tết Nguyên đán.
Làng Hà Dừa (thôn Trường Thạnh, Diên Thạnh, Diên Khánh, Khánh Hòa) xưa nay nổi tiếng với nghề trồng hoa và các loại cây cảnh như: Hoa cúc, hồng, mồng gà, quất... Đặc biệt, cây bưởi cảnh nhiều năm qua đã mang lại giá trị kinh tế cao và nhà vườn ví von cây này chỉ xuất ngoại, phù hợp với các đại gia.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, thôn Trường Thạnh sẽ xuất bán 70 chậu bưởi cảnh cho khách hàng vào đúng dịp Tết
Ông Nguyễn Văn Hiệp (thôn Trường Thạnh, Diên Thạnh) chia sẻ: "Tôi đã gắn bó với nghề trồng bưởi cảnh được 13 năm nay. Giai đoạn năm 2013 - 2016 là những năm rất hưng thịnh, người dân khắp nơi mê chơi loại bưởi cảnh, thị trường tiêu thụ mạnh làm đến đâu bán hết đến đó. Vào dịp Tết, tôi xuất bán từ 150 - 200 chậu, mang lại doanh thu từ 60 - 150 triệu đồng/vụ".
Các chậu bưởi cảnh được tuyển chọn xuất bán phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, màu sắc xanh bóng, quả to tròn đẹp...
Ông Hiệp bộc bạch, năm 2017 do ảnh hưởng của đợt mưa bão làm cho nhiều chậu bưởi cảnh của gia đình bị thiệt hại dẫn đến khó tiêu thụ, ước tính vụ đó gia đình lỗ trên 50 triệu đồng. Riêng năm nay, ông đầu tư trồng 70 chậu bưởi cảnh, các chậu bưởi đã được 2,5 tháng tuổi, gia đình tranh thủ chăm sóc và dự kiến sẽ xuất bán đúng vào dịp Tết.
Quả bưởi căn tròn đang chờ xuất bán cho khách hàng chơi Tết
Dạo quanh vườn, ông Hiệp nói, toàn bộ chậu bưởi đang phát triển tốt, gia đình đã tạo thế xoay tròn nhiều nhánh, mỗi chậu có từ 5- 8 quả, thậm chí có những chậu mang 9 quả căng tròn đều, màu xanh mát mắt. Đây là điều kiện lý tưởng để người dân chọn lựa những chậu bưởi vừa ý để chơi Tết.
Dự kiến hơn 1,5 tháng nữa ông sẽ xuất bán các chậu bưởi trên với giá dao động tại vườn từ 1,5 - 2 triệu đồng/chậu.
Những chậu bưởi cảnh quả sai lúc lỉu, mọc sát mặt đất
Ông Lê Đình Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Thạnh cho biết, nghề trồng bưởi cảnh trước đây mang lại giá trị kinh tế cao, người dân thường trồng chủ yếu tại thôn Trường Thạnh, có khoảng 10 hộ trồng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt mưa bão nên số hộ trồng đã giảm, hiện chỉ còn khoảng 7 hộ trồng, mỗi hộ trồng từ 50 - 100 chậu và vụ này người dân đang trong giai đoạn tăng tốc chăm sóc để xuất bán bưởi cảnh Tết cho các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh...
Theo Danviet
2 thi thể trong vụ cháy gần Viện Nhi: Tình tiết mới Theo lời người dân sống gần hiện trường, người phụ nữ mua đồng nát khi dọn nhà cho ông Hiệp thì phát hiện có thi thể người trong đó. Liên quan đến thông tin phát hiện 2 thi thể tại hiện trường vụ cháy gần Bệnh viện Nhi Trung ương, tối ngày 21/9, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện đội tham...