TPHCM nghiên cứu phương án di dời cơ sở dễ cháy nổ
UBND TP yêu cầu Cảnh sát PCCC TP phối hợp với các sở – ngành liên quan nghiên cứu giải pháp di dời hoặc cải tạo các cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và điều kiện thoát nạn như chợ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến hóa chất…
Mới đây, UBND TP đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Vụ nổ tại công ty Đặng Huỳnh (phường Thới An, quận 12) khiến 3 người thiệt mạng và hơn 150 ngôi nhà bị hư hỏng, trong đó có 7 căn bị phá hủy hoàn toàn (ảnh Đình Thảo)
Theo đó, UBND TP yêu cầu Cảnh sát PCCC TP chủ trì, phối hợp với một số sở ngành liên quan tham mưu cho UBND TP rà soát lập danh sách, nghiên cứu các giải pháp, phương án di dời hoặc cải tạo các cơ sở không đảm bảo an toàn về PCCC và điều kiện thoát nạn. Đặc biệt chú ý các công trình công cộng tập trung đông người; chợ; nhà cao tầng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến hóa chất, hàng hóa dễ cháy nổ…
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng thành thạo trang thiết bị chữa cháy hiện đại.
Công an thành phố được yêu cầu chủ trì, phối hợp với Cảnh sát PCCC TP tăng cường quản lý về an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để đảm bảo có có vành đai an toàn, khoảng cách an toàn với khu vực dân cư và công trình lân cận.
Video đang HOT
UBND TP cũng yêu cầu Sở Xây dựng, Sở GTVT, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV tổ chức đảm bảo giao thông, các dự án về cấp nước chữa cháy đô thị, thực hiện rà soát, lắp đặt các trụ nước chữa cháy để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, Sở Xây dựng phối hợp với Cảnh sát PCCC TP tổ chức kiểm tra, rà soát công trình cao tầng để hướng dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn phù hợp với quy định hiện hành.
Theo báo cáo của Cảnh sát PCCC TP trong năm 2014, trên địa bàn thành phố xảy ra 295 vụ cháy khiến 18 người tử vong và 20 người bị thương; xảy ra 6 vụ nổ làm chết 8 người và bị thương 7 người. Một trong những nguyên nhân gây cháy nổ là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Nhiều vụ cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Điển hình như vụ nổ hóa chất xảy ra tại công ty Đặng Huỳnh (phường Thới An, quận 12) vào ngày 17/10/2014, làm 3 người chết, 4 người bị thương và hơn 150 căn nhà hư hỏng.
Tương tự, vụ cháy tại cửa hàng kinh doanh thiết bị, phụ kiện, hóa chất làm tóc tại 416 đường Nguyễn Trãi, quận 5 vào ngày 16/9/2014, khiến 7 người chết; căn nhà bị cùng hàng hóa bị thiêu rụi hoàn toàn.
Hay như vụ nổ hóa chất vào ngày 11/1/2014 tại ngôi nhà trong hẻm 342 đường Lý Thường Kiệt quận 10 đã làm 4 người thiệt mạng. Mà theo nhận định của cơ quan chức năng là do pha chế thuốc nổ trong phòng trọ.
Theo Sở Công thương TPHCM, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 640 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong đó có 400 cơ sở kinh doanh, sản xuất hóa chất công nghiệp; 130 cơ sở kinh doanh hóa chất y tế… Điều đáng lo ngại là rất nhiều cơ sở kinh doanh hóa chất nằm xen kẽ trong khu dân cư, nổi bật là cửa hàng bán hóa chất gần chợ Kim Biên (quận 5).
Quốc Anh
Theo Dantri
TPHCM chi hơn 73.000 tỷ đồng đầu tư công trong 5 năm tới
TPHCM sẽ chi 73.124 tỷ đồng tiền ngân sách cho đầu tư công trung hạn 5 năm tới, từ 2016 - 2020. Bên cạnh đó, TP dự kiến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho 5 năm tới là gần 52.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm từ 2016 - 2020 của UBND TP, bên cạnh hai nguồn vốn nêu trên, TPHCM dự kiến huy động vốn bằng hình thức đối tác công tư (PPP) là hơn 105.000 tỷ đồng.
Nhiều dự án về giao thông quan trọng được đưa vào sử dụng góp phần thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội TPHCM (trong ảnh: đường Phạm Văn Đồng)
Theo UBND TP, trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công 5 năm tới, dự kiến dự phòng khoảng 15% để xử lý các biến cố do trượt giá, đầu tư các dự án khẩn cấp, các vấn đề phát sinh theo quy định của Luật Đầu tư công trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn vào từng năm cụ thể. Từ năm 2016 trở đi, các cấp, các ngành phải quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, không để phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn 5 năm từ 2011 - 2015, tổng chi đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố là hơn 98.700 tỷ đồng; vốn ODA đã được giải ngân ước đạt hơn 26.000 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, số vốn trái phiếu Chính phủ đã giao cho TPHCM là 962,5 tỷ đồng, ước giải ngân đến hết ngày 31//12/2015 là 962,5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đã giao.
Theo đánh giá của UBND TP, việc đầu tư vốn ngân sách thành phố đã góp phần đáng kể trong việc xây mới cũng như cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và xã hội đang ngày càng xuống cấp của thành phố. Tất cả các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đều đáp ứng được mục tiêu và hiệu quả đầu tư, nhất là các công trình giao thông, thoát nước đô thị, giáo dục, y tế... Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tích cực, giải quyết được các nhu cầu về dân sinh, xã hội.
Một số dự án quan trọng được đưa vào khai thác, sử dụng như tuyến đường Võ Văn Kiệt, đường hầm sông Sài Gòn, Mai Chí Thọ, đường Hoàng Sa, Trường Sa gắn liền với cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm, đường Phạm Văn Đồng (tuyến Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài), cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây,...
Bên cạnh đó UNBD TP cũng nhìn nhận, trong điều kiện nhu cầu vốn đầu tư hàng năm của các đơn vị rất lớn (khoảng 40.000 tỷ đồng), tuy nhiên khả năng cân đối ngân sách thành phố chi đầu tư phát triển còn hạn chế, chỉ đáp ứng khoảng 20.000 tỷ đồng/năm. Do đó, việc đầu tư cho các dự án, công trình còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các đơn vị triển khai thực hiện.
Để đảm bảo nguồn đầu tư công 5 năm tới, một số giải pháp được TPHCM thực hiện là bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thu tiền sử dụng đất đối với các địa chỉ nhà đất do thành phố quản lý; rà soát thu tiền sử dụng đất đối với các dự án đã được giao đất, đã triển khai đầu tư nhưng chưa đóng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Rà soát lại quỹ nhà tái định cư còn tồn xem xét cân đối thực hiện điều chuyển hoặc chuyển nhượng bán thu hồi các khoản tạm ứng trả ngân sách; tăng cường vận động thu hút thêm nguồn vốn ODA; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các công trình, dự án phục vụ dân sinh - xã hội...
Quốc Anh
Theo Dantri
Chân dung ông Huỳnh Đức Thơ - tân chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Đà Nẵng (Khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016) tiến hành kỳ họp thứ 12 (bất thường) thực hiện công tác tổ chức nhân sự sáng 26/1/2015. Tại kỳ họp, 46/46 đại biểu HĐND TP Đà Nẵng nhất trí bầu đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, khóa VIII,...