TPHCM: Người dân huyện Cần Giờ chuẩn bị sẵn sàng đối phó bão số 9
Trước diễn biến của cơn bão số 9, suốt đêm 23/11 và rạng sáng 2411, tại huyện Cần Giờ, TP HCM người dân đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó bão số 9.
Trước cơn bão dự báo có sức gió rất mạnh và khả năng tàn phá lớn sẽ đổ bộ, ngay trong đêm chính quyền địa phương huyện Cần Giờ và cơ quan chức năng túc trực 24/24, liên tục phát loa truyền thanh cảnh báo bão đến từng hộ dân. Chính vì vậy, người dân Cần Giờ không thể chủ quan mà đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với cơn bão này.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, 55 tuổi, ở trung tâm huyện Cần Giờ cho biết: “Nghe đài, báo nói mức độ nguy hiểm của bão, tôi phải coi mình ứng phó như thế nào để yên tâm hơn. Tôi theo dõi sát sao tình hình và buộc lại nhà cửa cho chắc chắn”.
Huyện Cần Giờ họp khẩn trong đêm 23/11 để triển khai công tác di dời dân.
Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với các lực lượng chức năng chuẩn bị tổ chức di dời hơn 4.000 người dân đến nơi an toàn và hỗ trợ gia cố hơn 400 căn nhà. 6h sáng 24/11, người dân sẽ được đưa đến những nơi kiên cố để tránh trú bão. Riêng với xã đảo Thạnh An, lực lượng công an và quân sự đã tới hỗ trợ những người già yếu và đảm bảo công tác an ninh, trật tự cũng như ứng phó sự cố khi bão số 9 đổ bộ.
Lệnh cấm biển đã được huyện Cần Giờ thực hiện từ 13h ngày 23/11. Các tàu thuyền, đò ngang không được phép hoạt động, trừ phà Bình Khánh.
Video đang HOT
Ông Trương Tiến Triển cho biết: “Huyện đã thông tin và vận động cho các trường hợp, các hộ có người dân phải di dời do có thể ảnh hưởng bởi cơn bão…Mọi công tác chuẩn bị bắt đầu từ 6 giờ sáng 24/11 và tiến hành tổng lực đảm bảo sẽ hoàn thành công tác này trước 12 giờ ngày 24/11″.
Trong sáng nay (24/11), Đoàn công tác của Ủy ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Trung ương do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn sẽ đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại huyện Cần Giờ./.
Theo Tiến Dũng – Vinh Quang/VOV-TPHCM
Bão số 9 sắp đổ bộ, chiều và đêm mai TP HCM mưa rất to
Cơ quan dự báo vừa phát bản tin lúc 21 giờ tối 23-11 cho biết do ảnh hưởng của bão số 9, trong chiều và đêm 24-11, TP HCM có mưa rất to, phổ biến 200-250 mm và có khả năng dông, lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 6-7.
Vị trí và dự báo đường đi của bão số 9
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 19 giờ ngày 23-11, vị trí tâm bão số 9 ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc, 110,6 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 210 km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) khoảng 240 km, cách Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 310 km, cách Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 370 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 12.
Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 220 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 100 km.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km.
Đến 7 giờ sáng 24-11, vị trí tâm bão ở khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc, 109,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu và cách Phan Thiết 140 km, cách Vũng Tàu 230 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 200 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 80 km.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Đến 19 giờ ngày 24-11, vị trí tâm bão ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc, 108 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 180 km tính từ tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 9 đến 13 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 113 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu với cường độ mạnh cấp 7-8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 19 giờ ngày 25-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc, 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7.
Ở TP HCM, chiều và đêm 24-11 có mưa rất to (phổ biến 200-250 mm) và có khả năng dông, lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 6-7.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 9, ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa-Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 4-6 m, vùng gần bờ cao 3-5 m.
Từ trưa và chiều 24-11, trên đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh cấp 6-7 và nguy cơ dông mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ trong chiều 24-11.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 23-11 đến 26-11, các tỉnh, TP từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa rất to (300-500 mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to (100-200 mm/đợt).
Văn Duẩn
Theo nld.com.vn
Bão số 9 giật cấp 12 hướng thẳng vào bờ, TP.HCM sơ tán hơn 4.000 dân Để tránh cơn bão số 9 đang giật cấp 12 hướng thẳng vào bờ, trong sáng mai huyện Cần Giờ, TP.HCM sẽ di dời hơn 4.000 người dân ở những vị trí xung yếu. Hướng di chuyển của bão số 9 (nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) Tối 23/11, ông Trương Tiến Triết, Phó chủ tịch UBND huyện...