TP.HCM nghiên cứu chuyển đổi phương tiện, cấm xe 3, 4 bánh lưu thông
UBND TP.HCM nghiên cứu chuyển đổi phương tiện và cấm lưu thông đối với các loại xe thô sơ 3, 4 bánh tự chế vào khu vực trung tâm…
Hàng nghìn chiếc xe ba bánh tự chế vẫn lưu thông trên đường dù TP.HCM đã cấm 10 năm nay. Ảnh: Đỗ Loan
Sáng 3/3, UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành, quận huyện liên quan về đề án chuyển đổi đối với các loại phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế và xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ trên địa bàn TP.
Theo đó, UBND TP giao Sở GTVT phối hợp với Sở Công thương, Công an TP các đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tham mưu TP thực hiện đề án chuyển đổi phương tiện và cấm lưu thông đối với các loại xe thô sơ 3, 4 bánh tự chế vào khu vực trung tâm, đảm bảo phù hợp với điều kiện đô thị đặc thù của TP.
Đồng thời, phối hợp với Sở Công thương đánh giá chất lượng thực tế và tình hình quản lý, sử dụng loại phương tiện chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (xe “50TĐ”) trên địa bàn TP. Từ đó, xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền quy định hạn chế sản xuất và tiến tới ngừng sản xuất loại phương tiện này. Trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất thì phải nâng cao tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, đảm bảo tương đương với xe ô tô chở hàng các loại. Trước mắt, khẩn trương tham mưu UBND TP đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về niên hạn sử dụng đối với loại phương tiện này (xe “50TĐ”).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, UBND TP giao Công an TP chủ trì, phối hợp với Sở GTVT xử lý nghiêm các vi phạm ATGT, kiểm định chất lượng phương tiện và bảo vệ môi trường của các loại phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông.
Cùng với đó, UBND TP giao các quận, huyện tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở sửa chữa, đóng mới các loại phương tiện cơ giới (trong đó có xe 3, 4 bánh tự chế, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) trái quy định. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở này không tự ý thay đổi hệ thống máy móc; không cơi nới, thay đổi kết cấu thùng xe khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế.
UBND TP cũng giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động mưu sinh bằng phương tiện xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ có nhu cầu chuyển đổi nghề phù hợp với chính sách hỗ trợ cho người nghèo của TP.
Ngoài ra, Ban ATGT TP được giao chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở GTVT, Công an TP, UBND các quận, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định không sử dụng các loại phương tiện không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (xe 3, 4 bánh tự chế, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ có giấy chứng nhận kiểm định hết thời hạn lưu hành,…); cũng như vận động các cơ sở kinh doanh ( vật liệu xây dựng, thu mua phế liệu, kinh doanh nước đá, cây kiểng,…), các hộ sản xuất nông nghiệp,… không trang bị phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế cho người lao động.
Theo GTVT
Tp Hồ Chí Minh sắp khai tử xe tự chế
UBND Tp.HCM đã thể hiện sự quyết liệt khi có nhiều văn bản kiến nghị lên Trung ương cũng như chỉ đạo các ban ngành để "khai tử" loại phương tiện này.
Xe tự chế, không đảm bảo an toàn kỹ thuật đang là mối lo ngại của nhiều người dân
Ngày 27/2 UBND. Tp HCM đã giao Sở GTVT tham mưu thực hiện đề án chuyển đổi phương tiện và cấm lưu thông đối với các loại xe thô sơ 3, 4 bánh tự chế vào khu vực trung tâm, đảm bảo phù hợp với điều kiện đô thị đặc thù của Thành phố. Đồng thời đánh giá chất lượng thực tế và tình hình quản lý, sử dụng loại phương tiện chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (xe "50TĐ") trên địa bàn Thành phố.
Sở GTVT có nhiệm vụ đề xuất cấp có thẩm quyền quy định hạn chế sản xuất và tiến tới ngừng sản xuất loại phương tiện này. Trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất thì phải nâng cao tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, đảm bảo tương đương với xe ô tô chở hàng các loại. Trước mắt, UBND TP sẽ kiến nghị Trung ương ban hành quy định về niên hạn sử dụng đối với loại phương tiện này (xe "50TĐ").
Trong khi đó, Công an Thành phố được giao tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông, kiểm định chất lượng phương tiện và bảo vệ môi trường của các loại phương tiện này khi tham gia giao thông trên địa bàn.
UBND các quận-huyện cần tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở sửa chữa, đóng mới các loại phương tiện cơ giới (trong đó có xe 3, 4 bánh tự chế, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) trái quy định; yêu cầu các cơ sở này không tự ý thay đổi hệ thống máy móc, không cơi nới, thay đổi kết cấu thùng xe khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động mưu sinh bằng phương tiện xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ có nhu cầu chuyển đổi nghề phù hợp với chính sách hỗ trợ cho người nghèo của Thành phố.
Ngoài ra, Ban An toàn giao thông Thành phố cũng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định không sử dụng các loại phương tiện không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (xe 3, 4 bánh tự chế, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ có giấy chứng nhận kiểm định hết thời hạn lưu hành,...). Đặc biệt cần tăng cường vận động các cơ sở kinh doanh (vật liệu xây dựng, thu mua phế liệu, kinh doanh nước đá, cây kiểng,...), các hộ sản xuất nông nghiệp,... không trang bị phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế cho người lao động.
MỸ LỆ
Theo GTVT
Phát triển đồng bộ thông tin và truyền thông Năm 2019 đã đi qua - một năm Thanh Hóa đạt được những thành tựu to lớn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GRDP đạt 17,15%, là năm có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên; vai trò vị thế Thanh Hóa được...