TPHCM: Người dân đau xót vì đơn vị cấp nước phá nát đường trăm tỷ đồng
Cử tri huyện Hóc Môn cho biết, nhà nước đã rót hàng trăm tỷ đồng để làm đường nông thôn mới rất đẹp. Thế nhưng, đơn vị cấp nước đã phá nát con đường, khi cứ vài mét là cắt ngang đường để đấu nối đường ống. Đau xót trước cảnh con đường bị tàn phá nên người dân quyết xài nước giếng mà không dùng nước máy.
Chiều 5/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Văn Thị Bạch Tuyết và Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Trần Anh Tuấn đã có buổi tiếp xúc cử tri ở huyện Hóc Môn (TPHCM).
Nhìn đường bị phá nát mà lòng dân xót xa
Trong phần chất vấn, cử tri Nguyễn Văn Hùng (xã Xuân Thới Thượng) cho biết, TP có chính sách cấp nước sạch đến vùng nông thôn là hợp lòng dân. Nhưng khi nhìn Công ty Trung An thi công cấp nước mà “dân xót lắm, dân đau lắm”.
Theo ông Hùng, nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng về xã Xuân Thới Thượng làm đường nông thôn rất đẹp. Nhưng khi cấp nước Công ty trung An không lắp đặt ống nước hai bên đường để dẫn vào từng hộ dân mà lại dẫn một bên rồi đấu sang bên kia đường đã tàn phá con đường.
Cử tri Nguyễn Văn Hùng xót xa vì con đường bị tàn phá khi thi công hệ thống cấp nước
“Trung An viện dẫn lý do giới hạn kinh phí nên chỉ lắp một bên còn những hộ bên kia đường cứ 4 thước là cắt ngang đường mà chúng tôi nhìn thấy xót quá. Người dân tổ 16,17 chúng tôi thấy xót quá nên quyết định xài nước giếng mà kiên quyết không cho công ty Trung An cấp nước mà tàn phá đường”, cử tri Hùng nói.
Ông Hùng cho biết tinh thần bảo vệ tài sản quốc gia của người dân rất tốt và kiến nghị: “Bí thư Đinh La Thăng nghiên cứu thế nào chứ sau này phát sinh thêm các hộ khác và cứ cắt đường cấp nước như vậy thì con đường lại bị tàn phá thì uổng quá”.
Trước bức xúc của cử tri, Bí thư Thăng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Huỳnh Văn Hồng Ngọc giải trình. Ông Ngọc cho biết: “Việc Công ty Trung An cứ 4m cắt ngang đường thì UBND huyện cũng làm việc định kỳ. Người dân cũng phản ánh việc cắt đường và tái lập mặt đường. Huyện sẽ đeo bám và đề nghị Trung An tái lập mặt đường đảm bảo đi lại và mỹ quan đô thị”.
Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Huỳnh Văn Hồng Ngọc
Video đang HOT
Nghe đến đây, Bí thư Thăng cắt lời: “Không đề nghị gì cả, phải kiểm tra lại quá trình thiết kế, thi công đúng chưa? Ai phê duyệt? Nếu tổ chức thiết kế, thi công chưa phù hợp thì phải thiết kế lại, phê duyệt lại. Còn nếu thiết kế đúng mà thi công sai thì phải phạt theo quy định. Nếu phạt nhiều lần mà vẫn vi phạm thì mời nhà thầu khác vào thi công. Cần gì đề nghị vì đây là trách nhiệm quản lý nhà nước”. Ông Ngọc tỏ ra lúng túng và đáp: “Dạ!”.
Mòn mỏi chờ nâng cấp, mở rộng đường
Cũng liên quan đến vấn đề đường giao thông, cử tri Nguyễn Văn Toàn (xã Xuân Thới Thượng) kiến TP sớm sửa chữa đường Phan Văn Hớn.
“Hiện nay con đường đã xuống cấp trầm trọng, tai nạn thường xuyên xảy ra. Đường này cũng trở thành điểm đen tai nạn giao thông. Trước có nghe ông Tám (Phó Giám đốc Sở GTVT TP – PV) trả lời vấn đề mở đường song hành và nâng cấp đường Phan Văn Hớn. Nhưng người dân chờ hoài mà chưa thấy làm. Nhiều người không dám ra đường vì sợ tai nạn. Chúng tôi nói với nhau rằng: Con đường dài nhất là từ lời nói đến hành động”, ông Toàn bức xúc.
Trong khi đó, cử tri Trần Văn Quang (xã Xuân Thới Đông) kiến nghị tuyến đường Trần Văn Mười chưa có hệ thống thoát nước nên mưa là gây ngập lụt, làm ảnh hưởng giao thông đi lại. “Nghe thông tin đến 2019 mới thi công. Nhưng gần đây mưa to liên tục khiến đường xuống cấp trầm trọng. Tôi kiến nghị tổ đại biểu quốc hội, lãnh đạo TP xem xét, thi công con đường cho người dân đi lại. Nếu không mở đường thì làm hệ thống thoát nước cho dân nhờ”, ông Quang kiến nghị.
Trước phản ánh của cử tri, ông Trần Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở GTVT TP cho biết, huyện Hóc Môn có quá trình đô thị hóa nhanh. Phần lớn tuyến đường thiếu hệ thống thoát nước, kể cả vỉa hè.
“Tình trạng giảm ngập chưa đáp ứng được yêu cầu của bà con và Sở cũng đã nhìn thấy. Từ nay đến 2020, đầu tư giao thông trên địa bàn TP là 365.000 tỷ đồng, trong khi ngân sách TP chỉ đáp ứng được 30% còn lại là kêu gọi đầu tư. Huyện Hóc Môn có 10 dự án giao thông và ngân sách đầu tư 6.000 tỷ đồng, phương thức kêu gọi đầu tư trên 12.000 tỷ đồng. Quy hoạch đã có, chương trình đầu tư đã có và Sở đang quyết tâm thực hiện”, ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, đường Trần Văn Mười đã có chủ trương đầu tư công vào giai đoạn 2018-2020. Trước mắt, TP đã giao Trung tâm điều hành chương trình chống ngập triển khi dự án giảm ngập cho tuyến đường này. Riêng đường Phan Văn Hớn, nếu mở rộng thì tốn kinh phí rất lớn 1.680 tỷ đồng.
“Trước mắt là tiến hành kêu gọi đầu tư đường song hành với đường Phan Văn Hớn và kết hợp khai thác quỹ đất để có thêm tiền để chỉnh trang, nâng cấp đường Phan Văn Hớn. Với tinh thần đó, nếu đường song hành được triển khai thì đường Phan Văn Hớn chỉ duy tu và bổ sung hệ thống thoát nước”, ông Lâm cho biết.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng cho biết một số công trình hạ tầng giao thông và chống ngập cần có vốn và thời gian triển khai
Tuy nhiên, Bí thư Thăng chưa hài lòng với câu trả lời trên. “Phải nói cụ thể là làm thời gian nào? Khoảng thời gian nào? Chứ không thể lần nào cũng hứa”, ông Thăng gay gắt.
Ông Lâm cho biết, hiện nay lộ giới đường Phan Văn Hớn chỉ là 4m. Nếu mở rộng một lúc thì kinh phí rất lớn nên trước mắt chỉ chỉnh trang. TP sẽ kêu gọi đầu tư và triển khai trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Quốc Anh
Theo Dantri
Gần 1.400 ô tô, xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa "lịch sử"
Trong đêm 26 và sáng 27/9, lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM đã có mặt tại 44 điểm ngập úng để thực hiện việc bơm hút nước, ứng cứu hơn 100 phương tiện ô tô và gần 1.300 xe gắn máy bị nước nhấn chìm.
Chiều 27/9, Cảnh sát PCCC TPHCM đã có thông tin đánh giá sơ bộ về công tác ứng cứu sau cơn mưa gây ngập lịch sử ở TPHCM vào chiều tối 26/9.
Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết, ngay khi nhận tin báo về các điểm ngập cần ứng cứu, lực lượng Cảnh sát chữa cháy đã điều động 63 lượt xe cùng 381 cán bộ chiến sĩ và 70 máy bơm tham gia cứu hộ (hút nước chống ngập) tại 44 điểm xảy ra trên địa bàn thành phố.
Nhiều tuyến đường bị ngập sâu sau mưa lớn chiều 26/9
Các điểm ngập chủ yếu tập trung ở quận 7, Phú Nhuận, Thủ Đức, Tân Bình, quận 11....Trong đó có 21 điểm ngập úng tại tầng hầm các tòa nhà, cao ốc. Riêng nhà dân là 22 điểm, hầm chui 1 điểm.
Về thiệt hại, không có người chết và bị thương. Về tài sản, đánh giá sơ bộ có 114 xe ô tô, 1.228 xe máy bị ngập nước đã được lực lượng chức năng tiến hành bơm nước để cứu kịp thời.
Đến chiều 27/9, Cảnh sát PCCC thành phố vẫn tiếp tục hút nước để chống ngập tại 2 điểm là bãi xe trên đường Nguyễn Siêu (phường Bến Nghé, quận 1) và trường Cao đẳng Giao thông vận tải (quận Tân Phú).
Khó khăn trong công tác cứu hộ là do trời mưa lớn, ngập nhiều nơi, trên khắp các tuyến đường đều bị tình trạng kẹt xe nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường.
Liên quan đến trận mưa ngập,Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cũng đã có những thống kê ban đầu về trận mưa lịch sử tối 26/9.
Hơn 1.200 xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa ngập lịch sử
Cụ thể, số liệu cho thấy trời bắt đầu mưa lúc 16h45 và mở rộng khắp TP trong 1 tiếng 30 phút với vũ lượng phổ biến từ 101mm - 204,3mm, làm ngập 59 tuyến đường với chiều sâu ngập từ 10cm đến 50cm, diện tích ngập từ 100m2 đến 30.000m2.
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho rằng, đây là trận mưa cực đoan, lớn nhất từ đầu năm, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay. Theo đó, đối với tuyến cống cấp 2 vũ lượng mưa trong 1h30' ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là 137,7mm. Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa bắt đầu từ 16h30 đến 17h50, vũ lượng đạt 170,3mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) do vậy đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30cm, tuy nhiên khoảng 1h sau đó nước đã rút hết.
Lực lượng chữa cháy TPHCM có mặt bơm hút nước tại các điểm ngập
Đình Thảo
Theo Dantri
Nhiều bất cập trong thi công dự án nghìn tỷ cải thiện môi trường nước Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ và hệ thống thoát nước thải kém hiệu quả, TP Huế đã triển khai dự án "Cải thiện môi trường nước" với tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ. Tuy nhiên, việc thi công dự án đang tồn tại nhiều bất cập khiến...