TP.HCM: Người bị oan sai đòi bồi thường 99 tỷ đồng
Ông Chu Quang Hưng đã được cơ quan chức năng TP.HCM công khai xin lỗi vì bị oan sai. Qua đó, ông Hưng yêu cầu bồi thường 99 tỷ đồng thiệt hại vật chất và tinh thần.
Hôm nay (19.4), VKSND TP.HCM tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Chu Quang Hưng (72 tuổi, quận 5, TP.HCM). Tuy nhiên, VKS xin lỗi nhưng không công khai tiền bồi thường khiến ông Hưng bức xúc.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 1995, xuất phát từ một vụ việc dân sự tranh chấp về việc mua bán nhà, ông Hưng bị VKSND TP.HCM ban hành cáo trạng truy tố ông Hưng về hai tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản..
Ông Hưng bị bắt và tạm giam 13 tháng. Đến năm 2005, VKSND TP.HCM ban hành các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, xác định hành vi của ông Hưng không cấu thành tội phạm. Ông Hưng được cơ quan chức năng TP.HCM xác định bị oan sai từ thời điểm bị bắt đến nay đã gần 24 năm.
Tại buổi xin lỗi, ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Viên trưởng VKSND TP.HCM phát biểu: “Ông Hưng bị khởi tố oan, bị tạm giam 390 ngày và phải mang thân phận bị can gần 10 năm, việc oan sai của ông Hưng là do sai phạm chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng của VKSND TP, chậm ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án…
Ông Hưng không bằng lòng với việc xin lỗi của VKSND TP.HCM vì đã không nói rõ vấn đề bồi thường cũng như số tiền bồi thường.
Được sự đồng ý của ông, VKSND TP.HCM tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với ông, mặc dù việc xin lỗi là muộn màng và không thể bù đắp những thiệt hại mà ông và gia đình phải gánh chịu. Thay mặt VKSND TP.HCM tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành, mong ông và gia đình chấp nhận lời xin lỗi. VKSND TP.HCM tiếp tục thực hiện theo yêu cầu của ông về việc đăng báo lời xin lỗi, cải chính, tiến hành các thủ tục bồi thường thiệt hại cho ông sau lời xin lỗi này.
Đại diện VKS xem vụ việc của ông là bài học kinh nghiệm cho toàn thể cán bộ, công chức trong ngành kiểm sát và rút kinh nghiệm đảm bảo trong việc phòng chống oan sai, thực hiện chức năng công tố trong hoạt động tố tụng hình sự và mong rằng lời xin lỗi này góp phần xoa dịu nỗi đau mà ông đã gánh chịu và mong ông chấp nhận lời xin lỗi”.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi xin lỗi, ông Chu Quang Hưng nêu: “VKSND đã xin lỗi tôi ba lần nhưng xin lỗi suông, tôi không biết nói như thế nào nữa, đặt một cái vết nhơ cho gia đình tôi, VKSND cứ xin lỗi hoài, tôi đã nộp đơn yêu cầu bồi thường…”.
Trả lời ông Hưng về vấn đề bồi thường, đại diện VKSND TP.HCM cho biết: VKS tổ chức xin lỗi công khai trước, sẽ thương lượng với ông Hưng sau về tiền bồi thường. Lý do còn liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau.
Ông Hưng không bằng lòng với việc xin lỗi của VKSND TP.HCM vì đã không nói rõ vấn đề bồi thường cũng như số tiền bồi thường.
Được biết, số tiền ông Hưng yêu cầu bồi thường là 99 tỷ đồng thiệt hại vật chất và tinh thần.
Theo Danviet
Nhậu xong đi tè 'dính' tội cướp, 3 thanh niên được bồi thường gần 1 tỉ
Sau hơn 1 năm bị bắt giam và truy tố về tội "Cướp tài sản", 3 thanh niên miền Tây được tuyên vô tội và nhận bồi thường gần 1 tỉ đồng.
Hôm nay, Viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh (TP.HCM) thay mặt cơ quan làm oan chi trả tiền bồi thường cho 3 người bị hàm oan là anh Trần Văn Uống (28 tuổi), Khưu Khánh Sỹ (35 tuổi) và Ong Văn Sệt (26 tuổi) cùng ngụ xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Trước đó, ngày 11/4, ông Võ Gia Bình, Phó viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh (TP.HCM) đến UBND xã Hòa Đông để xin lỗi 3 thanh niên bị truy tố và kết án oan.
Tháng 6/2018, VKSND huyện Bình Chánh và 3 người bị oan thỏa thuận về số tiền bồi thường oan là 820 triệu đồng để chi trả cho các khoản thiệt hại tinh thần, thu nhập bị mất và chi phí luật sư cho những ngày bị tạm giam và mang thân phận bị can, bị cáo.
3 thanh niên bị truy tố oan được VKSND huyện Bình Chánh chi trả gần 1 tỉ đồng
Sau đó, VKSND huyện Bình Chánh gửi hồ sơ yêu cầu lên VKSND Tối cao. Đến ngày 20/11/2018, VKSND Tối cao thẩm định xong và có văn bản gửi hồ sơ qua Bộ Tài chính đề nghị cấp kinh phí cho VKSND huyện Bình Chánh chi trả tiền bồi thường cho người bị oan.
Do nuôi tôm bị thua lỗ nên anh Uống, Sỹ và Sệt rủ nhau lên TP.HCM làm thuê. Đêm ngày 5/2/2012, cả ba người và đồng nghiệp Trần Văn Đen cùng nhậu tại nơi làm việc là nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
Nhậu xong, cả nhóm ra đường hóng mát và đi vệ sinh. Một lúc sau, Sỹ ra để gọi hai người bạn vào cho ra lò mẻ thức ăn mới thì thấy một đám người khá đông chạy xe máy vụt qua. Sau đó, bất ngờ cả 3 người bị bắt lên Công an xã.
Theo anh Uống kể lại, sau khi bị đưa lên Công an, 3 anh được yêu cầu ghi theo tấm giấy được viết sẵn rồi cho về, sau đó họ không được thả mà còn bị đánh bằng cây ba trắc vào tay, chân.
Năm ngày sau, ngày 10/12/2012, Công an huyện Bình Chánh khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra hành vi "Cướp tài sản" đối với Uống và Sỹ.
Tháng 7/2014, TAND huyện Bình Chánh tuyên 2 bị cáo trên mỗi người 1 năm, 7 tháng, 9 ngày tù vì tội "Cướp tài sản" (bằng thời gian tạm giam), cả hai anh làm đơn kháng cáo kêu oan. Sau đó, TAND TP xử phúc thẩm và tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra lại.
Khi điều tra lại, Công an huyện Bình Chánh tiếp tục bắt tạm giam Sệt và sau đó cả 3 cùng bị truy tố về tội "Cướp tài sản".
Theo cáo trạng lần hai, khoảng 22h30 ngày 5/12/2012, trong lúc nhậu Uống rủ Sỹ, Sệt và Đen ra đường Trần Đại Nghĩa chặn xe để xin tiền mua bia nhậu tiếp. Đen và Sỹ đồng ý, Sệt không nói gì nhưng đi theo.
Ra khỏi cổng cơ sở mà họ làm việc, Uống và Đen nhặt một khúc tầm vông 60 - 65 cm, rồi đi về hướng khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Một lúc sau, Đen đi qua bên kia đường.
Đi thêm một đoạn, cả nhóm thấy anh Phan Thanh Quyền chạy xe máy chở một phụ nữ. Uống được cho là cầm cây tầm vông tiến ra đường, giơ cây định đánh nhưng anh Quyền phát hiện, quay đầu xe chạy ngược lại. Uống ném khúc cây về phía anh Quyền nhưng không trúng; nạn nhân đến chốt dân phòng khu công nghiệp trình báo. Uống và Sỹ sau đó bị bắt, công an xã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Ngày 17/3/2016, TAND huyện Bình Chánh đưa vụ án ra xét xử (lần 2) nhưng hoãn vì vắng Sỹ và bị hại Quyền. Tháng 5/2016, Sệt được VKSND Bình Chánh thả ra sau 15 tháng tạm giam.
Cuối năm 2016, VKSND huyện Bình Chánh đình chỉ vụ án và đình chỉ điều tra đối với 3 thanh niên. Theo cơ quan công tố, trong quá trình điều tra, Uống và Sỹ thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội, người bị hại khai không thống nhất, không thu giữ được vật chứng của vụ án, không có nhân chứng. Từ đó, VKSND huyện Bình Chánh không đủ chứng cứ cáo buộc Uống, Sệt và Sỹ phạm tội "Cướp tài sản".
Liên quan vụ việc, người trực tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án là kiểm sát viên Mai Hoàn Đông bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền. Thẩm phán TAND huyện Bình Chánh là ông Nguyễn Văn Quý (chủ tọa phiên tòa năm 2014) bị cảnh cáo về mặt Đảng.
Đoàn Nga
Theo vietnamnet
Xét xử bồi thường oan sai: Nguyên đơn khóc nghẹn trước tòa Bước vào phiên tòa với tâm tưởng về một bản án công minh, đồng thời bảo vệ sự trong sáng của pháp luật. Thế nhưng, khi phiên tòa khép lại, ông Dương Văn Hòa chỉ còn biết khóc nghẹn với bản án được tuyên. Nguyên đơn, ông Dương Văn Hòa trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Dân sự bồi thường...