TP.HCM: Ngày 2/9, du khách đổ xô tới phố lồng đèn
Cơn mưa chiều 2/9 không ngăn được dòng người đông đảo đổ về phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học (quận 5, TP.HCM) để mua sắm và chụp hình lưu niệm.
Càng đến gần Rằm Trung thu, phố lồng đèn càng nhộn nhịp và rực rỡ ánh đèn lồng.
Phố lồng đèn có khoảng 100 hộ kinh doanh các mặt hàng lồng đèn với nhiều mẫu mã bắt mắt và màu sắc đa dạng.
Sau rằm tháng 7, phố lồng đèn bắt đầu nhộn nhịp và rực rỡ ánh đèn lồng mỗi tối. Càng đến gần rằm Trung thu, con phố lại càng đông hơn.
Còn hơn 10 ngày nữa là tới Rằm Trung thu, do chưa đông đúc nên xe cộ vẫn có thể chạy vào con hẻm chính của phố lồng đèn.
Các cửa hàng tại đây mở cửa từ sáng đến tối muộn. Du khách đến tham quan có thể gửi xe ở các tuyến đường xung quanh hoặc ngay trên đường Lương Nhữ Học với giá 15.000 – 20.000 đồng/chiếc rồi đi bộ.
Video đang HOT
Càng về tối, khách càng đông, lực lượng chức năng phải phải chặn xe hai đầu phố, chỉ để cho người đi bộ ra vào.
Chị Thu Thảo (huyện Bình Chánh) kể, đây là lần đầu tiên chị đến với phố lồng đèn. Con phố không lớn nhưng ngay lúc mới bước chân vào chị đã thấy choáng ngợp vì màu sắc và vẻ nhộn nhịp nơi này.
“Nhiều người trang điểm thật đẹp, nhờ bạn đem máy hình thật xịn đến chụp để lưu lại không khí Trung thu. Mình lớn tuổi rồi mà còn háo hức chụp hình cho vui chứ nói gì đến các bạn trẻ, em bé”, chị Thảo nói.
Lồng đèn với nhiều mẫu mã bắt mắt và màu sắc đa dạng.
Dù chưa tới Trung thu nhưng phố lồng đèn vẫn là điểm đến thu hút nhiều du khách đi chơi ngày lễ 2/9.
Lồng đèn truyền thống phủ giấy màu hay phủ giấy bóng kính được nhiều khách hàng lựa chọn ở phố Lương Nhữ Học.
Anh Hải Ân, một chủ sạp cho biết, đa số khách chỉ đi lượn phố để xem và chụp hình.
“Nhiều khi họ chen lấn chụp hình, quay phim, mình không còn chỗ để bán hàng. Nhưng đông vui vậy mới ra đặc trưng phố lồng đèn vì mỗi năm chỉ có một mùa này thôi”, anh Ân cười.
Nhiều bạn trẻ tranh thủ đến phố lồng đèn trước đêm Trung thu để chụp lại những tấm hình lưu niệm.
Trời càng về tối, du khách đổ về càng đông. Không khó để bắt gặp các nhóm bạn trẻ với dàn máy chụp hình hiện đại trên tay.
Để chọn được chỗ chụp hình ưng ý nhiều khi phải đợi tới lượt vì khách rất đông.
Bạn trẻ Minh Tâm dừng tay máy tâm sự: “Nhiều khi mình chụp hình lâu quá cũng ngại, mọi người có thể gửi thêm ít phí thù lao cho chủ sạp. Mức này thì tùy ý, có khi 50.000 – 100.000 đồng mỗi giờ”, Tâm nói nhỏ.
Lưu giữ lại những khoảnh khắc kỷ niệm trên phố lồng đèn.
Theo Danviet
Thử trồng 200 gốc hồng không hạt, dư tiền sửa nhà, tậu cả đàn dê
Cuộc sống của người dân xã Bình Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có nhiều đổi thay từ trồng hồng không hạt. Hồng không hạt được khách hàng ưa chuộng, nhất là vào dịp Lễ hội Thành Tuyên, thương lái về tận nơi thu mua để bán cho khách du lịch.
Ông Ma Văn Tôn, Chủ tịch UBND xã cho biết, năm 2014, xã đưa cây hồng không hạt mắt ghép vào trồng thử nghiệm quy mô 10 ha. Giống hồng vẫn lấy từ các cây hồng cổ thụ sẵn có tại địa phương. Từ trồng hồng, nhiều hộ có cuộc sống khá hơn.
Ông Hứa Văn Hoạt, thôn Bản Khản chăm sóc hồng.
Gia đình ông Hứa Văn Hoạt, thôn Bản Khản trồng nhiều hồng nhất xã. Ông cho biết, đất của Bình Phú rất hợp với trồng cây hồng không hạt, bởi khí hậu mát mẻ, đất đá ong, hồng ở đây ít sâu bệnh, cây lớn nhanh và sai quả. Năm 2014, ông thử nghiệm trồng 400 cây hồng trên diện tích 1ha đất đồi, đến nay đã cho những lứa quả đầu tiên, chất lượng quả thơm, giòn rất đặc trưng. Năm nay ông dự kiến bán được khoảng 3 tấn hồng, thu được 50 triệu đồng.
Thấy được hiệu quả của cây hồng mang lại, nhiều hộ dân Bình Phú đã đưa cây hồng vào trồng. Toàn xã có 7/8 thôn trồng hồng với diện tích 50 ha, chủ yếu trồng trên đất đồi và đất soi bãi, nhiều nhất là thôn Nà Vài, Bản Lếch, Bản Khản.. mỗi thôn đều có trên 10ha. Thời điểm hồng chín vào đúng dịp Trung Thu, năm 2017, UBND huyện Chiêm Hóa đã đưa quả hồng không hạt Bình Phú giới thiệu tại Lễ hội Thành Tuyên và được khách hàng rất ưa chuộng.
Gia đình ông Triệu Văn Bản, thôn Bản Lếch có 200 cây hồng cho quả. Ông cho biết, trước đây gia đình thuộc diện hộ nghèo, đất ít, không canh tác. Từ trồng hồng, gia đình ông đã có thu nhập khá. Năm nay, ông dự kiến bán trên 2 tấn quả, hiện thương lái ở thành phố Tuyên Quang đã đến đặt mua để bán vào dịp Trung thu và lễ hội Thành Tuyên. Có vốn, ông cải tạo được nhà, mua thêm được đàn dê, kinh tế khấm khá lên nhiều.
Trồng hồng không hạt là hướng đi đúng, mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân. Tới đây, UBND xã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng nhãn hiệu hồng không hạt, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân.
Theo Lê Duy (Báo Tuyên Quang)
Lộ đường dây buôn lậu bánh trung thu Trung Quốc siêu lợi nhuận Nhập lậu bánh trung thu trứng chảy giá chỉ vài chục ngàn, về trong nước bán 150.000-250.000 đồng/hộp. Vì buôn bán siêu lợi nhuận, các đối tượng thường xuyên xé lẻ hàng vận chuyển, thay đổi điểm tập kết để qua mặt cơ quan chức năng. Chiều ngày 16/8, Đội 6 phòng PC05 phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 số...